Cả nhà Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang làm quan
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh khẳng định việc bổ nhiệm vợ, con, em trai, em rể… của ông làm lãnh đạo ở các sở, ngành là đúng quy trình (!?)
Dư luận đang xôn xao trước thông tin ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, có vợ, em trai, em gái và một số người thân được cất nhắc, nắm giữ một số vị trí lãnh đạo cơ quan, ban – ngành tại tỉnh Hà Giang.
Không cảm thấy vui
Cụ thể, theo thông tin lan truyền trên mạng, bà Phạm Thị Hà, vợ ông Vinh, đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang. Ba em trai ông Vinh cũng được bố trí làm lãnh đạo gồm: ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy Quang Bình; ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; ông Triệu Tài Tân, Phó Giám đốc Sở Bưu chính – Viễn thông. Em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang cũng đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; ông Mạc Văn Cường, em rể ông Vinh, làm Phó Giám đốc Công an TP Hà Giang… Ngoài ra, còn một số chức danh lãnh đạo khác là anh em họ hàng với ông Vinh.
Ngày 17-9, trao đổi với báo chí, ông Triệu Tài Vinh thừa nhận một số mối quan hệ của ông với lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh là chính xác. Tuy nhiên, ông Vinh khẳng định việc bổ nhiệm các chức vụ nêu trên đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, nhà nước.
Bi thu Tinh ủy Ha Giang Triệu Tài Vinh (thu hai tu trai sang). Ảnh: PHI ANH
Video đang HOT
Vị Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang trần tình ông không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo. Nhiều lần ông từ chối việc bổ nhiệm, bầu người thân làm cán bộ lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh (!?).
Ông Vinh cho biết sự việc này đã được các cơ quan chức năng của trung ương vào cuộc kiểm tra và có kết luận. Theo đó, đầu tháng 5 vừa qua, sau khi kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận việc bổ nhiệm cán bộ của tỉnh là đúng quy trình.
Bị “ép” làm lãnh đạo?
Theo ông Triệu Tài Vinh, rất nhiều vị trí lãnh đạo của người thân ông không muốn song đều không chối từ được. Ví dụ năm 2006, vợ ông là bà Phạm Thị Hà được đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng ông không đồng ý. Đến năm 2009, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ ông làm phó giám đốc sở này nhưng vợ chồng ông đến tận nhà vị giám đốc này… xin không nhận nhiệm vụ. Đến năm 2013, vợ ông lại “bị trình lên”, đúng vào thời điểm khó khăn về nhân sự nên đành phải nhận.
Đối với ông Triệu Tài Phong, năm 2007, khi đang là Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Hà Giang thì được luân chuyển về làm Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, giữ chức này tới năm 2011. Năm 2012, Bí thư Huyện ủy Quang Bình được điều động lên tỉnh nên huyện Quang Bình và trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy có đề xuất ông Phong lên chức Bí thư huyện. Ông Vinh cũng đã không đồng ý đề xuất em mình làm bí thư vì ông Phong được điều động làm phó chủ tịch UBND huyện mới 1 năm, không thể làm bí thư huyện ủy ngay được. Sau đó, có một người khác lên làm bí thư huyện Quang Bình. Năm 2014, khi vị bí thư này luân chuyển công tác thì em trai ông Vinh thế chỗ.
Đối với trường hợp ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch huyện Hoàng Su Phì, một phần là do người Dao đông nên cơ cấu cán bộ lãnh đạo huyện bao giờ cũng phải có người Dao để bảo đảm cân bằng và dân vận cho tốt. Trước ông Triệu Sơn An có một cán bộ xã thuộc huyện Hoàng Su Phì được luân chuyển lên huyện có thể đảm nhận chức vụ phó chủ tịch huyện được nhưng người này chưa học chính trị nên ông Triệu Tài Vinh đành… bổ nhiệm ông An.
Theo Quyết Nguyễn (Người lao động)
Tôn tạo, mở rộng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên
Nơi yên nghỉ của hàng nghìn liệt sĩ bảo vệ biên giới phía Bắc sẽ được mở rộng từ 2 ha lên 10 ha.
Ngày 9/9, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang tới thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên. Đoàn công tác của Bộ Lao động cùng lãnh đạo tỉnh đã khảo sát thực địa, bàn về việc nâng cấp, mở rộng nghĩa trang cũng như tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ về đây.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh, Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Sơn dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ tại nghĩa trang Vị Xuyên. Ảnh:P.X.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang thông tin, thời gian tới tỉnh sẽ mở rộng nghĩa trang từ hơn 2 ha lên 10 ha với nhiều hạng mục, có thể đón hơn 4.000 liệt sĩ về an nghỉ. Đây là công trình lớn nhất trong số 10 nghĩa trang trên địa bàn, có 1.734 phần mộ liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Do diện tích có hạn, nghĩa trang Vị Xuyên đã hết mộ chờ, phải xin tỉnh cho xây thêm để đón liệt sĩ quy tập từ đầu năm.
Hiện Hà Giang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Đại tá Dương Hồng Vinh, Phó chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cho biết hài cốt liệt sĩ đang nằm chủ yếu ở các thung khe, bìa rừng, hẻm núi với phạm vi khá rộng lên tới hơn 80.000 ha, địa hình phức tạp và còn quá nhiều bãi bom mìn, vật liệu nổ. Từ năm 2012 đến nay, các đội tìm kiếm quy tập được 41 bộ hài cốt, vẫn còn khoảng 2.000 hài cốt liệt sĩ chưa quy tập được.
"Với cách làm như hiện nay, mỗi năm chỉ sạch được khoảng 200 ha đất ô nhiễm bom, mìn, diện tích còn lại rất lớn, ước phải vài chục năm mới có thể hoàn thành", đại tá Vinh cho biết.
Đoàn công tác trao đổi về phương án tu bổ, mở rộng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên. Ảnh: P.X.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết ủng hộ chủ trương của tỉnh trong việc tu bổ, tôn tạo nghĩa trang, đặc biệt là tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Ông đề nghị Hà Giang nên nghiên cứu, lập một đề án riêng, đẩy nhanh tiến độ rà phá bom mìn, vật liệu nổ để quy tập hài cốt nhanh. Càng để lâu thì việc tìm kiếm trở nên khó khăn, khiến người thân liệt sĩ chưa yên lòng.
"Đây là việc được Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động rất quan tâm. Tu bổ, nâng cấp nghĩa trang phải tính toán, thiết kế hài hòa, đảm bảo tính trang nghiêm, thuận tiện cho thân nhân, người dân, đồng đội tới thăm viếng, trở thành công trình giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau", ông Dung nói.
Trong chiến tranh biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi đương đầu sớm nhất và là địa phương thoát khỏi cuộc chiến muộn nhất. Để giữ vững biên cương, 9 sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ đội Việt Nam trực tiếp tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên. Hơn 4.000 cán bộ chiến sĩ hy sinh.
Phương Hòa
Theo VNE
Phát hiện thi thể đôi nam nữ bị cháy trong nhà trọ Tại hiện trường, thi thể người đàn ông nằm trên chiếc giường bị cháy, còn thi thể cô gái cũng bị cháy nằm ngoài hành lang đường đi xuống bếp của ngôi nhà. Khoảng 10h ngày 7.9, Công an huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang nhận được tin báo về việc phát hiện thi thể đôi nam nữ tử vong trong ngôi nhà...