Cà na chấm muối ớt ở miền tây mùa nước nổi
Những trái cà na da căng bóng lưỡng, ngấm đường ngọt thanh, giòn và dai dần sật trong từng thớ thịt, chấm thêm chút muối ớt cay cay, nghĩ đến cũng đã dễ khiến thực khách phải tê đầu lưỡi.
Cà na muối chua ngọt hiện nay là món ăn đường phố dân dã quen thuộc của nhiều bạn học sinh. Ảnh: Phương Uyên
Những ngày này, nếu có dịp về miền Tây nhất là vùng Châu Đốc và dạo quanh các khu chợ, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều trái cà na được bày bán ở nơi đây. Cà na trước đây là loại cây hoang dại, ít ai trồng vì có giá trị kinh tế không cao. Hiện nay loại trái cây này lại trở thành mặt hàng được giới trẻ ưa chuộng.
Hàng năm, vào khoảng tháng bảy, tháng tám âm lịch, khi mùa nước nổi về, ngoài bông điên điển nở vàng cũng là vào mùa thu hoạch cà na. Cà na cho trái giống như trái muỗm ở ngoài Bắc, có hình thuôn tròn, dài cỡ 2 lóng tay. Trái này khi sống vỏ có màu xanh đậm, vị chát; còn trái chín có màu vàng nhạt, vị chua.
Video đang HOT
Nhiều người hảo chua thường bẻ trực tiếp trái chín xuống là chấm ngay vào chén muối ớt cay xè. Còn một số cách chế biến thông dụng hơn và làm cho trái có vị đậm đà và bớt chua hơn đó là muối và làm mứt.
Chế biến món cà na muối tưởng như rất dễ dàng, nhưng thực tế cũng cần có những bí quyết riêng để món ăn vừa miệng, khi ăn hạt và cơm cà na phải tách rời nhau. Cà na mua ở chợ lựa trái già, chín vàng, không bị dập về rửa sạch, cắt đầu, đuôi trái một ít cho bắt mắt. Dùng dao nhọn rạch 4 đường theo chiều dọc thân trái, ngâm vào nước muối thật mặn, xả nước lạnh nhiều lần cho bớt vị chua sau đó vắt ráo. Cho cà na vào nồi nước sôi trụng khoảng 10 phút và thử bằng cách cầm trái vuốt nhẹ khi cơm và hạt tách ra dễ dàng là được. Đổ cà na ra xả nước lạnh, vắt ráo và xếp vào keo. Cho nước đường nấu để nguội vào ngập xăm xắp với cà na, để khoảng một ngày khi cà na ngấm đường là dùng được. Nếu muốn để lâu hơn, thì cho vào ngăn lạnh.
Riêng món mứt cà na thì hơi dụng công một chút. Sau khi đã làm sạch cà na, ngâm muối, xả nước lạnh và trụng qua nước sôi thì vớt cà na ra, để ráo và cho vào thau trộn đều với đường cát với một tỉ lệ nhất định cho ngấm. Sau đó, đổ cà na vào nồi sên với ngọn lửa liu riu cho đường ngấm dần vào cà na, và khi cà na chuyển thành màu nâu, đường rút vào sền sệt là đã có thể thưởng thức được.
Những trái cà na khi làm mứt trông căng tròn, bóng mẩy rất bắt mắt. Khi ăn vị chua thanh của trái sẽ hòa lẫn vị ngọt nhẹ của đường lan tỏa khắp giác quan tạo cảm giác làm cho người ăn cứ mải mê thưởng thức hoài không biết chán.
Thưởng thức hương vị xưa cùng lẩu cù lao
Ở miền Tây Nam Bộ ngày xưa, mỗi khi nhà có đám tiệc, giỗ chạp... thì chắc chắn có cù lao trên bàn tiệc.
Ngày nay, cù lao vẫn được giữ ở một số nơi với tên gọi là lẩu cù lao. Trong đó cũng có nhiều cách biến tấu khác nhau tùy theo mỗi địa phương. Với mong muốn gìn giữ những nét ẩm thực xưa, cồn Sơn cũng có lẩu cù lao, được nấu theo đúng cách thức của người miệt vườn sông nước Nam Bộ xưa.
