Ca nhiễm Covid thứ 6 ở Đà Nẵng tiếp xúc với nhiều khách không đeo khẩu trang
Chiều nay, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý trường hợp bệnh nhân thứ 6 ở Đà Nẵng (là ca 135 của cả nước).
Theo đó, bệnh nhân tên T.N.T.M.(nữ, 27 tuổi, làm việc tại nhà hàng ăn tại TP Lund, Thụy Điển). Địa chỉ của bố mẹ ở đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP Hải Phòng.
Quá trình di chuyển, nhập cảnh của bệnh nhân như sau:
Ở Thụy Điển, bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với 1 người bạn tên Maria Kiistiansen (đang ở nước ngoài). Bệnh nhân hàng ngày di chuyển tàu từ Malmo đến Lund để làm việc tại nhà hàng ăn ở Lund, có tiếp xúc với nhiều người khách du lịch và người địa phương không đeo khẩu trang.
Ngày 19/3, bệnh nhân đi tàu từ Malmo Hyllie đến sân bay Copenhagen, Đan Mạch, chờ tại sân bay 8 tiếng và không giao tiếp với ai. Sau đó, bệnh nhân lên chuyến bay QR164 từ Copenhagen đến Doha (Qatar) ngồi ghế 46D, cùng hàng ghế với 1 người, sau đó đổi sang hàng bên cạnh ngồi một mình. Hàng ghế trên và dưới đều có 1 đến 2 người/hàng, bệnh nhân không giao tiếp với ai và đeo khẩu trang trên toàn chuyến bay.
Đà Nẵng đã có 6 ca nhiễm Covid-19
Ngày 20/3, bệnh nhân quá cảnh tại Doha 2 tiếng và lên chuyến bay QR 832 từ Doha đến Bangkok ( Thái Lan) ngồi ghế 39A, ngồi 1 mình/hàng, hàng trên dưới có từ 2 đến 3 người/hàng về đến sân bay Bangkok, Thái Lan lúc 18h cùng ngày.
Ngày 21/3, bệnh nhân lên chuyến bay PG947 ngồi ghế 16A từ Bangkok về đến sân bay Đà Nẵng lúc 12h40 cùng ngày.
Tại sân bay Đà Nẵng, bệnh nhân thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát và khai báo y tế theo quy định áp dụng đối với tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam từ nước ngoài.
Theo đó, bệnh nhân khai báo trong vòng 14 ngày qua đi qua các khu vực như trên và không xuất hiện các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm. Giám sát máy đo thân nhiệt cho thấy, thân nhiệt bệnh nhân bình thường, quan sát thể trạng bình thường.
Theo quy định, tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam từ nước ngoài, không có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm được tổ chức cách ly tập trung. Lúc 15h ngày 21/3, bệnh nhân được xe cách ly của Bộ chỉ huy Quân sự thành phố đưa đến Trung tâm Giáo dục quốc phòng – Quân khu 5 (ở phòng số 14 gồm 20 người).
Trong 4 ngày từ 21/3 – 24/3, bệnh nhân sinh hoạt bình thường tại khu cách ly, không tiếp xúc với ai ở cự ly gần và đeo khẩu trang hàng ngày.
Video đang HOT
Ngày 23/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time-PCR lúc 21h30 ngày 24/3 dương tính với virus SARS-CoV-2.
Khoanh vùng cách ly người tiếp xúc gần
Ngay sau khi nhận được kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, Trung tâm Y tế quận Hải Châu phối hợp với Trung tâm Giáo dục quốc phòng – Quân khu 5: Cách ly bệnh nhân tại phòng riêng, không để bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc với người khác tại cơ sở cách ly tập trung. Sau đó, vận chuyển bệnh nhân bằng xe cấp cứu đến cách ly, điều trị tại BV Đà Nẵng sáng 25/3.
19 người ở cùng phòng với bệnh nhân tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng, 22 người ngồi gần trên chuyến bay PG947 ngày 21/3 (trong đó có 3 người ở cùng phòng với bệnh nhân). Những trường hợp này đã được bố trí cách ly tại khu vực riêng biệt tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng – Quân khu 5, thực hiện đúng các quy định về cách ly y tế với sự giám sát của cán bộ chiến sĩ, cán bộ y tế.
