Ca nhiễm nCoV Italy thấp nhất hơn 30 ngày
Italy ghi nhận thêm 2.667 ca nhiễm, mức tăng thấp nhất kể từ ngày 13/3, nâng tổng số người nhiễm lên 165.155.
Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 15/4 công bố thêm 578 ca tử vong, giảm so với 602 ca một ngày trước đó, nâng tổng số người chết lên 21.645. Italy là vùng dịch ghi nhận nhiều ca tử vong thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Nhân viên y tế kiểm tra một bệnh nhân ở Bologna ngày 15/4. AFP.
Trong khi số ca nhiễm mới đang giảm dần đều, số ca tử vong trong một ngày đã lơ lửng trong khoảng từ 525 đến 636 trong 11 ngày qua, ngoại trừ lần giảm mạnh xuống 431 vào ngày 12/4.
Với 165.155 ca nhiễm, Italy là vùng dịch lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Tây Ban Nha. 3.079 người đang được chăm sóc tích cực, đánh dấu ngày thứ 12 liên tiếp số liệu này giảm. 38.092 người bình phục, tăng 962 so với hôm trước.
Italy gia hạn phong tỏa toàn quốc đến 3/5, nhưng cho phép một số loại cửa hàng mở lại vào ngày 14/4, gồm hiệu sách, tiệm giặt là, cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng quần áo trẻ em. Các ngành khác được phép nối lại hoạt động bao gồm lâm nghiệp, chăm sóc và bảo tồn cảnh quan, công trình thủy lực, sản xuất máy tính, bán buôn sản phẩm giấy và bìa các tông.
Covid-19 xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh hổ, khiến hơn hai triệu người nhiễm, gần 131.000 người tử vong và khoảng 504.000 người bình phục.
Phương Vũ
Tổng thống Trump từng 10 lần từ chối lắng nghe cảnh báo COVID-19?
Báo chí Mỹ cho rằng, chính quyền Tổng thống Trump nhiều lần từ chối cảnh báo COVID-19, khiến nước này rơi vào tình trạng thảm họa.
Giọng điệu của Tổng thống Donald Trump về COVID-19 đã thay đổi đáng kể trong tháng 3, khi virus corona chủng mới lan rộng khắp 50 bang, khiến nước Mỹ phải tuyên bố tình trạng "thảm họa".
Theo phản ánh của Axios, The New York Times, The Washington Post, AP và một số phương tiện truyền thông Mỹ, chính quyền Trump đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm của SARS-CoV-2 tới sinh mạng người dân và nền kinh tế Mỹ.
Tổng thống Trump phớt lờ cảnh báo của các chuyên gia, trong đó có ông Fauci?
Dù vậy, Tổng thống Mỹ đã hành động không đủ nhanh. Ca nhiễm COVID-19 đầy tiên được xác định ở Mỹ là vào ngày 15/1. Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là "đại dịch toàn cầu". Và 2 ngày sau, Mỹ mới công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn đất nước.
Tổng thống Trump vẫn khẳng định chính quyền của ông đối phó với virus corona một cách nghiêm túc và nhận ra mối đe dọa từ sớm, khi hạn chế các chuyến bay từ Trung Quốc vào thời điểm đầu tháng 2 và thành lập lực lượng chống COVID-19 từ ngày 29/1.
Tuy nhiên, ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia, cho rằng nhiều sinh mạng có thể được cứu nếu chính quyền thực hiện các chỉ dẫn giãn cách xã hội từ sớm.
Video: Sau giấy vệ sinh, người Mỹ đổ xô mua thuốc nhuộm tóc
Tổng thống Trump đã 10 lần bỏ qua các cảnh báo như thế nào?
Lần đầu tiên chính quyền được cảnh báo về COVID-19 là vào ngày 18/1. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ dân sinh Alex Azard thông báo với Tổng thống Trump về mối đe doạ của COVID-10 trong một cuộc điện thoại, theo The New York Times.
Trump đưa ra những bình luận công khai đầu tiên về virus corona vào ngày 22/1 khi khẳng định ông không quan tâm đến đại dịch và " hoàn toàn kiểm soát được tình hình".
Ngày 27/1, cảnh báo thứ hai được đưa ra khi các trợ lý tại Nhà Trắng gặp gỡ Chánh văn phòng thời điểm đó là Mick Mulvaney để cố gắng khiến các quan chức cấp cao quan tâm hơn đến mối đe dọa nghiêm trọng từ SARS-CoV-2, theo The Washington Post.
