Cà Mau: Vận chuyển gỗ trái phép bị phát hiện vẫn ngang nhiên đem đi
Theo đó, vào ngày 10/3, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 (huyện Năm Căn) phát hiện ông Nguyễn Văn Út vận chuyển trái phép 0,7m3 gỗ cây đước. Tại thời điểm này, lực lượng làm nhiệm vụ đề nghị ông Út đưa phương tiện cùng số gỗ trên về tiểu khu 139 của đơn vị để lập biên bản vi phạm.
Liên quan đến vụ việc trên, ngày 17/3, ông Tô Hoài Phương – Chủ tịch UBND huyện Năm Căn ( Cà Mau) ký văn bản chỉ đạo Công an huyện này phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, xác minh vụ chống người thi hành công vụ.
ảnh minh họa.
Tuy nhiên, ông Út không ký biên bản, đồng thời gọi điện cho người nhà đến đưa phương tiện và tang vật vi phạm về (nhà của ông Út ở Tam Giang Tây, cách tiểu khu 139 một con sông). Sau đó, có hơn 10 người đi trên 3 ghe cào đến giải vây cho ông Út và đưa phương tiện cùng tang vật đi.
Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Em – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1, cho biết: Tang vật này do ông Út lấy từ rừng phòng hộ, anh em làm nhiệm vụ mời ông Út về làm việc nhưng sau đó ông Út không hợp tác. Do lực lượng ở tiểu khu mỏng, vụ việc xảy ra nhanh nên lực lượng làm nhiệm vụ không phản ứng kịp để nhóm người trên đưa tang vật vi phạm đi.
Video đang HOT
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, xác minh làm rõ.
Theo Danviet
Cà Mau: Lâm tặc chặt phá rừng phòng hộ ven biển nghiêm trọng
Liên quan đến thông tin người dân phản ảnh rừng phòng hộ xung yếu thuộc thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) bị chặt phá nghiêm trọng, ngày 29/11, trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Thức - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết: Hiện đang cho các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, kiểm tra thông tin và xác định các nguyên nhân. Từ đó sẽ đề xuất giải pháp xử lý tiếp theo.
Cũng theo ông Thức, trước đó Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 cũng đã có báo cáo tình hình cây rừng bị chặt phá. "Tình trạng này (chặt phá cây rừng - PV) hầu như năm nào cũng có. Người dân lợi dụng sơ hở của cơ quan quản lý để chặt cây ven biển. Tình trạng chặt nhỏ lẻ thì cũng có xảy ra" - ông Thức thông tin thêm.
Theo quan sát tại tiểu khu 136, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1, chúng tôi nhận thấy từng đám rừng phòng hộ bị chặt, có cả dấu chặt mới và cũ, thậm chí có cây bị chặt hạ nhưng lâm tặc chưa kịp lấy đi.
Một khu vực rộng cặp mé biển, rừng đước bị chặt phá nghiêm trọng.
Theo phản ánh của người dân, ở những khu vực rừng đước từ 15-20 năm tuổi, lâm tặc chặt phá nhiều hơn. Khu vực đước nhiều tầng tuổi thì lâm tặc chặt theo hình thức đốn tỉa. Tính từ bìa rừng vào, hiện những vạt rừng bị chặt phá vào sâu gần trăm mét. Nhiều khu vực dọc bờ biển, rừng chỉ còn lại gốc, nhánh và đọt nằm ngổn ngang.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đ (một người dân gần khu vực rừng bị chặt phá) cho hay: "Nhìn những gốc được bị chặt thì dễ nhận biết cây nào mới chặt, cây nào bị chặt từ lâu, đầy ra đó. Khi thấy lâm tặc chặt cây rừng, người dân ở đây không dám nói vì sợ bị trả thù bằng cách phá vuông tôm (rừng phòng hộ nằm cặp vuông tôm người dân - PV)".
Theo người dân, lâm tặc chặt phá rừng cả ban ngày lẫn ban đêm (đêm sáng trăng), nhiều vuông tôm không người giữ thì trong vòng vài năm cây rừng bị chặt phá nghiêm trọng. Người dân nhiều lần thông tin với cán bộ quản lý chuyện rừng bị chặt phá, tuy nhiên mọi chuyện vẫn như cũ.
Một gốc đước trên 15 năm tuổi bị chặt phá.
Bên cạnh đó, nhiều người dân ở tiểu khu 136 cũng cho biết, cây rừng bị chặt trộm, lâm tặc tận thu để bán gỗ, những cây lớn bán cho cơ sở xẻ ván, nhỏ hơn thì bán cho hầm than, cây cho xây dựng, Người dân cũng đặt ra câu hỏi, khi lâm tặc đốn cây rừng thì phải chở vào đất liền bán, trong khi đó từng cửa ra vào đất liền thì đã có chốt tiểu khu quản lý.
Nói về tình trạng chặt phá cây rừng ở tiểu khu 136, ông Trương Việt Bắc - Phó Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1, cho biết: "Hiện nay đơn vị cũng đang cho xác minh, làm rõ. Hôm rồi kiểm tra, rà soát thì thấy số lượng cây rừng bị chặt phá khoảng 60 - 70 cây tại khu vực tiểu khu 136. Ở tiểu khu có sai phạm tới đâu thì tiến hành xử lý tới đó".
Nhiều gốc cây đước với dấu chặt còn mới.
Cũng theo ông Bắc, hiện nay không có phương tiện lớn, trong khi các đối tượng vi phạm sử dụng phương tiện công suất lớn để vận chuyển. Khi phát hiện thì lực lượng rượt đuổi nhưng không bắt được, nên không răn đe được. Khu vực thuộc quản lý đến hơn 5.000ha chia làm 6 khu, trong khi lực lượng cán bộ hiện nay thiếu.
Trước đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 cũng báo cáo gửi đến Sở NNPTNT. Đơn vị cho rằng rừng phòng hộ ven biển vẫn xảy ra tình trạng chặt phá, khó kiểm soát do người dân hoạt động đánh lưới trên biển, lợi dụng sơ hở của lực lượng quản lý bảo vệ rừng để vào chặt cây rừng.
Theo Danviet
Xếp hàng xin nước ngọt ở miền Tây Nước máy lẫn nước sông đều mặn chát, người dân ở Tiền Giang, Bến Tre hàng ngày sống nhờ vào những can nước xin từ điểm cấp miễn phí. Bến Tre, hai tháng nay, hạn mặn diễn ra gay gắt, xâm nhập toàn tỉnh. Hệ thống kênh, rạch đều bị nhiễm mặn, hoặc cạn trơ đáy, trong khi nguồn nước dự trữ của...