Cà Mau xuất hiện 4 đoạn sạt lở đê biển rất nguy hiểm
Theo kết quả khảo sát đầu tháng Tám vừa qua, toàn tuyến đê biển Tây, tỉnh Cà Mau xuất hiện 4 đoạn sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 5,2km; trong đó, có hơn 3.250m đê bị sạt lở nghiêm trọng.
Chiều 21/9, ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết kết quả khảo sát vào đầu tháng Tám vừa qua cho thấy toàn tuyến đê biển Tây, tỉnh Cà Mau đang xuất hiện 4 đoạn sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 5,2km; trong đó, có hơn 3.250m đê bị sạt lở nghiêm trọng, rình rập nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.
Nguy hiểm nhất là tại 4 điểm chính: từ Dòng Cát đến Tiểu Dừa, Ba Tĩnh đến T25, Nam Kinh Mới và Đá Bạc đến Sào Lưới. Hiện ở những đoạn sạt lở này đai rừng chỉ còn rất mỏng, có nơi không còn đai rừng.
Mặc dù bên ngoài đê biển đã có kè bằng công nghệ ly tâm, nhưng do chưa đầu tư xây dựng hoàn thiện nên sóng biển vẫn tiếp tục ảnh hưởng gây sạt lở. Ở những vị trí chưa có kè bảo vệ thì diễn biến sạt lở càng nghiêm trọng hơn. Nếu các đoạn nói trên không được xử lý khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thân đê và có thể gây vỡ đê trong mùa mưa bão năm nay.
“Một khi xảy ra tình trạng vỡ đê sẽ để lại tổn thất rất lớn không chỉ đối với đời sống, sản xuất của người dân bên trong đê, mà về lâu dài có thể phá vỡ quy hoạch sản xuất do nước biển tràn vào vùng ngọt gây xâm nhập mặn.
Chưa kể các khu dân cư và nhiều trụ sở cơ quan nhà nước, công trình hạ tầng thuộc địa bàn các xã ven biển và các khu vực lân cận của hai huyện U Minh và Trần Văn Thời cũng bị ảnh hưởng trực tiếp nếu như xảy ra vỡ đê,” ông Nam bày tỏ lo lắng.
Video đang HOT
Trước thực trạng trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ hơn 29 tỷ đồng để thực hiện 3 công trình khẩn cấp khắc phục sạt lở đê biển Tây.
Cụ thể, đoạn sạt lở Hương Mai 7.900m hướng về Tiểu Dừa thuộc huyện U Minh có chiều dài 610m; đoạn sạt lở Nam, Bắc Kênh Mới và đoạn từ Đá Bạc 2.000m hướng về Sào Lưới thuộc huyện Trần Văn Thời có chiều dài 500m; đoạn sạt lở từ Ba Tĩnh đến T25 thuộc huyện Trần Văn Thời có chiều dài 1.900m.
Cùng đó, tỉnh Cà Mau đề xuất Trung ương xem xét hỗ trợ gần 24 tỷ đồng để địa phương khắc phục các đoạn sạt lở theo tình huống khẩn cấp đê biển Tây theo Quyết định 1278/QĐ-UBND ngày 4/8/2019 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Phòng, chống thiên tai hỗ trợ tỉnh Cà Mau về giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao trình đỉnh kè đê biển Tây từ 1,8m đến 2,1m, kè bờ biển Đông từ 2,5m trở lên.
Thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực triển khai các giải pháp phi công trình; đặc biệt là các công trình kè phòng chống, khắc phục sạt lở tại các vị trí xung yếu ven biển có chiều dài hơn 28,7km, với kinh phí đầu tư 958,7 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: vốn Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh, vốn của doanh nghiệp…
Nhờ đó, Cà Mau đã khắc phục được hàng trăm hecta rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ đê biển. Tuy vậy, tình hình bất lợi của thời tiết khiến đê biển xuất hiện thêm nhiều vị trí sạt lở mới. Tình trạng sạt lở bờ biển của tỉnh diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng nghiêm trọng hơn./.
Sạt lở đê biển, Kiên Giang công bố tình trạng khẩn cấp
Sáng 3-8, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, những ngày qua mưa to, gió lớn đã làm sạt lở nhiều đoạn đê biển trên địa bàn huyện An Minh.
