Cá mòi chiên giòn đặc sản vùng sông Hồng
Món ăn “lộc trời ban” của vùng đồng bằng sông Hồng được nhiều người yêu thích bởi cá chiên giòn rụm, thịt bùi, thơm ngậy.
Nguyên liệu
500 grams cá mòi tươi.
1 nhánh nghệ nhỏ.
1 nhánh gừng nhỏ.
Mắm, muối hạt, chanh tươi.
Mỡ lợn/hoặc dầu ăn.
Video đang HOT
Cách làm
1. Cá mòi làm sạch, chà xát chanh, muối hạt, rửa kỹ với nước vo gạo cho hết tanh, để ráo.
2. Dùng dao sắc khía mấy đường chéo hai bên thân cá, ướp với nước cốt nghệ, gừng với 1/2 thìa muối (nghệ, gừng giã nát, vắt lấy nước). Ướp tối thiểu trong 30 phút.
3. Nên chiên 2 lần lửa, kỹ thì cá mòi mới đạt độ giòn rụm, thơm ngon: Chiên lần 1, ban đầu bật lửa to. Sau đó, hạ nhỏ lửa chiên cho cá cứng thì gắp ra để nguội. Khi gần ăn thì chiên lần 2 cho tới khi cá giòn rụm thì gắp ra, để giấy thấm dầu.
4. Nước chấm: Giã nát gừng, ớt pha thêm nước mắm, chanh, ớt theo khẩu vị. Nếu bạn thích ngọt thì thêm đường, khuấy tan cho nước chấm sánh lại.
5. Cách ăn: Cá mòi ăn cùng rau húng láng, kinh giới hoặc lá lốt, chấm nước mắm gừng.
Theo truyền thuyết, cá mòi do chim ngói hóa thành bởi thế mà cả mề của cá ngòi cũng hao hao mề chim ngói. Vào mùa thu, chim ngói bay ra biển hóa thành cá mòi. Khi sang xuân, cá lại bơi trở lại rừng để hóa thành chim ngói. Bởi thế cứ đến mùa sinh sản cá mòi lại bơi từ biển về sông để sinh sôi từng đàn. Do đó, nhiều ngư dân đồng bằng sông Hồng thường ví cá mòi là ‘lộc trời ban’.
Cá mòi màu trắng bạc giống cá diếc, thịt dày, đậm đà, có nhiều trứng thơm ngon. Có nhiều món ngon từ cá mòi như: Cá mòi kho gừng, cá mòi kho nghệ, cá mòi kho dưa, kho chuối xanh, cá mòi nấu su hào… Trong đó ngon nhất, đơn giản nhất là cá mòi chiên giòn ăn được cả thịt và xương chấm cùng mắm gừng.
Chú ý:
- Cá mòi tanh nên cần sơ chế và khử mùi kỹ bằng dấm hoặc rửa bằng nước vo gạo đặc.
- Cá mòi đặc biệt hợp với nghệ và gừng nên xát nước cốt nghệ, gừng vừa giúp khử mùi tanh vừa làm cho thịt cá dậy mùi thơm.
- Khía các đường chéo trên thân cá giúp ngấm gia vị và khi rán giòn thơm.
Giòn tan cá mòi sông Hồng
Cá mòi là món ăn "lộc trời ban" cho các ngư dân sống dọc sông Hồng, đặc biệt là "lộc" nhiều ở H.Thường Tín, phía nam Hà Nội.
Cá mòi nướng lá bưởi - ẢNH NGUYỄN VĂN CÔNG
Nếu như ở châu Âu có giống cá hồi như đồng hồ sinh học, thì ở nước ta có cá mòi chính xác khác không kém. Quanh năm sống ở cửa biển, nhưng đến cuối tháng hai đầu tháng ba âm lịch, chúng lại ngược dòng phù sa vào vùng nước ngọt để đẻ trứng.
Cá mòi bắt ở biển và vào thời điểm ngoài tháng ba, thịt cứng và nhạt, có mùi hôi, nên có thích ăn đến mấy cũng phải đợi dịp. Ngoài chính vụ tháng ba, còn vụ phụ tháng chín. Cá mòi không nuôi được mà có ở tự nhiên, nên ví là "lộc trời ban" không sai.
Cá mòi thân dẹp, to cỡ 3 đầu ngón tay, màu trắng vảy nhỏ, thịt mềm, tuy có nhiều xương nhưng mềm có thể nhai được. Việc đánh lưới cá mòi khá dễ dàng, chúng thường đi theo đàn và ít sợ thuyền bè, có thể đánh bắt dễ dàng vào ban ngày lẫn ban đêm.
Tuy nhiên, cá mòi sau khi đánh lên rất nhanh chết nên phải ướp đá ngay. Nhiều ngư dân còn chế biến ngay trên thuyền với món cá mòi nướng vỏ bưởi. Cá mòi xuất hiện vào tháng ba cũng là khi lá bưởi non mơn mởn, cá nướng ăn thơm dịu.
Do ngược dòng vào sông Hồng sinh sản nên đa phần đều là cá mòi có trứng, trứng cá mòi ăn rất bùi và thơm, giàu dinh dưỡng. Nướng cá mòi vỏ bưởi bằng chính rơm rạ, củi cỏ khô trên đê mang mùi phù sa là một điều rất thú vị, đậm phong vị ẩm thực đồng quê.
Cá mòi có nhiều cách ăn, nhưng với tôi cá mòi rán giòn là hấp dẫn nhất. Cá mòi ăn sạch nên ruột nhỏ dễ làm, thậm chí không cần bỏ ruột và đầu mà ăn vẫn đảm bảo vệ sinh. Đầu tiên, rạch vài đường trên thân cá, lấy nước nghiền nghệ ướp vào từng thớ cá và rán ngập trong mỡ lợn. Nước chấm gừng và ớt là hợp nhất chứ không phải tỏi, cá mòi rán kẹp thêm rau húng láng hoặc kinh giới thì ăn một lần chỉ có mê.
Ngoài rán, nếu ai thích ăn cá nấu thì có thể nấu cá mòi dọc mùng, canh dưa kèm nhiều ớt tươi, còn kho có thể kho với chuối xanh, kho gừng, kho nghệ đều rất hợp.
Cá mòi là quà trời cho nên chỉ có dịp, số lượng ít, hơn nữa cá mòi phải chế biến ngay nên không được đưa nhiều vào chợ, tiêu thụ rộng rãi, chỉ có dân sống dọc đê sông Hồng mới thưởng thức được đúng vị cá mòi.
Để có thể thưởng thức cá mòi tuyệt hảo nhất, tôi khuyên bạn hãy đi dọc đê sông Hồng và cùng các ngư dân đi đánh lưới, chuẩn bị trước các dụng cụ, gia vị nướng hoặc chiên trên bờ, và ngay sau khi có được "chiến lợi phẩm", hãy thưởng thức món ngon này như một nét văn hóa ẩm thực của dân ngoại thành ven sông Hà Nội.
Bún mắm đậm đà cho tuần mới Bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản dân dã của các tỉnh miền Tây sông nước. Tuy có nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của Việt Nam được nhiều người yêu thích do mang hương vị của đồng nội, miền quê với cách nêm ngon đậm đà. Rau ăn bún...