Ca nCoV vượt hai triệu, Indonesia lo mất kiểm soát Covid-19
Số ca nhiễm nCoV mới tại Indonesia tăng kỷ lục, khiến nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ bùng phát làn sóng Covid-19 tương tự Ấn Độ.
Indonesia hôm nay ghi nhận 14.536 ca nhiễm nCoV mới, mức tăng cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên hơn 2 triệu, trong đó gần 55.000 người đã chết. Số ca nhiễm và nhập viện tăng vọt, khiến giới chuyên gia cảnh báo Covid-19 có thể bùng phát mạnh và gây khủng hoảng y tế ngoài tầm kiểm soát tại quốc gia với dân số 270 triệu người.
Cột mốc hai triệu ca nCoV được ghi nhận trong bối cảnh ca nhiễm mới hàng ngày tại Indonesia đã tăng gấp đôi trong những tuần qua, trong khi giới chức y tế cũng phát hiện nhiều trường hợp nhiễm biến chủng Delta có nguồn gốc Ấn Độ.
Lễ an táng tại một nghĩa trang cho nạn nhân Covid-19 ở Jakarta hôm 21/6. Ảnh: AFP .
Dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều do số xét nghiệm quá thấp và hệ thống truy vết tiếp xúc không hiệu quả. Một số người nhận định thống kê của chính phủ chỉ tương đương 10% ca nhiễm thực tế.
“Nó giống như một quả bom nổ chậm, đây chỉ là sự khởi đầu. Chúng ta có thể đối mặt với một đợt bùng phát dịch như Ấn Độ, tùy thuộc vào cách chính phủ xử lý”, Windhu Purnomo, chuyên gia dịch bệnh ở Đại học Airlangga của Indonesia, cảnh báo.
Các bệnh viện tại thủ đô Jakarta và nhiều khu vực chịu ảnh hưởng nặng đã vượt ngưỡng 75% giường bệnh, trong khi số đám tang cho nạn nhân Covid-19 cũng tăng mạnh. “Rất đáng lo ngại. Các công dân cần tuân thủ yêu cầu của chính phủ và những chỉ dẫn y tế”, Rahmani, cư dân Jakarta, nói.
Bộ Y tế Indonesia giải thích đợt bùng phát chủ yếu bắt nguồn từ những hoạt động đi lại và tiệc tùng nhân kỳ nghỉ lễ Eid của người Hồi giáo tháng trước, bất chấp lệnh cấm của chính phủ. Vi phạm quy định đeo khẩu trang và nhiều chỉ dẫn y tế, cùng hoài nghi về vaccine Covid-19, cũng được cho là những nguyên nhân khiến tình hình xấu đi.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tăng cường những biện pháp kiểm soát phòng dịch ở Indonesia. Chính phủ Indonesia hôm nay thông báo sẽ siết chặt hạn chế ở thủ đô Jakarta và các điểm nóng, nhưng giới chuyên gia cho rằng quá trình thực thi vẫn chưa triệt để.
Nguy cơ bùng phát sóng Covid-19 tồi tệ nhất tại Indonesia Hàng trăm nhân viên y tế Indonesia mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine 41
Pháp bỏ lệnh giới nghiêm Covid-19
Chính phủ Pháp gỡ lệnh giới nghiêm buổi đêm đã kéo dài 8 tháng vì Covid-19, vài ngày sau khi bỏ yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc.
Thế giới ghi nhận 179.238.057 ca nhiễm nCoV và 3.881.421 ca tử vong, tăng lần lượt 287.900 và 5.764, trong khi 163.793.105 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới và lớn nhất châu Âu, hiện ghi nhận 5.757.311 ca nhiễm và 110.738 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 1.815 và 14 ca trong 24 giờ qua.
Chính phủ Pháp hôm 20/6 bắt đầu gỡ quy định giới nghiêm từ 23h mỗi tối, sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch ban đầu. Lệnh giới nghiêm, được áp dụng từ tháng 10/2020, đã vấp phải sự phản đối ngày càng tăng của người Pháp trong thời tiết mùa hè nóng nực và trong khi đang diễn ra giải bóng đá Euro.
Thủ tướng Pháp Jean Castex gọi đây là "tin mừng", thêm rằng tình hình sức khỏe tại nước này đang được cải thiện nhanh hơn chính phủ mong đợi.
Tính tới ngày 16/6, 16,5 triệu người Pháp đã được tiêm chủng đầy đủ. Chính phủ của Thủ tướng Castex đặt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 35 triệu người, chiếm hơn một nửa dân số Pháp, vào cuối mùa hè này.
Người dân không đeo khẩu trang trên đường phố Nantes, Pháp, hôm 17/6. Ảnh: AFP.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.405.660 ca nhiễm và 617.166 ca tử vong do nCoV, tăng 4.081 và 86 ca so với một ngày trước đó.