UBND tỉnh Kiên Giang đã công bố tình trạng sạt lở đê biển nghiêm trọng cần khắc phục khẩn cấp tại khu vực Vàm Tiểu Dừa, thuộc địa bàn xã Vân Khánh Tây.
Nhiều đoạn đê ở Vàm Tiểu Dừa bị sạt lở nghiêm trọng.
Theo thông tin, ngày 29-7, sau nhiều ngày mưa lớn, kéo dài, sóng biển dâng cao đã làm vỡ một đoạn đê biển dài khoảng 20m tại Vàm Tiểu Dừa (thuộc xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh, giáp ranh với tỉnh Cà Mau).
Đê bị vỡ, nước biển đã tràn vào trong, ảnh hưởng trực tiếp sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Ngoài ra, tại khu vực này, có một đoạn đê biển gần 700m cũng bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Nhiều điểm khác cũng có nguy cơ bị vỡ nếu mưa lớn và sóng mạnh vẫn tiếp tục.
Để chống đỡ tình trạng sạt lở đê biển, UBND huyện An Minh đã cử lực lượng và phương tiện đến hiện trường triển khai biện pháp gia cố, khắc phục bằng cách đóng cừ tràm hai bên đê, lót bạt cao-su và đắp đất phục hồi tạm thời thân đê, nhằm chống nước biển tràn vào nội đồng, hạn chế tình trạng sạt lở tiếp diễn.
Tuy nhiên, tình trang sạt lở nặng đã làm một số nền nhà của người dân mất hoàn toàn, số hộ này phải di dời khẩn cấp đến nơi khác sinh sống.
Cũng trong sáng 3-8, tin từ Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang thông tin, có hai đoạn đê bị sạt lở: đoạn đê thứ nhất bị sạt lở dài khoảng 20m, rộng 10m, toàn bộ bờ đê đã bị nước biển cuốn trôi; đoạn đê thứ hai bị sạt lở dài khoảng 50m, rông 9m, đất đã không còn.
Sau khi đê vỡ, thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang đã trực tiếp đến hiện trường nắm tình hình và chỉ đạo gần 100 cán bộ, chiến sĩ cùng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên của xã Vân Khánh Tây phối hợp các lực lượng tại chỗ và bà con nhân dân địa phương khẩn trương khắc phục.
Các lực lượng đã sử dụng hai máy cuốc chuyên dụng, cùng với cây tràm, cây dừa, đá hộc, đất để gia cố đoạn đê vỡ.
Được biết, đoạn đê biển đang sạt lở nằm trong dự án kè chống sạt lở bờ biển Tiểu Dừa - Chủ Vàng (huyện An Minh).
Theo đó, giải pháp thi công kè bê-tông trụ rỗng, tạo bồi gây bãi, từ nguồn vốn ODA vay của Ngân hàng Thế giới, dự kiến triển khai vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, tại đoạn đê này đã mất hết rừng phòng hộ, sạt lở đã vào đến chân đê. Nhiều đoạn đê biển bị đứt, ảnh hưởng nghiêm trọng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay đang trong mùa mưa bão, nếu không sớm xử lý khắc phục, tình hình đứt thân đê biển sẽ tiếp tục nghiêm trọng hơn.
Trước tình hình cấp thiết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã ký tờ trình đề nghị Thường trực Tỉnh ủy xem xét cho phép sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh, thực hiện dự án xử lý khẩn cấp tạm thời điểm đê biển bị sạt lở nghiêm trọng tại khu vực này, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân trong khu vực. Tổng kinh phí đề xuất để thực hiện gần 10 tỷ đồng.
Hiện nay, tại Kiên Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 và áp thấp nhiệt đới, mưa tiếp tục nặng hạt, gió mạnh, sóng biển đang hung hăng, nhiều tuyến đê biển tiếp tục bị đe dọa.
Bao giờ khắc phục xong sạt lở đê biển Tây ở Cà Mau? Việc khắc phục sạt lở đê biển Tây cần đẩy tiến độ, khẩn trương hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2020. Đê biển Tây (đoạn qua huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) bị sụt lún nghiêm trọng hồi đầu tháng 2/2020. Ảnh: Gia Minh Ngày 29/4, theo nguồn tin của Báo Giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có chỉ...