Ca nhiễm Covid-19 tăng vọt ở Tokyo liên quan đến quận ăn chơi Shinjuku
Thủ đô Tokyo ghi nhận thêm 47 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 18 trường hợp liên quan đến các câu lạc bộ đêm ở quận ăn chơi Shinjuku. Đây là mức tăng cao nhất trong ngày kể từ 5/5.
Theo Kyodo, chính quyền Tokyo hôm 14/6 ghi nhận 47 ca nhiễm Covid-19, đánh dấu mức tăng nhiều nhất trong một ngày kể từ 5/5.
Trong số này, 18 trường hợp được xác định là bắt nguồn từ các câu lạc bộ đêm ở quận ăn chơi Shinjuku. Chính quyền thành phố đã yêu cầu những người làm việc tại các cơ sở kinh doanh thuộc nền kinh tế ban đêm của Tokyo khai báo để thường xuyên xét nghiệm Covid-19, như một phần trong các biện pháp làm ngăn chặn sự lây lan tại khu vực này.
“Thông qua xét nghiệm chủ động, tôi hy vọng rằng mọi người sẽ biết tình trạng nhiễm virus của mình và không làm lây bệnh cho người khác”, thị trưởng thành phố, bà Yuriko Koike nói với các phóng viên sau cuộc gặp với Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura.
Video đang HOT
Tokyo ghi nhận 47 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 14/6, với 18 trường hợp đến từ các cơ sở kinh doan thuộc quận ăn chơi Shinjuku. Ảnh: Kyodo.
18 người được phát hiện dương tính với virus do xét nghiệm theo nhóm. Số ca nhiễm mới trong ngày 14/6 là nhiều gần gấp đôi con số 24 trường hợp của ngày hôm trước, với 4 ca nhiễm từ các câu lạc bộ đêm của quận Shinjuku.
Bà Koike đồng ý với Bộ trưởng Nishimura rằng chính quyền trung ương và địa phương càn phải phối hợp để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 2 xảy ra ở các quận ăn chơi về đêm, bắt đầu ở khu Kabukicho, nơi phát hiện một số ca nhiễm mới.
Tuy nhiên bà Koike không nói rằng chính quyền Tokyo có yêu cầu các cơ sở dịch vụ ngừng hoạt động hay không.
Thủ đô Nhật Bản đang tiến cần đến việc mở cửa trở lại hoàn toàn hoạt động kinh tế xã hội, và bà Koike đã thông báo rằng thành phố đang bước vào giai đoạn mở cửa thứ 3.
Các câu lạc bộ đêm và cơ sở dịch vụ giải trí tương tự đã được phép mở cửa trở lại từ 12/6.
Sau khi số ca nhiễm Covid-19 có chiều hướng giảm, Nhật Bản đã dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp vào ngày 25/5. Nhưng sau đó số ca nhiễm mới lại tăng nhẹ ở một số khu vực.
Từ đầu tháng 6 tới nay, số ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày ở Tokyo đều ở mức 2 con số.
Chính quyền đã yêu cầu các cơ sở giải trí về đêm phải lưu thông tin cá nhân và liên lạc của khách nhằm tạo điều kiện cho việc truy vết lây nhiễm, cũng như đảm bảo quy tắc giãn cách xã hội.
Không tính 712 trường hợp nhiễm virus được ghi nhận trên con tàu Diamond Princess, Nhật Bản tới nay ghi nhận 17.529 ca nhiễm Covid-19, với số ca tử vong là 940 người.
Người dân Đức và Nhật Bản hưởng ứng phong trào 'Quyền sống của người da màu'
Ngày 14/6, hàng nghìn người đã tuần hành tại nhiều thành phố của Đức nhằm phản đối phân biệt chủng tộc và kêu gọi đảm bảo các điều kiện công bằng hơn, bao gồm cả việc chia sẻ gánh nặng liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân tham gia biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Auckland, New Zealand ngày 1/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân tại các thành phố như Berlin, Leipzig và Hamburg đã hưởng ứng lời kêu gọi từ phong trào cấp tiến Unteilbar và duy trì khoảng cách an toàn khi biểu tình. Ban tổ chức cho biết khoảng 5.000 người đã đăng ký tham gia, trong khi cảnh sát đã chuẩn bị cho trường hợp có 20.000 người xuống đường.
Cuối tuần trước, hơn 10.000 người đã tập trung tại thủ đô Berlin mang theo biểu ngữ ủng hộ phong trào "Quyền sống của người da màu". Trong cuộc biểu tình mới nhất, ban tổ chức đã đề ra các mục tiêu lớn hơn, như cải thiện điều kiện việc làm, chi trả lương cho toàn bộ người di cư, giảm giá nhà, đảm bảo quyền của người tị nạn, khởi động lại nền kinh tế, cho phép người lao động có nhiều tiếng nói hơn trong việc điều hành công ty. Trên trang chủ, Unteilbar đã hối thúc người dân tham gia biểu tình có trách nhiệm trong bối cảnh dịch bệnh, kêu gọi những người tham gia giữ khoảng cách 3m để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Cùng ngày, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, hàng nghìn người đã tuần hành nhằm kêu gọi chấm dứt phân biệt chủng tộc và hành vi bạo lực của cảnh sát. Những người biểu tình đã tuần hành qua các quận như Shibuya và Harajuku mang theo biểu ngữ "Phân biệt chủng tộc là một đại dịch" và "Không công lý, không hòa bình". Ban tổ chức ước tính có khoảng 3.500 người đã tham gia biểu tình.
Trong những ngày qua, làn sóng biểu tình đã xảy ra tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới nhằm phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc sau vụ người đàn ông da màu George Floyd tử vong sau khi bị cảnh sát bắt giữ ở thành phố Minneapolis, thuộc bang Minnesota của Mỹ. Biểu tình lan rộng bất chấp các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Nhiều cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn với các hành vi cướp phá và đối đầu với cảnh sát tại nhiều thành phố lớn của Mỹ.
Singapore thử nghiệm lâm sàng trên người kháng thể điều trị COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tuần tới, đao quôc nay sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người kháng thể TY027 do công ty công nghệ sinh học Tychan có trụ sở tại Singapore sản xuất để điều trị bênh viêm đương hô hâp câp COVID-19. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một lao động nhập cư...