Tổng thống Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris cuối tuần qua kêu gọi người dân nhanh chóng tiêm vaccine Covid-19 trong bối cảnh nước này có thể không đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trước ngày 4/7.
Tính tới ngày 18/6, khoảng 65,1% người dân ở Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19. Tốc độ tiêm chủng của nước này phải tăng gấp đôi trong hai tuần tới để hoàn thành mục tiêu Tổng thống Biden kỳ vọng.
Mỹ còn thông báo đầu tư 3,2 tỷ USD để thúc đẩy thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19. Thuốc kháng virus, được dùng để điều trị các triệu chứng sau nhiễm virus, đang trong quá trình phát triển và một số ứng viên có thể ra mắt vào cuối năm nay nếu thuận lợi.
Ấn Độ đang là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 29.934.361 ca nhiễm và 388.164 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 53.009 và 1.113 ca trong 24 giờ qua.
Giám đốc Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) Randeep Guleria hôm 19/6 cảnh báo nước này có thể chứng kiến đợt bùng phát Covid-19 lần thứ ba trong khoảng 6-8 tuần tới.
Theo tiến sĩ Guleria, khoảng cách giữa các đợt bùng phát Covid-19 đang ngắn lại và điều đó rất "đáng lo ngại". "Trong sóng Covid-19 đầu tiên, virus không lây lan nhanh như vậy. Tất cả đã thay đổi trong đợt bùng phát lần hai và virus trở nên dễ lây lan hơn nhiều. Biến chủng Delta đang có khả năng lây lan nhanh", ông nói.
Đối với thông tin cho rằng làn sóng Covid-19 lần ba ở Ấn Độ sẽ tấn công trẻ nhỏ, Guleria khẳng định vẫn chưa có bằng chứng cho thấy điều đó. Một số nhà dịch tễ học Ấn Độ từng dự đoán đợt bùng phát dịch lần ba ở nước này là không thể tránh khỏi và có thể xảy ra từ tháng 9, tháng 10.
Nga là vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, báo cáo 5.316.826 người nhiễm và 129.361 người chết, tăng lần lượt 17.611 và 450 ca.
Bộ trưởng Lao động Nga Anton Kotyakov hôm 20/6 cảnh báo người lao động từ chối tiêm vaccine ở những khu vực bắt buộc có thể phải nghỉ làm không được hưởng lương.
Tuyên bố được Kotyakov đưa ra trong bối cảnh Nga đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm Covid-19 tăng cao, trong khi tỷ lệ tiêm chủng tại nước này vẫn ở mức thấp. Thủ đô Moskva và một số thành phố khác đã áp đặt hàng loạt biện pháp hạn chế, trong đó có việc cấm tụ tập đông người xem Euro 2020.
Chỉ 19,5 triệu trong số 146 triệu người Nga đã tiêm ít nhất một mũi vaccine, dù được nhà nước miễn phí từ tháng 12. Tại Moskva, chỉ 1,5 triệu trong số 12 triệu dân tiêm phòng đủ hai mũi. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 60% người Nga không có ý định tiêm vaccine Covid-19.
Nhật Bản báo cáo 784.000 ca nhiễm và 14.400 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 1.519 và 35 ca trong 24 giờ qua.
Thủ tướng Yoshihide Suga ngày 17/6 thông báo Nhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở tất cả các tỉnh trừ Okinawa từ ngày 20/6, khi số ca nhiễm mới tiếp tục giảm. Động thái này được đưa ra khi chỉ còn chưa đầy 5 tuần nữa, Thế vận hội Tokyo sẽ chính thức khai mạc ngày 23/7.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.989.909 ca nhiễm, tăng 13.737, trong đó 54.662 người chết, tăng 371.
Một quan chức cấp cao của Bộ Y tế Indonesia hôm 19/6 cho biết nước này sẽ nhận được 50 triệu liều vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech, với lô hàng đầu tiên dự kiến đến vào tháng 8.
Các chuyên gia y tế Indonesia trước đó lo ngại về thông tin hơn 350 nhân viên y tế nước này nhiễm Covid-19, trong đó hàng chục người phải nhập viện, dù đã tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc.
Campuchia thông báo tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 lần lượt là 42.711 và 431, sau khi ghi nhận thêm 659 ca nhiễm và 17 ca tử vong mới.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua cho biết ông đang phải tự cách ly 14 ngày cho đến ngày 3/7 do tiếp xúc gián tiếp với một ca nhiễm nCoV. Ông Hun Sen cũng sẽ huỷ cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, dự kiến thăm thủ đô Phnom Penh vào đầu tuần tới.
Trung Quốc cung cấp 120 triệu liều vaccine COVID-19 cho ASEAN Số lượng vaccine Trung Quốc cung cấp cho các nước ASEAN gấp khoảng 4,8 lần con số mà Mỹ và các nước châu Âu phân bổ cho khu vực này thông qua chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 3/5/2021. (Ảnh: THX/TTXVN) Trung Quốc đã cung cấp...