Cà Mau: Sông bị “bức tử” sau quyết định sai của UBND xã
Theo phản ánh của người dân xóm 14 Chủ, ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo ( huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau), một số hộ thuê bãi bồi để gièo sò huyết giống đã sên, hút bùn rồi đổ trực tiếp ra sông Bảy Háp trái phép, gây bức xúc cho người dân.
“Công trường” hút bùn
Ghi nhận của PV NTNN, từ ngày 26.1, tại khu vực bãi bồi dọc tuyến sông Bảy Háp tại ấp Rạch Chèo, nhiều người gièo sò huyết giống đang đưa cơ giới vào để sên, hút bùn từ bãi bồi, rồi đổ thẳng ra sông Bảy Háp mặc kệ những phản ánh của người dân. Hiện trạng này làm nước sông đục ngầu, gây bức xúc cho người nuôi tôm khu vực này.
Hộ dân đưa cơ giới sên, hút bùn vào sáng 26.1. Ảnh: Chúc Ly
Cũng theo người dân, phía diện tích bên ngoài bãi bồi đã được các hộ thuê gièo sò huyết giống từ lâu, nay họ tiếp tục phá bãi bồi này để sản xuất. Đặc biệt, trong quá trình phá bãi bồi, những người nuôi sò này còn đốn luôn rừng mắm chắn sóng giữa khu bãi bồi và khu dân cư bên trong.
Anh Võ Văn Cường ngụ xóm 14 Chủ, ấp Rạch Chèo, bức xúc: “Việc hút bùn đổ trực tiếp ra sông là không thể chấp nhận. Lượng bùn thải ra sông làm ô nhiễm nguồn nước, các hộ dân ở đây không thể lấy nước vào vuông tôm”.
Báo cáo của Phòng TNMT huyện Phú Tân khẳng định việc UBND xã Rạch Chèo cho dân thuê bãi ven sông Bảy Háp để nuôi sò huyết là chưa đúng quy định của pháp luật về đất đai, đồng thời kiến nghị UBND huyện Phú Tân tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với chủ tịch UBND xã Rạch Chèo trong quá trình quản lý sử dụng đất; tiến hành thanh lý các hợp đồng thuê đất với hộ dân và trả lại hiện trạng ban đầu.
Còn ông Phan Văn Tiến, ngụ cùng xóm, cho rằng: “Việc dùng máy sên, hút bùn đổ ra sông gây huỷ hoại môi trường. Tôi đã 2 lần xuống xã báo về tình trạng này, cả 2 lần xã đều cho người đến để lập biên bản. Tuy nhiên, khi lập biên bản xong, họ vẫn tiếp tục làm”.
Video đang HOT
Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Nam (ngụ cùng xóm 14 Chủ) lo sợ: “Họ phá bãi bồi, phá rừng mắm chắn sóng không những ảnh hưởng đến sản xuất của bà con, mà sau này, về lâu dài còn ảnh hưởng đến con đường mới hoàn thành của tuyến dân cư bên trong”.
UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu kiểm tra, xác minh ngay
Trao đổi với NTNN, ông Dương Thanh Hải – Phó Chủ tịch UBND xã Rạch Chèo, xác nhận việc có người đem cơ giới vào sên, hút bãi bồi rồi đổ bùn trực tiếp xuống sông Bảy Háp.
Theo ông Hải, tại khu vực đất bãi bồi có một số hộ rào dí lại để ươm gièo sò huyết giống. Ngày 25.1, có 1 hộ tự ý sên đất và đổ bùn ra sông, khi dân đến báo, xã đã cử cán bộ đến lập biên bản và mời về xã xử lý, buộc họ dừng lại vì ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và việc nuôi trồng thủy sản của bà con.
