Cà Mau: Tôm khô Rạch Gốc tăng giá chóng mặt mà vẫn hút hàng
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2020, đây cũng là thời điểm các hộ sản xuất tôm khô ở Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), nơi có thương hiệu tôm khô nổi tiếng khắp cả nước, tất bật vào vụ sản xuất. Tuy nhiên, nhiều hộ dân theo nghề cho biết giá tôm khô dịp Tết năm nay sẽ tăng cao.
Ghi nhận của phóng viên tại thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), không khí sản xuất tôm khô đang rất tất bật, nhằm cung ứng cho thị trường Tết sắp tới. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số hộ theo nghề, giá tôm khô năm nay sẽ tăng cao so với năm ngoái do nguồn tôm nguyên liệu khan hiếm.
Theo nhiều nông dân nuôi tôm ở Cà Mau, ở những tháng giáp tết năm nay nguồn tôm đất trong vuông khá ít. Bên cạnh đó, nhiều hộ cũng giữ lại tôm đất để làm tôm khô dùng cho gia đình dịp Tết, từ đó đẩy giá lên khá cao. Hiện tôm đất được thương lái thu mua tại chỗ với giá dao động từ 100.000-120.000 đồng/kg (năm rồi ở mức 80.000 đồng/kg).
Người dân phơi tôm khô. Ảnh: CL.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Chương – Giám đốc hợp tác xã (HTX) tôm khô Tân Phát Lợi (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), cho biết: Do nhiều diện tích vuông tôm vừa cải tạo xong sau một vụ sản xuất nên sản lượng tôm đất giảm. Thị trường Tết khá nhộn nhịp nên giá tôm cũng tăng cao. Tuy có khó khăn về nguồn nguyên liệu, nhưng HTX sẽ tranh thủ đảm bảo cho các đơn hàng. Khoảng nửa tháng trước thì đã có nhiều đơn hàng đặt cho HTX, với sản lượng gần 2 tấn.
Video đang HOT
“Năm nay, tôm khô sẽ có giá tăng từ 150.000-200.000 đồng/kg so với năm trước, dao động từ 1.300.000-1.350.000 đồng/kg loại I (năm rồi khoảng 1.150.000 đồng/kg). Đó là giá từ cơ sở sản xuất, còn khi các cơ sở bán ra thì còn đội lên rất nhiều. Về sản lượng tôm khô, ở vụ Tết năm 2019, HTX xuất bán với doanh số hơn 4 tỷ đồng. Còn ở vụ Tết năm 2020, nếu sản lượng đảm bảo thì có thể đạt doanh số hơn 10 tỷ đồng” – ông Chương cho hay.
Tôm khô Rạch Gốc sẽ tăng giá dịp Tết 2020. Ảnh: CL.
Theo ghi nhận của phóng viên, bắt đầu từ qua Tết 2019 đến nay thì giá tôm khô giữ ở mức cao, từ 1.200.000 đồng/kg (loại I). Trong khi ở những năm trước, qua Tết Nguyên đán thông thường giá tôm khô sẽ giảm xuống.
Được biết, HTX tôm khô Tân Phát Lợi là một trong những đơn vị hiện đang sử dụng nhãn hiệu tập thể tôm khô Rạch Gốc, một thương hiệu tôm khô nổi tiếng khắp cả nước.
Quy trình cơ bản để làm nên con tôm khô Rạch Gốc, trước tiên là tiếp nhận nguyên liệu – chọn tôm đạt cỡ – rửa sạch – luộc – phơi – sấy – tách vỏ – sàng, lau bóng – phân loại – đóng gói. Các cơ sở sản xuất đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể đều phải đảm bảo tuân thủ đúng quy trình này.
Theo Danviet
Bún thang Hoa ngũ sắc của ẩm thực Hà Thành
Bún thang đã góp mặt trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội từ rất sớm. Sự ra đời của nó bắt nguồn từ món canh thượng thang của người Thủ đô xưa, tận dụng các nguyên liệu truyền thống của ngày Tết như tôm khô, thịt gà, xương gà, giò lụa, trứng....
