Cà Mau: Sau Lễ tôn vinh, ông Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 sáng chế máy tuốt lúa siêu nhẹ, siêu rẻ
Ông Nguyễn Văn Rô (Tư Rô, SN 1963, ngụ xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) nổi tiếng khắp nơi với những sáng chế hữu ích cho nông dân, nổi tiếng nhất là chiếc máy cày bơi như cá.
Và mới đây, ông Tư Rô lại khiến cho nhiều người ngỡ ngàng khi cho ra đời chiếc máy tuốt lúa siêu nhẹ, siêu tiết kiệm.
Nông dân chân đất sáng chế máy tuốt lúa siêu nhẹ, siêu tiết kiệm
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp theo chân ông Tư Rô để giao một chiếc máy tuốt lúa tại xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.
Ông Tư Rô (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) với sáng chế mới nhất – máy tuốt lúa siêu tiết kiệm, siêu nhẹ. Ảnh: Chúc Ly.
Vừa loay hoay ráp máy vào thùng tuốt lúa, ông Tư Rô hào hứng nói: “Chiếc này là chiếc máy tuốt thứ 2 ở xã Thạnh Phú. Sắp tới tôi còn giao thêm nhiều chiếc ở huyện Trần Văn Thời. Máy tuốt lúa này vừa gọn, nhẹ lại tiết kiệm nên bà con vùng lúa tôm rất thích”.
Nói về cách vận hành máy tuốt lúa siêu nhẹ, siêu tiết kiệm, ông Tư Rô cho biết, nếu tính riêng thùng tuốt lúa chỉ có 100kg, còn gắn thêm máy để vận hành thì khoảng 130kg. Bên cạnh đó, máy được thiết kế có 3 bánh xe nên việc di chuyển rất dễ dàng, ít tốn nhân công.
Thùng tuốt lúa được thiết kế và vận hành khá đơn giản. Khi máy khởi động, hệ thống được vận hành với dây curoa quay nối với bánh trục đánh bông lúa.
Video đang HOT
Lúc này bộ phận quạt bên trong thùng tuốt lúa và quạt gió bên ngoài thùng sẽ cùng lúc hoạt động, giúp cho trấu và bông lúa được tách riêng thông qua hệ thống sàng.
“Bánh trục đánh bông lúa, bộ phận quan trọng nhất của thùng tuốt lúa do tôi tự mày mò chế ra, bằng vật liệu là sắt, có thể quay 700-800 vòng/phút. Còn máy đề vận hành thì có thể dùng loại máy dầu D6, máy honda từ 6,5-7,5 mã lực, hoặc dùng bằng mô tơ điện 2,5 ngựa”, ông Tư Rô cho hay.
Máy tuốt lùa phù hợp với vùng lúa tôm
Chia sẻ với chúng tôi, ông Tư Rô cho biết, ông bắt đầu có ý tưởng thiết kế máy tuốt lúa siêu nhẹ, siêu tiết kiệm từ năm 2020. Sau nhiều tháng mày mò, nghiên cứu, khoảng tháng 6 năm 2021, ông đã hoàn thiện chiếc máy.
Nhiều nông dân tò mò về chiếc máy tuốt lúa siêu nhẹ, siêu tiết kiệm của ông Tư Rô. Ảnh: Chúc Ly.
“Ở vùng lúa tôm, những nơi đất mềm, nông dân không thể gọi máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa được, buộc phải cắt tay rồi dùng máy tuốt lúa. Trong khi đó, máy tuốt lúa trên thị trường hiện tại có giá khá cao, 40-50 triệu/đồng/chiếc; trong lượng thì rất nặng. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng bản thân phải làm ra một chiếc máy tuốt lúa với tiêu chí vừa nhẹ, vừa ít tiền”, ông Tư Rô thông tin.
Ông Lê Văn Việt (ngụ ấp Láng Cùng, xã Thạnh Phú), người vừa mua máy tuốt lúa của ông Rô, cho rằng: “Với giá bán 10 triệu đồng/máy (chưa bao gồm máy vận hành), thì khá phù hợp với nông dân. Chiếc máy khá nhẹ nên rất dễ di chuyển, có thể để trên vỏ lãi để chở đi”.
Máy tuốt lúa siêu nhẹ, siêu tiết kiệm của ông Tư Rô được vận hành đơn giản. Ảnh: Chúc Ly.
Hệ thống sàng lúa sau khi qua trục đánh bông lúa rơi xuống. Ảnh: Chúc Ly.
“Thời gian trước, do đất của gia đình nằm sâu bên trong, không có đường bê tông nên việc thu hoạch lúa rất khó khăn. Đến mùa thu hoạch thì phải đợi chờ để thuê máy tuốt lúa, có khi máy tới thì lúa xuống màu rồi. Với 5 công lúa, tôi phải tốn khoảng 600.000 đồng tiền thuê máy. Từ đó gia đình quyết định mua máy tuốt lúa của chú Rô để chủ động trong sản xuất hơn”, ông Việt cho hay.
