Cà Mau: Thu hồi quy định “lạ đời” về phát ngôn báo chí
Trưa nay (13.10), theo nguồn tin của Dân Việt, UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh – do ông Thân Đức Hưởng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký ban hành ngày 29.9.
Theo đó, quyết định số 1627/QĐ-UBND ngày 29.9.2017 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Cà Mau (gọi tắt là quyết định) được thu hồi và hủy bỏ, với lý do quyết định này có những điểm chưa phù hợp với Luật báo chí và Nghị định số 09 của Chính phủ, quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
Quyết định thu hồi.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, tại khoản 3, Điều 9, quy chế phát ngôn của tỉnh Cà Mau nêu rõ: “Nhà báo, phóng viên không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để thông tin trên báo chí hoặc chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu”.
Trong khi Luật Báo chí năm 2016 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2017) quy định tại Điều 40 ghi rõ: “Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu”.
Liên quan đến quy chế này, ngày 10.10, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Đen – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau cho biết: “Quy chế phát ngôn báo chí tỉnh được xây dựng dựa trên nền Nghị định 09 của Chính phủ và Luật báo chí, có mở rộng đối tượng các cơ quan Đảng, đoàn thể, để tạo điều kiện thuận lợi cho anh em báo chí. Trong quy chế có một chi tiết tại khoản 3, Điều 9, bổ sung thêm ý khác với Điều 40 Luật báo chí. Điểm này không có ý để giới hạn báo chí”.
“Chúng tôi muốn đưa nội dung đó vào để muốn nói có những cuộc họp, trao đổi mang tính chất nội bộ, mà người phát biểu nói là trao đổi nội dung này báo chí không đưa tin nên chỉ dừng lại chừng mực đó, còn các hội nghị tổng kết, sơ kết thì anh em báo chí đưa bình thường”, ông Đen giải thích.
Ông Đen cũng thừa nhận: “Về mặt câu chữ, chúng tôi có nghiên cứu và thấy rằng có thể gây nhầm lẫn cho phóng viên, anh em báo chí băn khoăn là có cơ sở. Trong quá trình đưa quy chế ra áp dụng thực tế, nếu anh em cảm thấy có vấn đề phát sinh, chúng tôi sẽ nghiên cứu, tổng hợp và kiến nghị lãnh đạo tỉnh nghiên cứu xem xét chỉnh sửa, bỏ nội dung đó, để phù hợp với quy định của pháp luật”.
Video đang HOT
Theo Danviet
Vụ trưởng Thanh tra: 'Tôi không mạt sát người làm báo, sao phải xin lỗi'
Ông Nguyễn Minh Mẫn khẳng định mình không mạt sát người làm báo, do vậy "sẽ không thực hiện yêu cầu xin lỗi".
Ngày 9.9, ông Nguyễn Minh Mẫn - Quyền Vụ trưởng Vụ thanh tra khối văn hóa xã hội, Thanh Tra Chính phủ, có cuộc trao đổi với VnExpress xung quanh việc lãnh đạo ngành thanh tra đã kết luận ông phát ngôn không chuẩn mực về hoạt động báo chí, và yêu cầu xin lỗi công khai.
Ông bị kết luận đã phát ngôn không chuẩn mực về hoạt động báo chí tại cuộc làm việc với Đại học quốc gia TP HCM cách đây gần một năm, ông nói gì về điều này?
- Kết luận ban hành vào 31.8 đã làm ảnh hưởng đến cá nhân tôi và tôi xin khẳng định, nội dung đó trái pháp luật, không chính xác, thậm chí có tính chất dồn ép và hạ nhục tôi.
Ông Nguyễn Minh Mẫn. Ảnh: Bá Đô
Căn cứ nào để ông khẳng định như vậy?
- Tôi là người đứng đầu đoàn thanh tra, và được Tổng thanh tra giao nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của đoàn công tác tại Đại học quốc gia TP.HCM vào 15.9.2016. Trong quyết định thanh tra nêu rõ giao vụ trưởng Vụ 3 là tôi, chỉ đạo và theo dõi giúp Tổng thanh tra Chính phủ xử lý hoặc trình lãnh đạo xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của đoàn công tác.
Vì vậy, phát biểu chỉ đạo của tôi trong cuộc họp là hoàn toàn đúng quy định của Luật thanh tra; không có gì phải bàn cãi vậy tại sao lại truy tôi vi phạm.
Hơn nữa, hoạt động thanh tra và quán triệt nội dung thanh tra là hết sức bình thường, thuộc phạm vi và trách nhiệm của người đứng đầu. Tôi phát biểu thì có gì vi phạm, có phải tham nhũng gì đâu mà bắt tôi xin lỗi.