Tuy nhiên, sau khi PV cho ông Hải xem những hình ảnh được quay lại vào khoảng 10 giờ ngày 26.1 về hoạt động sên, hút và đổ bùn ra sông Bảy Háp rầm rộ tại khu vực bãi bồi, ông cho rằng: “Hôm qua đã làm việc rồi nhưng hôm nay khi cán bộ quay về, họ tái phạm thì mình cũng chưa kịp thời phát hiện. Xã sẽ tiếp tục cử cán bộ xuống kiểm tra lại và xử lý theo quy định. Khi người dân vi phạm nhiều lần sẽ có tình tiết tăng nặng theo quy định của pháp luật”.
Ngay sau khi báo chí phản ánh vụ việc trên, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn khẩn giao cho các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin báo nêu.
Theo tìm hiểu của PV, tuyến bãi bồi dọc theo sông Bảy Háp có tổng diện tích từ 4-5ha với khoảng 5-6 hộ thuê, giá thuê một năm là 300.000 đồng/ha. Tất cả diện tích này các hộ dùng để gièo sò huyết giống. Còn tại điểm của hộ dân thực hiện hành vi bơm, hút bùn bãi bồi đổ trực tiếp ra sông mà PV ghi nhận vào sáng 26.1 là của hộ ông Ngô Trường Sơn và Nguyễn Văn Trung, với diện tích thuê khoảng 2ha.
Theo văn bản, tỉnh giao cho công an, Sở TNMT, Sở NNPTNT và UBND huyện Phú Tân cùng các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin, đồng thời ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật. Trong trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý. Giao cho Sở TNMT báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 2.2.2017.
Tới ngày 30.1, Phòng TNMT huyện Phú Tân (Cà Mau) đã có báo cáo nhanh. Theo báo cáo, UBND xã Rạch Chèo nêu rõ, do nhu cầu cần thiết của người dân về việc nuôi sò huyết nên có đề nghị đến UBND xã về thuê đất ven sông để nuôi sò huyết giống. Từ đó, UBND xã Rạch Chèo cho người dân thuê đất ven sông để nuôi sò huyết giống nhưng không được làm thay đổi hiện trạng. Tuy nhiên có một hộ dân tự đưa cơ giới vào múc để tạo đường kênh sâu, tiện cho việc đi lại vào chòi coi giữ với chiều ngang 3m, dài 70m.
Báo cáo cũng nêu, phần đất mà UBND xã Rạch Chèo cho thuê nuôi sò giống là đất ven sông do xã quản lý, do phù sa bồi đắp nên cây mắm tự mọc, tái sinh, cây không trữ lượng, cây mọc ven sông không thuộc phạm vi đất rừng. Diện tích chồi mắm bị chặt dài 70m, ngang 15m, tổng diện tích khoảng 840m2.
Làm việc với tổ công tác, ông Lý Văn Gặp – Chủ tịch UBND xã Rạch Chèo thừa nhận, xã không xin chủ trương cấp trên và tự ý cho 3 hộ dân thuê với tổng diện tích 19.500m2 đất bãi bồi ven sông Bảy Háp.
Theo Danviet
Ốc len bám từng chùm trên cây, bắt mỏi tay, ngày kiếm vài trăm ngàn
"Nói là nuôi nhưng thực chất chỉ quản lý, ốc len đeo bám từng chùm trên thân cây mắm, ăn bã bùn của lá cây, đất phù sa mà phát triển tự nhiên. Đi bắt ốc len mỏi tay, ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng...", ông Hai Sơn nhận khoán đất rừng phòng hộ tại thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) tiết lộ.
Những năm qua, nhờ thực hiện hình thức liên kết trong giao khoán đất rừng phòng hộ ven biển cho người dân, gắn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với phát triển sản xuất dưới chân rừng, mà đai rừng phòng hộ tại thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) ổn định, không bị xói lở, mất đất và đai rừng như thực trạng chung của tuyến biển Tây Cà Mau.
Đặc sản ốc len xứ Cà Mau theo con nước mà leo theo rễ mắm, thân cây, chỉ việc dùng tay để bắt.