1 người lái xe và 1 người quản lý xe đưa bệnh nhân từ sân bay Đà Nẵng đến Trung tâm Giáo dục quốc phòng – Quân khu 5; 6 người tiếp đón bệnh nhân tại Trung tâm; 23 nhân viên làm nhiệm vụ tại cửa khẩu sân bay Đà Nẵng. Tất cả những người này đều được trang bị bảo hộ theo đúng quy định, do đó cơ quan y tế khuyến cáo tự theo dõi sức khỏe, khi có biểu hiện sức khỏe bất thường, đến khám tại các cơ sở y tế.
Hiện tại, tất cả những trường hợp tiếp xúc gần với 2 bệnh nhân số 5 và 6 tại Đà Nẵng và các trường hợp đang được cách ly y tế tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng – Quân khu 5 đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Trong thời gian tới, Sở Y tế tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lại lần thứ 2 đối với những trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nhân số 5 và 6.
Hai ca đầu tiên là 2 du khách người Anh tên M.J (SN 1954) và K.A.C (SN1960) đi trên chuyến bay VN0054 từ London tới Nội Bài sáng 2/3 cùng nữ bệnh nhân thứ 17, sau đó nối chuyên đến Đà Nẵng.
Ca thứ 3 là nữ nhân viên Siêu thị Điện máy xanh tên N. (28 tuổi, ngụ quận Hải Châu).
Ca thứ 4 là là nam giới, 41 tuổi (quốc tịch Mỹ) lấy vợ Việt Nam.
Ca thứ 5 là nữ bệnh nhân tên O. (24 tuổi, quê xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh)
Ca thứ 6 là nữ bệnh nhân T.N.T.M. (27 tuổi quê Hải Phòng, làm việc tại Thụy Điển)
Nguyễn Hiền – Hồ Giáp
Tuyển bằng đại học, trả lương... trung cấp (!?)
Nhiều giáo viên mầm non tại TP Đà Nẵng dù có trình độ ĐH nhưng đang bị xếp hạng chức danh nghề nghiệp hạng IV, hưởng hệ số lương 1,86.
Ngoài việc nuôi dạy trẻ, giáo viên một trường mầm non ở quận Hải Châu phải vất vả đi xách nước do đợt nhiễm mặn vừa qua ở TP này - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ngoài ra, Thanh tra TP Đà Nẵng còn xác định việc tuyển dụng giáo viên mầm non với trình độ ĐH là chưa đúng quy định.
Trình độ ĐH, lương... trung cấp
Mới đây, tại một trường mầm non ở quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) có hai giáo viên tốt nghiệp ĐH chính quy đến phỏng vấn tuyển dụng. Hai giáo viên này được thông báo là từ khi có quyết định của UBND quận về hợp đồng ngân sách thì sẽ hưởng theo hạng IV - mức lương dành cho giáo viên tốt nghiệp trung cấp. Nghe vậy, cả hai cô hoang mang và tính nghỉ việc ra ngoài trường tư để làm.
Trước tình thế này, nhà trường và công đoàn phải động viên rất nhiều, hai giáo viên này mới quyết định ở lại làm việc. "Cơ chế như vậy gây thiệt thòi rất nhiều cho giáo viên" - đại diện trường này cho hay.
Hiệu trưởng một trường khác bức xúc cho biết theo quy định, các trường mầm non có thể tuyển dụng giáo viên hạng IV (tốt nghiệp trung cấp) nhưng TP Đà Nẵng vẫn đưa ra tiêu chuẩn tuyển dụng là phải tốt nghiệp ĐH (nhưng vẫn hưởng lương trung cấp).
Đại diện một phòng GD-ĐT của TP Đà Nẵng cho hay do yêu cầu của TP là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dạy học nên đã đặt ra tiêu chuẩn giáo viên mầm non phải có trình độ từ ĐH trở lên.
