Cà Mau: Theo dự thảo Nghị quyết, khu vực nào không nuôi chim yến?
Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh đang xây dựng, hướng tới trình Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa IX (kỳ họp cuối năm 2019) ban hành Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Dự kiến khu vực không được phép chăn nuôi chim yến bao gồm các phường thuộc TP.Cà Mau, thị trấn thuộc các huyện và khu dân cư được cấp thẩm quyền phê duyệt thuộc các xã trên địa bàn.
Theo đó, khi Nghị quyết có hiệu lực, các cơ sở chăn nuôi chim yến thực hiện di dời trong khoảng thời gian 2 năm đầu sẽ được hỗ trợ 100% chi phí; di dời trong 2 năm tiếp theo sẽ được hỗ trợ 70% chi phí; di dời trong khoảng thời gian 2 năm sau cùng sẽ được hỗ trợ 50% chi phí. Tổng mức hỗ trợ không vượt quá 50 triệu đồng/cơ sở và chi một lần khi di dời xong cơ sở chăn nuôi.
Video đang HOT
Một nhà nuôi chim yến ở TP.Cà Mau, Cà Mau. Ảnh: CTV.
Được biết, việc xin giấy phép xây dựng nhà ở, nhưng sau đó hoán cải thành nhà nuôi chim yến là vi phạm theo quy định về xây dựng. Ngoài ra, việc chăn nuôi chim yến còn gây phiền hà, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống cộng đồng dân cư, nhất là việc phát ra tiếng ồn dẫn dụ chim yến, tình trạng ô nhiễm môi trường từ phân chim… đã gây bức xúc trong người dân sinh sống quanh khu vực chăn nuôi.
Theo thống kê của ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có khoảng 130 nhà nuôi chim yến nằm trong các khu đô thị, khu đông dân cư. Thời gian qua, việc tự phát nuôi chim yến tràn lan trong tỉnh, tập trung tại TP.Cà Mau, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn), thị trấn Sông Đốc ( huyện Trần Văn Thời).
Theo quy định của Luật Chăn nuôi, UBND cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm trình HĐND tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
Ngoài ra, cấm chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường. Luật quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành (vào ngày 1/1/2020) phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp.
Theo Danviet
Phòng chống sạt lở khu vực Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Theo UBND tỉnh Cà Mau, trước tình trạng sạt lở bờ biển, đất ven sông diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay, theo dự báo, vùng Mũi Cà Mau, trong đó, đặc biệt là khu vực Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi mực nước biển dâng do địa hình thấp.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ thống mở và dễ bị tổn thương do sự xuất hiện của thiên tai bất thường, tác động bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Tuyến đê từ Vàm Đá Bạc đến Vàm Kinh Mới (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đợt triều cường đầu tháng 8 vừa qua, hiện có nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào. Ảnh: Thế Anh/TTXVN
Vì vậy, để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái cũng như đời sống, tài sản người dân khu vực lân cận khu hành chính Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau đã có tờ trình xin Trung ương xem xét hỗ trợ khẩn cấp từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2019 để có thể triển khai Dự án đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ khu trụ sở làm việc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ khu hành chính Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau dự kiến có tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2019 - 2020. Mục tiêu của dự án là xây dựng bờ kè, đường cặp theo kè và kết hợp xây dựng bến tàu tuần tra bảo vệ rừng nhằm chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ lâu dài cho khu trụ sở làm việc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Dự án góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xói mòn bờ sông, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, hệ sinh thái nhằm duy trì giá trị thẩm mỹ của khu vực.
Dự án dự kiến sẽ xây dựng các hạng mục gồm: kè chống xói lở bờ sông Rạch Tàu, phạm vi trong khu vực khu hành chính Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (dài khoảng 1,2km); đường cặp theo kè (dài khoảng 1,2km); một bến cầu tàu tuần tra bảo vệ rừng kết hợp phục vụ du lịch.
Theo Huỳnh Anh (TTXVN)
Cà Mau: Muốn nghề gác kèo ong, muối ba khía là di sản phi vật thể Từ nay đến năm 2024, tỉnh Cà Mau sẽ lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa nghề truyền thống gác kèo ong, muối ba khía,... của tỉnh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. UBND tỉnh Cà Mau vừa có kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn...