Cả nhà 3 người ngộ độc do ăn nấm dại, bé trai 10 tuổi suy gan được mẹ hiến gan cứu sống
Mẹ của bệnh nhi cũng ngộ độc do ăn nấm độc, tuy nhiên chất độc chưa ngấm vào gan, do đó người mẹ đã quyết định hiến gan để cứu sống con mình.
Tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, có một gia đình 3 thành viên bị trúng độc do ăn nấm dại. Trong số đó, có một bé trai (10 tuổi) tên là Tiểu Quân xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ói, được chẩn đoán suy gan cấp tính.
Tiểu Quân xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ói, được chẩn đoán suy gan cấp tính.
Người mẹ cho hay: “Tôi hái nấm dại trên núi, ngày hôm sau xào nấm với khoai tây. Sau khi ăn vào bữa sáng và bữa trưa thì cả nhà 3 người đều bị ngộ độc”.
Bác sĩ Đổng Thiện Kinh, bệnh viện The First Bethune Hospital of Jilin University, cho biết: “Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng suy gan cấp tính dẫn đến hôn mê, chỉ có phương pháp cấy ghép gan mới có thể cứu sống được bệnh nhi. Mẹ của bệnh nhi cũng ngộ độc do ăn nấm độc, tuy nhiên chất độc chưa ngấm vào gan, do đó người mẹ đã quyết định hiến gan để cứu sống con mình”.
Sau khi điều động đội ngũ bác sĩ và ê kíp phẫu thuật, bác sĩ đã thực hiện lấy nửa lá gan của người mẹ để cấy ghép vào cơ thể của bé trai 10 tuổi. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe của người mẹ ổn định, tình trạng của Tiểu Quân hồi phục tốt, chức năng đông máu và gan phục hồi.
Bác sĩ Đổng Thiện Kinh cảnh báo: “Hầu hết các loại nấm dại đều có khả năng gây ngộ độc, biểu hiện bệnh nhân ngộ độc nấm độc là đau bụng, buồn nôn, có thể xuất hiện các vấn đề về thần kinh, hôn mê sâu, trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến khó thở, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong. Nếu bạn không thể phân biệt được các loại nấm độc thì tốt nhất không nên hái nấm dại nhằm tránh trường hợp gây ra suy gan, suy thận, di chứng để lại rất nghiêm trọng”.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Phân loại nấm độc theo thời gian chất độc phát tác
Chất độc phát tác chậm: Thời gian để các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi ăn nấm có chứa chất độc thường từ 6 – 40 giờ (trung bình là 12 giờ). Vì các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện sau ăn trong thời gian dài nên loại này thường dễ gây tử vong. Nấm có chứa Amanita verna, Amanita virosa, Amanita phalloides… sẽ thuộc nhóm chất độc phát tác chậm và có tỷ lệ tử vong khoảng 50% thậm chí là cao hơn
Chất độc phát tác nhanh: Trường hợp này các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện trong vòng 6 giờ sau ăn nấm. Nấm có chứa Inocybe fastigiata, Chlorophyllum molybdites… sẽ thuộc nhóm chất độc phát tác nhanh. Bệnh nhân ngộ độc nhóm nấm này, nếu được xử trí ngộ độc nấm độc kịp thời đồng thời áp dụng các biện pháp cấp cứu hồi sức cơ bản thì tỷ lệ qua khỏi, hồi phục tốt tương đối cao.
Dấu hiệu ngộ độc nấm độc
Người bệnh sau khi ăn nấm có chứa độc tố, triệu chứng ngộ độc nấm sẽ diễn ra theo các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn tiềm ẩn (tính từ lúc ăn nấm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên): Thường kéo dài từ 6 – 24 giờ (trung bình là 12 giờ) và sau khi ăn nấm bệnh nhân không cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào
- Giai đoạn rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 10 – 12 giờ sau ăn nấm. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng, tiêu chảy (phân toàn nước, có màu trắng đục giống như bệnh tả).
- Giai đoạn giả hồi phục: Sau khoảng 1 – 3 ngày xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá thì các triệu chứng này có vẻ như là chấm dứt. Tuy nhiên, giai đoạn này được xem là giai đoạn tình trạng bệnh trở nên xấu đi bởi đây là thời gian cho quá trình các chất độc làm tổn thương tế bào gan.
- Giai đoạn suy gan, thận: Thường diễn ra ở ngày thứ 4 hoặc 5 sau ăn nấm. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân trong giai đoạn này sẽ là vàng da ở các mức độ khác nhau; xuất huyết tiêu hoá, não, đường tiết niệu, dưới da; phù nề; tiểu ít hoặc vô niệu; hôn mê và dẫn đến tử vong do suy gan, suy thận, phù não biến chứng.
Cả nhà tử vong vì ăn nhầm nấm độc: Chuyên gia giải thích vì sao ngộ độc nấm thường nặng
Hàng năm, các vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc tại các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Lai Châu... đều để lại hậu quả rất nặng nề.
Cả gia đình đều tử vong
Mới đây, một gia đình ở huyện Sơn Tây, Quảng Nam bị ngộ độc nấm sau khi hái nấm ở rừng về nấu ăn. Hậu quả là cả 3 người trong cùng 1 gia đình đều tử vong. Hai vợ chồng cùng người con dù chuyển ra BV Đà Nẵng điều trị nhưng người vợ tử vong. Ngày 8/5 đến 10/5 người chồng và người con cũng tử vong.
Ngày 28/3, tại thôn Khâu Mèng thuộc xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, ông Sùng Diêu Hồng (sinh năm 1966) là chủ hộ đã đi hái nấm về nấu ăn sáng cho cả gia đình cùng ăn.
Bữa ăn sáng gồm 4 người: ông Sùng Diêu Hồng, bà Thào Thị Vá (sinh năm 1970) là vợ ông Hồng; chị Ly Thị Pà (sinh năm 1995) là con dâu ông Hồng và anh Sùng Văn Hoàng (sinh năm 1990) là con trai ông Hồng.
Nạn nhân ngộ độc nấm
Hậu quả khiến cả gia đình bị ngộ độc nấm và nạn nhân duy nhất sống sót là ông Hồng. Cả bốn người trong gia đình ông Hồng ăn phải loại nấm gây ngộ độc chậm. Đây là loại nguy hiểm, thường gây chết người sau khi ăn chỉ một mũ nấm, do viêm gan nhiễm độc phá huỷ tế bào gan, suy gan cấp, dẫn đến hôn mê gan.
Trước đó, tại xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cũng xảy ra vụ việc 4 thành viên trong cùng một gia đình bị ngộ độc nấm không may qua đời gồm hai vợ chồng và hai người con. Dù bệnh nhân được đưa xuống Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhưng do các bệnh nhân bị nhiễm độc quá nặng nên đã không qua khỏi vào ngày 20/4.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, từ khi thành lập trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai hầu như năm nào cũng ghi nhận các vụ ngộ độc nấm cả gia đình. Chất độc trong nấm độc nhất là Amatoxin. Đây là chất độc cực cao dẫn đến tình trạng khi ngộ độc có thể gây tử vong cho cả gia đình.
Thạc sĩ Nguyên cho biết, có những gia đình đưa vào cấp cứu thì cả nhà đều tử vong hoặc tử vong 50%. Vì ngộ độc nấm thường do cả nhà cùng ăn nên hậu quả vô cùng đau xót. Dù năm nào cũng tuyên truyền về chống độc nhưng năm nào cũng có các ca ngộ độc nấm xảy ra.
Vì sao ngộ độc nấm thường nặng?
TS Nguyễn Tiến Dũng, chuyên gia nghiên cứu về nấm, công tác tại Trung Tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi làm các thí nghiệm về ngộ độc nấm trên thỏ từ các mẫu nấm mà nạn nhân ngộ độc nấm đã ăn thì thấy các tiêu bán gan, thận của thỏ bị chất độc tiêu huỷ rất kinh khủng.
Điều này cũng lý giải vì sao các bệnh nhân bị ngộ độc nấm thường tử vong. Các loại nấm gây chết người chủ yếu là nấm có chứa chất độc Amatoxin.
Nhóm nấm xuất hiện triệu chứng chậm sau ăn khoảng 6 h thì đây là những ca ngộ độc rất nặng nó gây tổn thương gan, rối loạn đông máu, bệnh nhân hôn mê gan và tử vong do suy đa tạng dẫn tới tử vong cả nhà.
Ngộ độc nấm nguy hiểm thế nào?
Nhóm nấm thứ hai có chứa độc là nấm ô tán trắng phiến xanh. Nấm này ngộ độc nhẹ hơn, thường gây rối loạn tiêu hoá, xuất hiện ngộ độc sớm từ nửa giờ tới 3 tiếng. Những nấm tác dụng ngộ độc nhanh ít nguy hiểm hơn.
Năm 2014, một gia đình ở Thái Nguyên được đưa đến bệnh viện khi đó bệnh nhân tỉnh táo nhưng chỉ mấy ngày sau cả 5 thành viên bị hôn mê gan và tử vong hết cả nhà.
Ngộ độc nấm thường xảy ra theo mùa. Ở miền Bắc thường bị vào mùa xuân người dân hay đi rừng lấy nấm về ăn nhiều người tự tin rằng họ có thể xác định nấm độc hay không độc nhưng thực chất đều không đúng. Vì thế, TS Dũng khuyến cáo mọi người không nên ăn nấm mọc dại, đặc biệt nấm mọc sau mưa.
Theo khuyến cáo của trung tâm chống độc BV Bạch Mai, không nên ăn thử nấm hay cho gia súc, gia cầm ăn nấm sau đó người ăn. Các loại nấm độc kể cả sau khi đun nấu ở nhiệt độ 200 độ C, độc tố vẫn bền vững, không bị phá hủy.
Khi bị ngộ độc nấm, sơ cứu đầu tiên đó là gây nôn (nếu người bệnh không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu đầu tiên nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày.
Cho nạn nhân uống than hoạt: Liều 1 gram/kg cân nặng người bệnh. Cho uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
11 ca ghép gan là 11 câu chuyện cảm động và đầy tính nhân văn Trong suốt hành trình 2 năm vừa qua, 11 ca ghép gan là 11 câu chuyện cảm động và đầy tính nhân văn từ người hiến và người nhận gan tại BV ĐHYD TPHCM. Những tấm lòng cao cả của người hiến cùng nỗ lực của các y bác sĩ đã giúp giành lại sự sống cho nhiều người bệnh xơ gan, ung...