Bún thang như một hình ảnh tượng trưng cho một món quà thanh nhã, tinh tế bậc nhất của ẩm thực Hà thành.
Thang theo tiếng Hán có nghĩa là canh. Bún thang có thể hiểu là "bún được chan bởi canh". Đơn giản vậy thôi nhưng lại không kém phần thú vị. Bởi lẽ, chỉ với cái tên đã cho thực khách thấy được phần cốt lõi, linh hồn của món bún cổ truyền chính là nước dùng. Nguyên liệu chính của nước dùng là từ xương gà hoặc xương lợn và tôm he được ninh nhừ.Trong quá trình chế biến, người nấu phải hớt bọt liên tục và đều tay để nước dùng không bị vẩn đục. Một nồi nước dùng đạt chuẩn phải vừa trong, vừa ngọt thanh lại thoang thoảng mùi hương của tôm he, của nấm khô.
Làm bún thang còn cầu kì ở chỗ lựa chọn nguyên liệu, chế biến và trình bày tác phẩm. Bún được chọn là bún rối, gỡ thành sợi nhỏ, trắng như bông mỡ. Thịt gà phải là loại gà ta, thịt mềm, xé nhỏ nhưng vẫn còn dính lại chút da óng ánh như lá vàng quỳ. Kế đến giò lụa cũng phải lựa chọn kỹ lưỡng, các khoanh giò được thái mỏng, ở giữa phải có màu hồng nhạt mới là giò ngon. Ruốc tôm phải ngọt mà không tanh, được làm bông lên. Củ cải khô xé sợi được dầm chua ngọt màu nâu vàng trông thật ngon mắt.
Ảnh minh họa
Cầu kì hơn nữa là khâu đánh trứng. Trứng muốn tráng thật mỏng nên cho thêm vào một chút rượu trắng rồi đánh kỹ. Sau đó, lấy que bông chấm vào bát mỡ quẹt đều quanh lòng chảo, khi cho trứng vào phải quay chảo thật nhanh và đều tay. Trứng rán xong được cắt ra thành từng dải, mỏng mà vẫn láng đều, mềm mại, mịn màng. Ngoài ra, nguyên liệu không thể thiếu là nấm hương, hành hoa và rau răm thái nhỏ.Tất cả những nguyên liệu được bày biện khéo léo trên bát bún giống như một bông hoa ngũ sắc với nhụy hoa là khoanh trứng màu vàng sẫm.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến thứ gia vị được coi là nét duyên ngầm của bún thang. Đó là mắm tôm. Bún thang mà thiếu mắm tôm cũng giống như ăn phở không có nước dùng. Và cũng không thể không nhắc đến tinh dầu cà cuống như là nét tinh tế, đặc sắc nhất của món bún này. Chỉ cần một chút đầu tăm điểm nhẹ, mùi hương quế sẽ quyện vào bát bún tạo thành một hương vị thơm ngon khó tả. Ngày nay, cùng với sự biến mất dần của con cà cuống thì cái hương vị đó đã dần dần chỉ còn trong ký ức của người Hà thành khiến bao thực khách phải tiếc nuối.
Ảnh minh họa
Bún thang xưa chỉ được thưởng thức vào các dịp đặc biệt như ngày lễ hóa vàng mùng 4 Tết. Ngày nay, người ta thưởng thức bún thang trong cuộc sống hàng ngày và cũng không còn giữ được đủ các nguyên liệu truyền thống như xưa. Tuy nhiên, với những nguyên liệu cơ bản như hiện nay, món ăn này vẫn khiến những người đã từng một lần thưởng thức phải nhớ mãi.
Theo Mtv.vn
Giá thịt lợn tăng chóng mặt, vợ đảm trổ tài ngay món này đãi cả nhà Hương vị chua, cay, mặn, ngọt và vị thơm của tôm khô hòa quyện trong nước sốt sóng sánh, thơm nức ngon không thể chối từ. Càng ăn lại càng ghiền, gắp không dừng đũa. Vào bếp và làm ngay một đĩa để thưởng thức thôi. Chuẩn bị nguyên liệu: - 1 trái đu đủ xanh - 150gr tôm nõn khô - Đậu...