Với thiết kế gọn, nhẹ, máy tuốt lúa của ông Tư Rô đáp ứng được nhu cầu cho nhiều nông dân làm lúa tôm, nhất là khu vực hẻo lánh, xa xôi, máy tuốt lúa lớn không vào được. Đặc biệt, dù khá nhỏ gọn nhưng máy được thiết kế với công suất một giờ có thể tuốt khoảng 1 tấn lúa. Đây cũng là lí do nhiều nông dân ở Cà Mau đang tin tưởng lựa chọn sáng chế của ông Tư Rô.
Với trọng lượng nhẹ, giá 10 triệu đồng, chiếc máy tuốt lúa siêu nhẹ, siêu tiết kiệm của ông Tư Rô giúp cho việc thu hoạch lúa của nông dân vùng lúa tôm trở nên dễ dàng. Ảnh: Chúc Ly.
Dù sắp bước qua tuổi lục tuần, nhưng ông Tư Rô vẫn ngày ngày mày mò, nghiên cứu, với niềm đam mê cháy bỏng với máy móc. Dù không qua bất cứ trường lớp nào nhưng chính nhờ kinh nghiệm và sự sáng tạo, ông Tư Rô đã cho ra đời những chiếc máy hữu ích cho nông dân.
Từ máy cày trục ở vuông tôm, nay tới máy tuốt lúa, tất cả đều hướng tới mục tiêu giúp nông dân nhẹ công, tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nguồn lực của ông Tư Rô có hạn.
Trong tay ông chỉ có một xưởng cơ khí nhỏ, nằm sâu ở vùng quê hẻo lánh, nên việc quảng bá hình ảnh, đưa sản phẩm ra thị trường rất hạn chế. Chính vì vậy, ngành chức năng và địa phương cần có thêm nhiều sự hỗ trợ, làm sao đưa những sản phẩm tiện ích đến tay đông đảo nông dân.
Báo động tình trạng tái chiếm địa bàn sau giải tỏa trên sông Bảy Háp
Tình trạng người dân tái chiếm địa bàn sau giải tỏa trên tuyến sông Bảy Háp (Cà Mau) trở nên đáng báo động.
Lực lượng chức năng giải tỏa hàng đáy trên sông ở Cà Mau.
Ngày 7/4, ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị vừa đề nghị UBND hai huyện Cái Nước và Đầm Dơi chấn chỉnh công tác quản lý địa bàn sau giải tỏa trên tuyến sông Bảy Háp.
Theo đó, công tác tổ chức giải tỏa thí điểm vật chướng ngại trên tuyến sông Bảy Háp (đoạn từ ngã ba Hòa Trung đến chợ Cái Keo, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi) được Ban ATGT tỉnh giao Cơ quan Thường trực Liên ngành đường thủy nội địa (ĐTNĐ) chủ trì phối hợp với huyện Cái Nước và huyện Đầm Dơi thực hiện từ ngày 15/11/2020. Kết quả mang lại bước đầu khá tốt, trở lại luồng thông thoáng, phương tiện đi lại an toàn.
Sau khi giải tỏa, Cơ quan thường trực Liên ngành ĐTNĐ giao cho địa phương tự quản lý. Tuy nhiên, sau đó các xã để để tái chiếm, từ đó cho thấy UBND các xã chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ địa bàn, làm cho người vi phạm bị nhờn luật.
"Thời gian tới, nếu UBND các xã tiếp tục để xảy ra tình trạng tái chiếm địa bàn sau giải tỏa, đề nghị Chủ tịch UBND huyện Cái Nước và huyện Đầm Dơi xem xét trách nhiệm người đứng đầu địa phương theo Chỉ thị 05 của Chủ tịch UBND tỉnh ngày 31/7/2019 về nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự ATGT; quản lý hành lang ATGT trên địa bàn", ông Bằng nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 1/4/2021, Cơ quan thường trực Liên ngành ĐTNĐ tỉnh Cà Mau phối hợp với Đội Thanh tra - An toàn số 8 (Chi cục ĐTNĐ phía Nam) và Đoàn kiểm tra liên ngành số 3 tổ chức kiểm tra thực tế việc quản lý địa bàn sau giải tỏa vật chướng ngại trên tuyến sông Bảy Háp (đoạn từ ngã ba Hòa Trung đến chợ Cái Keo).
Qua đó, phát hiện tình hình đáy cá và lú (phương tiện dùng để đánh bắt cá - PV) tái chiếm trở lại khá nhiều.
Cụ thể, trên địa bàn huyện Cái Nước có 25 đáy cá (tập trung tại các xã Lương Thế Trân, Tân Hưng, Đông Hưng, Đông Thới); trên địa bàn huyện Đầm Dơi có 21 đáy cá (tập trung tại các xã Tân Trung, Trần Phán, Quách Phẩm Bắc). Ngoài ra, tình trạng người dân đặt lú với số lượng khá nhiều.
Mỗi ngày có hơn 1.000 F0, Cà Mau "tăng tốc" chống dịch Cà Mau có hơn 70 xã vùng cam, chiếm hơn 70% đơn vị cấp xã, nhiều tuần liền vẫn không có xã nào vùng xanh. Cà Mau vận động người dân thay đổi hành vi, lối sống tích cực... để phòng, chống dịch. Thêm một huyện toàn cam Theo quyết định cấp độ dịch của tỉnh Cà Mau, từ 0h ngày 18/12, tỉnh...