Ca mổ căng thẳng cứu mẹ con sản phụ nguy kịch do lupus ban đỏ
Bác sĩ BV đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa đỡ đẻ thành công cho sản phụ bị lupus ban đỏ gây tổn thương thận, suy tim. Em bé chào đời khỏe mạnh, nặng 2,1 kg.
Ngày 20/4, Phó giám đốc BV đa khoa Trung ương Cần Thơ Phạm Thanh Phong cho biết, bác sĩ Khoa Sản vừa phẫu thuật cứu mẹ con sản phụ bị lupus ban đỏ hệ thống.
Chị Trần Thị Huyền (27 tuổi, ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) mang thai 35,5 tuần, bị đau bụng phải vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Qua khám, siêu âm, bác sĩ chẩn đoán chị Huyền bị lupus ban đỏ hệ thống đã tổn thương thận mức độ nặng, có dấu hiệu suy tim nặng.
Bác sĩ phẫu thuật cứu mẹ con sản phụ nguy kịch do lupus ban đỏ
Video đang HOT
Siêu âm thai nhi cho thấy có dấu hiệu suy thai trên nền suy dinh dưỡng bào thai. Bác sĩ xác định đây là một trường hợp phức tạp cần chấm dứt thai kỳ để cứu cả mẹ lẫn con.
Sau 30 phút phẫu thuật căng thẳng, bác sĩ đón bé trai nặng 2,1 kg, khỏe mạnh, bú tốt. Sản phụ Huyền không còn dấu hiệu suy tim nặng. hiện điều trị tiếp bệnh lý tim mạch và lupus ban đỏ hệ thống.
Bác sĩ thăm khám cho sản phụ Huyền
Phó giám đốc bệnh viện Phạm Thanh Phong cho biết, lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn hệ thống chưa rõ nguyên nhân, gây rối loạn đáp ứng miễn dịch, dẫn đến sản xuất ra các chất chống lại chính cơ thể người bệnh.
“Đây là một bệnh lý ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể nhất là da, xương khớp, thận, tim mạch. Bệnh hay xuất hiện ở phụ nữ trẻ, chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ. Người mang thai mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể bị nhiều biến chứng cho cả mẹ và con”, bác sĩ Phong nói.
Theo bác sĩ Phong, qua nhiều nghiên cứu, quá trình thai sản là một trong những yếu tố gây khởi phát đợt cấp của bệnh lupus.
Các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đợt cấp là da, thận, máu và khớp, trong đó tổn thương thận nặng nhất với các biểu hiện của viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận. Đây cũng là một trong những yếu tố tiên lượng xấu, có thể dẫn đến tử vong mẹ trong thai kỳ…
Hoài Thanh
Bơm thuốc tiêu sợi huyết não thất cứu sống bệnh nhân xuất huyết não nguy kịch
Sáng 17/4 BS CK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương (ĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, lần đầu tiên bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ cũng là lần đầu tiên tại ĐBSCL các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh đã cứu sống 1 bệnh nhân xuất huyết não thất nguy kịch nhờ phối hợp kỹ thuật dẫn lưu não thất và sử dụng thuốc tiêu sợi huyết não thất.
Bệnh nhân Tùng đã phục hồi tốt sau khi điều trị.
Theo đó bệnh nhân Trần Minh Tùng, (37 tuổi), ngụ tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, nhập viện ngày 23/3 trong tình trạng hôn mê sâu, sốt cao, mạch nhanh, HA 200/100 mmHg. Theo người nhà bệnh nhân 3 ngày trước nhập viện bệnh nhân bị nhức đầu tự uống thuốc giảm đau...
Qua kết quả chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não cho thấy có tình trạng xuất huyết não tràn vào hệ thống não thất, gây dãn toàn bộ hệ thống não thất. Nhận thấy đây là một ca bệnh nặng, nguy cơ tử vong gần như hoàn toàn nếu không xử trí kịp thời, ê kíp bác sĩ Khoa Cấp cứu đã hội chẩn khẩn trong đêm với bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh.
Sau khi chụp hình mạch máu não và CLVT sọ não kiểm tra sau mổ cho thấy hệ thống não thất đã bớt giãn nhưng vẫn còn tụ máu nhiều, khả năng tắc ống dẫn lưu là rất cao. Ê kíp tiếp tục bơm thuốc tiêu sợi huyết vào não thất thông qua ống dẫn lưu kết hợp theo dõi áp lực nội sọ liên tục.
Kết quả ngoài mong đợi: CLVT tuần thứ nhất sau mổ cho thấy máu tụ trong não thất giảm đáng kể, bệnh nhân tri giác cải thiện, giảm sốt, và đã được rút ống dẫn lưu não thất.
Hiện tại bệnh nhân đã mở mắt tự nhiên, có thể làm theo y lệnh, tự thở tốt, hết sốt, huyết áp ổn định và được chuyển sang giai đoạn tập vật lý trị liệu để phục hồi.
BS.CK2 Phạm Thanh Phong cho biết, xuất huyết não thất dù chỉ chiếm khoảng 40% bệnh cảnh đột quỵ xuất huyết não nhưng tỷ lệ tử vong lại có thể lên đến 80%.
Cũng theo BS Phong, việc áp dụng thành công kỹ thuật bơm thuốc tiêu sợi huyết não thất sẽ mang đến cơ hội sống và phục hồi cho bệnh nhân xuất huyết não nguy kịch giảm bớt gánh nặng và chi phí điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Quốc Trung
Gây mê để phẫu thuật cho bệnh nhân vừa bị... sốc thuốc mê Trước đó, bệnh nhân vừa bị sốc thuốc gây mê ở bệnh viện tuyến dưới. Nhưng để phẫu thuật kịp thời, việc gây mê là không thể trì hoãn, và các bác sĩ tuyến trên đã xử lý thành công. Các bác sĩ căng thẳng xử lý ca bệnh khó này - Ảnh: Phong Phạm Sáng 15.4, BSCK2 Phạm Thanh Phong - Phó...