COVID-19 đã lan rộng ra 50 bang của Mỹ.
Joe Grogan, người đứng đầu Hội đồng Chính sách đối nội của Nhà Trắng, cảnh báo có thể khả năng ứng phó với dịch bệnh có thể khiến Trump trả giá với cơ hội tái đắc cử.
Ngày 29/1, cố vấn kinh tế Peter Navarro cảnh báo Nhà Trắng trong một bản ghi nhớ gửi tới Hội đồng An ninh Quốc gia rằng COVID-19 có thể cướp đi hơn nửa triệu mạng sống của người Mỹ và gây thiệt hại kinh tế gần 6.000 tỷ USD.
Ngày 30/1, ông Azar cảnh báo Tổng thống Trump trong cuộc gọi tiếp theo rằng, COVID-19 có thể trở thành đại dịch và Trung Quốc nên bị chỉ trích vì sự thiếu minh bạch, theo The Times. Ông Trump đã bác bỏ Azar (với tư cách là người đưa ra cảnh báo đầu tiên) và từ chối ý tưởng chỉ trích Trung Quốc.
Cũng trong ngày 30/1, WHO tuyên bố virus corona là mối đe dọa khẩn cấp đến sức khỏe toàn cầu. WHO chỉ 5 lần thực hiện cảnh báo từ khi được trao quyền lực này vào năm 2005.
Video: Tổng thống Trump cảm ơn sự hỗ trợ của Việt Nam
Ngày 5/2, các Thượng nghị sĩ kêu gọi chính quyền trong một cuộc họp ngắn để hành động quyết liệt hơn trong cuộc chiến chống dịch, đồng thời đề nghị hỗ trợ các vấn đề tài chính trong trường hợp cần thiết, song chỉ nhận được cái lắc đầu.
Ngày 14/2, một bản ghi nhớ được soạn thảo bởi các quan chức y tế phối hợp với Hội đồng An ninh Quốc gia khuyến nghị sử dụng " các biện pháp kiểm dịch và cách ly", theo The Times.
Các quan chức lên kế hoạch trình bày với Tổng thống Trump bản ghi nhớ sau khi ông trở về từ Ấn Độ vào ngày 25/2, nhưng cuộc họp bị hủy bỏ.
Ngày 21/2, lần thứ 8 chính quyền Trump được cảnh báo về COVID-19. Lực lượng đặc nhiệm phòng chống COVID-19 của Nhà Trắng thực hiện cuộc tập trận giả để ngăn chặn đại dịch, đồng thời đưa ra kết luận rằng Mỹ cần thực hiện giãn cách xã hội, ngay cả khi điều này khiến nền kinh tế và cuộc sống của người Mỹ gián đoạn, theo The Times.
Ngày 23/2, Navarro lặp lại cảnh báo về COVID-19 trong một bản ghi nhớ khác gửi đến Tổng thống Mỹ, nhấn mạnh có thể 2 triệu người Mỹ sẽ chết vì SARS-CoV-2.
Tổng thống Trump từng so sánh COVID-19 với cúm mùa.
Ngày 25/2, Giám đốc Trung tâm Miễn dịch và Bệnh Hô hấp Quốc gia Nancy Messonnier cảnh báo công khai về mối đe dọa virus và nói rằng " chúng ta cần chuẩn bị cho sự gián đoạn đáng kể trong cuộc sống".
Theo The Times, Tổng thống Trump đã gọi cho Azar và bày tỏ sự tức giận khi cho rằng Messonnier đã khiến người dân sợ hãi theo cách không cần thiết và khiến thị trường chứng khoán lao dốc.
Gần 2 tháng sau lời cảnh báo thứ 10, Mỹ đã có 587.173 ca nhiễm, 23.644 người chết được xác nhận, con số nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Riêng số ca nhiễm ở bang New York đã nhiều hơn tất cả các nước châu Âu như Pháp, Italy, Tây Ban Nha hay Đức.
HỒNG NAM
Italy nới phong tỏa Một số cửa hàng và doanh nghiệp tại Italy được phép hoạt động trở lại từ hôm nay theo sắc lệnh do Thủ tướng Giuseppe Conte phê chuẩn. Những cửa hàng được phép mở cửa trở lại bao gồm hiệu sách, tiệm giặt là, cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng quần áo trẻ em. Tuy nhiên, một số khu vực quyết định...