"Tuy nhiên, quá trình này diễn ra quá nhanh, có quận huyện đã nới xuống trình độ CĐ nhưng vẫn không tuyển đủ giáo viên vì lâu nay hệ này gần như đã không còn" - vị này cho hay.
Thông báo tuyển dụng viên chức giáo dục của các quận ở Đà Nẵng yêu cầu phải có bằng ĐH trở lên - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Bà Trần Thị Thúy Hà - trưởng Phòng GD-ĐT quận Hải Châu - cho biết có tình trạng một số giáo viên đã trúng tuyển nhưng phải bỏ nghề vì thu nhập quá thấp. Trước đây, số giáo viên này làm việc theo dạng hợp đồng với các trường thì hưởng lương theo bằng ĐH nhưng hiện giờ khi tổ chức thi tuyển, họ thi đậu rồi nhưng lại xếp hạng lương theo trung cấp, hệ số 1,86.
"Trừ 6 tháng tập sự ra, cứ 3 năm nâng lương một lần, dài đằng đẵng biết khi nào mới hưởng lương theo bằng ĐH" - bà Hà nói.
Chưa phù hợp
Liên quan đến vấn đề nêu trên, Thanh tra TP Đà Nẵng đã có kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức tại UBND quận Hải Châu.
Theo đó, thanh tra xác định UBND quận Hải Châu xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành GD-ĐT quận năm học 2018-2019 được Sở Nội vụ phê duyệt, xác định hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo nhu cầu tuyển dụng là giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học hạng IV (trình độ chuyên môn trung cấp trở lên), giáo viên THCS hạng III (trình độ chuyên môn CĐ trở lên).
Tuy nhiên, kế hoạch nêu trên yêu cầu trình độ chuyên môn ĐH trở lên là chưa phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại các thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ.
Vì vậy, khi thực hiện kế hoạch tuyển dụng nêu trên, các giáo viên có trình độ trung cấp, CĐ đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với hạng chức danh viên chức giáo viên hạng III, hạng IV nhưng lại không được tham gia dự tuyển. Trái lại, việc tuyển dụng giáo viên có trình độ ĐH trở lên nhưng xếp ngạch viên chức hạng III, hạng IV là chưa phù hợp với chế độ tiền lương.
Thanh tra cũng chỉ ra việc xác định chức danh nghề nghiệp viên chức tuyển dụng là giáo viên hạng II (trình độ chuyên môn ĐH trở lên), hạng III nhưng không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng tương ứng là chưa đảm bảo về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, được quy định tại các thông tư liên tịch kể trên.
Thanh tra đã kiến nghị chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở GD-ĐT, các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND TP hướng dẫn thống nhất các quy định về trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức giáo dục trên địa bàn TP theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện một phòng GD-ĐT tại TP Đà Nẵng đặt vấn đề: Có một bất cập mang tầm vĩ mô ở chỗ tại sao các ngành nghề ra trường tốt nghiệp ĐH hưởng lương ĐH nhưng riêng giáo dục ra trường nhưng đầu vào lại "ăn" lương hạng IV, sau đó mới tăng dần lên và để lên hạng I, II, III mất đến 6, 7 năm?
"Đầu vào phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả của kỳ thi tuyển chứ không phải phụ thuộc vào bằng cấp. Chưa chắc người có bằng ĐH nhưng đã tốt hơn trung cấp" - vị này nhấn mạnh.
Theo tuoitre
Không chỉ Đà Nẵng, nhiều địa phương cũng có sản phụ thiệt mạng sau khi gây tê tủy sống Trước khi 1 sản phụ tử vong, 1 sản phụ nguy kịch ở Đà Nẵng sau gây tê diễn ra, các địa phương khác cũng đã ghi nhận những trường hợp tương tự, đặt ra vấn đề về loại thuốc gây tê này. Gây tê tủy sống Yên Bái Tháng 7/2019, sản phụ Trần Thị Bích Lai (28 tuổi, Hà Giang) đột ngột...