Ông Hai Sơn nhận khoán đất rừng phòng hộ tại đây nhiều năm qua. Bên cạnh làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, dưới chân rừng ông Sơn thả nuôi ốc len, mỗi ngày thu nhập vài trăm ngàn đồng. Ngoài việc phải mua con giống, thì nguồn ốc len con sản sinh tự nhiên tại khu rừng ngập được giao quản lý cũng nhiều, chỉ hơn 6 tháng là đến kỳ thu hoạch. Nói là nuôi nhưng thực chất chỉ quản lý, ốc đeo bám cây mắm, ăn bã bùn của lá cây, đất phù sa mà phát triển tự nhiên. Ốc len bán tại chỗ có giá trên 60 ngàn đồng/kg, đến tay người tiêu dùng thường trên 100 ngàn đồng/kg. Món ốc len xào nước cốt dừa là một trong những đặc sản ẩm thực của xứ Cà Mau, vừa ngon vừa dinh dưỡng.
Hằng ngày, người bắt ốc len chỉ cần mang theo vật đựng, lội vài vòng bắt ốc trong những cánh rừng mắm là đã có được nguồn thu hàng trăm ngàn đồng.
Ngoài ra, các nguồn lợi dưới chân rừng: Tôm, cá, cua...cũng là nguồn thu không nhỏ để ổn định kinh tế gia đình. "Vào mùa ba khía hội, chỉ cần vài giờ mỗi đêm đi bắt cũng được vài trăm ngàn", ông Hai Sơn cho biết.
Trước đây, ông Hai Sơn là hộ nghèo ở xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước, đi làm thuê khắp nơi nhưng vẫn không đủ cho miếng ăn hằng ngày, nói chi tích cóp lo cho tương lai, nhất là việc học hành của các con.
Theo ông Hai Sơn, đặc sản ốc len sống trên bùn, theo con nước hằng ngày mà đeo bám theo những thân cây, phát triển tự nhiên, không phải bổ sung thức ăn, không nuôi nấng chăm bẵm, chỉ quản lý.
Từ khi nhận khoán đất rừng kết hợp giữa bảo vệ và sản xuất, cuộc sống của ông Hai Sơn và nhiều hộ nhận khoán đất rừng nơi đây được ổn định và dần phát triển hơn. "Không tác động nhiều, vì đây là rừng phòng hộ, là môi trường cho ốc len phát triển tự nhiên, chúng tôi chỉ giữ không cho người dân vào chặt cây phá rừng. Dưới chân rừng thì nuôi ốc len; các giống loài thủy sản khác được khai thác hạn chế và có lựa chọn mang tính bảo tồn", ông Hai Sơn chia sẻ.
Ở rừng phòng hộ thị trấn Cái Đôi Vàm, đặc sản ốc len bu thành từng chùm trên thân cây mắm, người bắt chỉ việc nhặt hoặc tuốt từng vốc bỏ vào vật đựng-thường là cái can nhựa 20-30 lít.
Hình thức giao khoán đất rừng phòng hộ ven biển gắn với bảo vệ và phát triển rừng tại thị trấn Cái Đôi Vàm như là hình mẫu để nhân rộng, nhất là khi địa phương đang quyết tâm bảo vệ đai rừng trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Theo Trần Nguyên (Báo ảnh Đất Mũi)
Nghịch cảnh ngao "cười", người khóc vì lâm vào vỡ nợ trên đất Cảng Hơn 1 tuần nay, người dân nuôi ngao ở bãi bồi cửa sông Văn Úc, khu vực tiếp giáp giữa các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng và quận Đồ Sơn (Hải Phòng) mất ăn, mất ngủ, đứng ngồi không yên vì ngao đột ngột "cười" hàng loạt. Nhiều gia đình lâm vào cảnh vỡ nợ. Người dân nhặt lại những con ngao còn...