Ngoài ra, mọi động của đoàn thanh tra cần được bảo mật theo quy định pháp luật, vậy mà vẫn có người ghi âm, tung video lên mạng là trái quy định; có mục đích xấu.
"Tôi không mạt sát người làm báo"
Vậy trong cuộc làm việc nêu trên, ông có phát ngôn "mạt sát người làm báo" hay không?
- Trong khi phát biểu ý kiến chỉ đạo tại cuộc làm việc đó, tôi không có bất cứ một phát ngôn nào vi phạm pháp luật, nói xấu hoặc mạt sát ai như báo chí nêu.
Tôi là trưởng đoàn thanh tra đồng thời là một nhà giáo, một nhà báo nhiều năm lăn lộn với nghề, nên tôi tự biết mình phải ứng xử như thế nào cho phù hợp. Không chỉ ở những cuộc họp quán triệt với tư cách là trưởng đoàn thanh tra, mà ở đời thường tôi vẫn luôn sống, ứng xử rất có văn hoá.
Cuộc làm việc hôm đó, tôi phát biểu có mở đầu, thân bài và kết luận rất bài bản. Còn bản ghi âm, ghi hình tung lên mạng xã hội chỉ kéo dài vài phút với nội dung hoàn toàn bịa đặt và sai lệch với những gì tôi nói.
Quả thật hôm đó trong phát biểu thì tôi có nói đến văn hoá, tinh thần chỉ đạo với đoàn thanh tra là phải ngăn ngừa thói hư tật xấu, ngăn ngừa tình trạng giả danh nhà báo và các cá nhân thái hoá biến chất, chứ không có từ nào mạt sát những người làm báo.
Kết luận yêu cầu ông phải xin lỗi công khai, ông thực hiện điều đó như thế nào?
- Tôi nói rồi: Tôi không thể chấp nhận việc buộc phải xin lỗi vì tôi không làm gì sai. Tôi làm việc theo đúng pháp luật, hợp tình hợp lý. Việc bắt tôi phải xin lỗi là sự áp đặt, ức hiếp về tinh thần đối với tôi.
Cả 40 năm cống hiến, tôi không mắc khuyết điểm nào, luôn luôn đấu tranh chống tiêu cực vậy sao lại bắt tôi xin lỗi, xin lỗi cái gì.
Vậy ông đã làm những gì để tự bảo vệ mình trước diễn biến trên?
- Năm 2016, sau khi video được tung lên mạng thì tôi đã làm văn bản báo cáo Tổng thanh tra Chính phủ và tổ chức Đảng của cơ quan, trong đó khẳng định việc đưa thông tin về hoạt động của đoàn thanh tra lên mạng là sai.
Sau đó một vài tháng, tôi liên tục báo cáo bằng văn bản lên Tổng thanh tra nhưng không nhận được phản hồi. Đến nay, tôi cũng gửi văn bản đi nhiều ban ngành đề nghị xem xét tính đúng sai của sự việc.
Chiều 8.9, ông Phan Văn Sáu - Tổng thanh tra Chính phủ cho biết cơ quan này đã có kết luận vụ việc ông Nguyễn Minh Mẫn - Quyền Vụ trưởng Vụ thanh tra khối văn hóa xã hội (Vụ III), đã có những phát ngôn thiếu chuẩn mực về báo chí trong buổi công bố thanh tra Đại học quốc gia TP.HCM một năm trước. Theo đó, Thanh tra Chính phủ xác định những những phát ngôn "xúc phạm người làm báo" trong đoạn ghi âm trên mạng internet là của ông Nguyễn Minh Mẫn; ông này sẽ phải xin lỗi song cách thức cụ thể chưa được xác định. Tháng 9.2016, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn ghi âm dài hơn 10 phút ghi lại lời của ông Nguyễn Minh Mẫn tại cuộc làm việc với lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM và các trường trực thuộc. Trong đó, có đoạn ông Mẫn nói: "... bởi vì trong quá trình thanh tra mà báo chí nó nhiễu thì rất là nhục. Nên các đồng chí phải khắc phục ngay từ đầu không tiếp đoàn nào cả...". Trước diễn biến trên, Phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đã ký công văn đề nghị Thanh tra Chính phủ xem xét, có ý kiến về thông tin ông Nguyễn Minh Mẫn (Quyền Vụ trưởng Vụ III) phát ngôn thiếu chuẩn mực.
Theo Bá Đô (VnExpress)
Bộ trưởng nào đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH tới? Theo chương trình dự kiến ngày mai (10.8), phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ khai mạc. Đáng chú ý, tại phiên họp này sẽ diễn ra chương trình chất vấn và trả lời chất vấn. Theo chương trình dự kiến, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà (đứng) sẽ trả lời chất vấn của đại...