Ca mổ hơn 7 giờ cứu sống bệnh nhi bị vỡ đôi dạ dày, tụy
Chiều 11.5, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (BVĐKKH) cho biết ê kíp bác sĩ của Khoa Ngoại tổng quát, phối hợp với các khoa phòng liên quan của bệnh viện này đã cứu sống một bệnh nhi bị đa chấn thương rất nặng, đứt đôi dạ dày và đứt đôi tuỵ do tai nạn sinh hoạt.
Bác sĩ Ngô Thế Lâm, Trưởng Khoa Ngoại tổng quát, thăm khám cho bệnh nhi sau mổ – CÔNG THI
Để cứu sống bệnh nhân, các khoa đã huy động 4 bác sĩ, phối hợp cùng với Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức thực hiện ca mổ lớn, kéo dài hơn 7 tiếng đồng hồ.
Bệnh nhân là bé V.T.T (10 tuổi, ở phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), nhập viện vào tối 28.4 trong tình trạng bị tổn thương rất nặng.
Video đang HOT
Sau khi tiếp nhận, hội chẩn và thực hiện các cận lâm sàng, ê kíp bác sĩ của BVĐKKH xác định dạ dày và tuỵ của bệnh nhân đều bị đứt đôi, tình trạng rất nguy kịch. Xác định đây là ca khó, nặng, ê kíp bác sĩ của BV do bác sĩ Ngô Thế Lâm mổ chính vừa hội chẩn với BV Chợ Rẫy (TP.HCM), đồng thời, tiến hành mổ cấp cứu cho bệnh nhân.
Do các tổn thương quá nặng, ê kíp bác sĩ đã buộc phải cắt một phần ống mật chủ, dạ dày, cắt toàn bộ tá tràng, đoạn đầu ruột non và đầu thân tuỵ. Sau đó, tiến hành nối tuỵ với dạ dày, nối ống mật chủ với ruột non, nối dạ dày với ruột non. Đồng thời, dẫn lưu miệng nối mật ruột, mở thông ruột non để nuôi ăn và 4 ống dẫn lưu ổ bụng.
Sau 7 giờ 20 phút phẫu thuật, ca mổ thành công, bệnh nhân được chuyển về Khoa Hồi sức Nhi để chăm sóc. Qua 4 ngày, sức khỏe bé T. tạm ổn, được chuyển lại Khoa Ngoại.
Dưới sự điều trị tích cực của khoa, hỗ trợ về mặt dinh dưỡng của Khoa Dinh dưỡng, sức khỏe của bé Tùng đã phục hồi tốt. Hiện nay, bé Tùng đã khoẻ, tỉnh táo, đi lại, ăn uống được, vết mổ đã ổn định.
Cũng theo bác sĩ Ngô Thế Lâm, Trưởng Khoa Ngoại tổng quát: Đây là ca lần đầu tiên BV gặp phải, do bị tổn thương rất nặng. Cũng lần đầu tiên Khoa áp dụng phẫu thuật WHIPLE trên bệnh nhân nhi trong mổ cấp cứu. Đây là phẫu thuật tiêu hoá gan mật đặc biệt lớn và phức tạp, vì phải thực hiện 3 đại phẫu cùng 1 lúc, đòi hỏi kíp mổ phải có tay nghề vững, nhiều kinh nghiệm; sự phối hợp tích cực giữa các khoa, phòng; đồng thời, do tuyến dưới chuyển viện kịp thời.
Theo người nhà của bé T., chiều 28.4, bé nằm chơi trong ống bi nước để trước nhà, bất ngờ một mảng của ống bị đổ ập trên người bé. Bé được người nhà đưa vào BVĐK khu vực Cam Ranh. Tại đây, bé Tùng được ê kíp của BV Cam Ranh mổ cấp cứu ban đầu, liền sau đó được chuyển cấp cứu ra BVĐKKH.
Bé trai 6 tuổi người Nga được bác sĩ Việt nối lại 3 ngón tay dập nát
Bệnh nhi T.S (6 tuổi, quốc tịch Nga) đang sống tại Hà Nội nhập viện do tai nạn sinh hoạt kẹp tay vào cửa.
Ảnh minh họa
Bé S đến tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu trong tình trạng đốt 3 ngón 3 tay trái dập nát tím.
Theo TS.BS Ngô Bá Toàn, Phó Trưởng khoa Chấn thương chung, bệnh nhi đã được các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu kịp thời, xử lý vùng mềm dập nát, đặt lại móng, khâu tạo hình ngón, do đó đã tránh được nguy cơ phải cắt cụt đốt ngón.
Bệnh nhi được theo dõi, dùng thuốc và khám lại đánh giá sau 48h: đầu ngón tay đã hồng trở lại, đó là dấu hiệu búp ngón tay không bị hỏng.
Sau 3 tháng khi đi khám lại, ngón tay của bé đã có lại cảm giác, vận động sinh hoạt bình thường.
TS Ngô Bá Toàn khuyến cáo, khi trẻ chơi tự do vai trò của người lớn là cung cấp không gian về thể chất, tâm lý và các tài nguyên hỗ trợ cho trẻ chơi, mặt khác không quên đảm bảo sự an toàn của trẻ.
Trường hợp bệnh nhân S bị tai nạn khi chơi trong nhà, dù bị thương tổn rất nặng nhưng được phẫu thuật kịp thời đã giữ được ngón tay. Đây cũng là kinh nghiệm cho các phụ huynh nên lưu ý về sự an toàn của trẻ em khi chơi trong nhà.
Ngọc Minh
Cứu sống cô gái bị tai nạn sinh hoạt lóc toàn bộ da đầu, lòi xương sọ Sáng 21/4, bác sĩ Phạm Thanh Phong, phó giám đốc BV ĐKTƯ Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa phẫu thuật, xử trí thành công cho một trường hợp bị tai nạn sinh hoạt lóc toàn bộ da đầu. Bác sĩ phẫu thuật đặt ghép lại da đầu cho bệnh nhân Trước đó, ngày 10/4/2020, bệnh nhân Huỳnh...