Lẩu cù lao ở nhà vườn Song Khánh. Ảnh: Kiều Mai
Tên lẩu cù lao bắt nguồn từ vật dụng đựng món ăn này. Cù lao là vật dụng hình trụ tròn, phía dưới có bụng rỗng với chức năng chứa tro than; ở giữa có vòng tròn lớn mở miệng để đựng thức ăn, bên trên có nắp đậy; ở giữa có một trụ tròn nhằm đựng than đang cháy để món ăn lúc nào cũng nóng. Chị Phan Kim Phước, chủ vườn Song Khánh (cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), cho biết: "Hồi xưa, mỗi dịp giỗ chạp là nhà tôi có món cù lao, bì cuốn... Nay làm du lịch tôi cũng muốn mọi người biết đến những món ăn của ông bà xưa. Tôi vẫn giữ cách làm cũ để tạo ra hương vị như trong ký ức". Cách nấu lẩu cù lao có chút công phu và trang trí cầu kỳ, nên món ăn có sức hút riêng biệt.
Theo cách nấu truyền thống của gia đình chị Năm Phước, lẩu cù lao được chuẩn bị qua nhiều giai đoạn. Trong đó, nước dùng là một trong những yếu tố then chốt, phải được nấu từ xương, tôm khô, khô mực nướng và lòng heo, gà, vịt... mới tạo được độ ngọt tự nhiên. Ngoài ra còn thêm củ sắn, củ cải trắng, cà rốt, bắp cải, bông cải để thêm hương vị. ể món ăn bắt mắt, các chị hay cắt tỉa hoa từ các loại rau củ với hành lá, rồi trang trí ở lớp trên cùng khi đem ra bàn tiệc đãi khách. ể tăng vị cho cù lao, món ăn này còn phải có da heo khô được sơ chế và ngâm trong nước ấm và gừng để khử mùi, sau đó được cắt thành hình thoi xào sơ với tỏi phi, rồi thêm vào lẩu cù lao. Lẩu cù lao trở nên kỳ công hơn khi có chả trứng cuộn và bắp cải cuộn. ể làm chả trứng cuộn, người nấu phải dùng chả cá thác lác quết vào trứng chiên và cuộn lại, sau đó xắt thành lát mỏng tạo hình rất đẹp. Còn bắp cải cuộn làm từ lá bắp cải được chần sơ, rồi cuộn thịt băm hoặc giò sống bên trong, dùng lá hành (cũng được chần sơ) cột lại bên ngoài.
Hầu hết các thành phần trong cù lao đều đã được sơ chế chín và chỉ cần bày biện, dọn lên bàn ăn. Các lớp rau củ, thịt và lòng được trưng bày xen kẽ theo từng lớp, rồi nước lẩu mới được thêm vào. Than đỏ hồng sẽ được để phía trong trụ ở giữa, có tác dụng làm nóng nước lẩu, cũng như góp phần dậy mùi món ăn. Than được sử dụng là than đước, không tạo khói nhưng có mùi than rất đặc trưng, tạo cho món lẩu cù lao thêm phong vị riêng. Thông thường, lẩu cù lao ăn kèm với bún và dùng nóng, nước lẩu có vị ngọt rất tự nhiên, thanh tao.
Lẩu cù lao ngày nay đã có nhiều biến tấu để tạo thành món thường ngày ở các hàng quán. Tuy nhiên, để thưởng thức đúng hương vị truyền thống xưa thì không phải dễ tìm. Cần Thơ cũng có vài quán giữ hương vị lẩu cù lao này, như: Hồi ó, Nhà Quê...và gần đây là nhà vườn Song Khánh (cồn Sơn).
3 đặc sản từng được xem là 'cỏ dại' ở miền Tây Bồn bồn, cây năn và hẹ nước là 3 đặc sản Nam Bộ có hương vị thơm ngon, có loại phải chờ đến mùa nước nổi mới được thưởng thức. Bồn bồn (cây cỏ nến) vốn là loại cây mọc hoang sống ở vùng đất ngập nước trong ao hồ hoặc mé sông. Cây phát triển quanh năm nhưng tốt nhất là vào...