Cà Mau: Sạt lở khoét sâu nền đất, dân thấp thỏm lo nhà đổ sập
Trước tình trạng sạt lở diễn ra trên diện rộng với tốc độ nhanh ở Cà Cau, người dân ở những điểm “ nóng” như ngồi trên đống lửa, bởi cuộc sống và sinh kế bị ảnh hưởng trực tiếp.
Những năm gần đây tình trạng sạt lở ở Cà Mau đã ở mức báo động, không chỉ diễn ra trên diện rộng mà ngày càng phức tạp, khó lường. Theo UBND tỉnh Cà Mau, thời gian qua, tình trạng sạt lở của địa phương diễn ra trên khoảng 105km bờ biển. Từ năm 2007 đến nay đã mất gần 9.000ha đất rừng phòng hộ.
Cà Mau là địa phương duy nhất của cả nước có đường bờ dài từ đông Đông sang Tây, chính vì vậy tình trạng sạt lở ven biển diễn ra ngày càng phức tạp, rộng khắp. Sạt lở không chỉ cuốn trôi đất sản xuất, mất rừng phòng hộ, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế, tác động tiêu cực đến đời sống người dân vùng ven biển.
Tại bờ biển Đông, cửa biển Vàm Xoáy (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) đang là điểm sạt lở nguy cấp của tỉnh Cà Mau. Sạt lở là nỗi lo thường trực của những hộ dân sống hai bên bờ cửa biển Vàm Xoáy. Theo ông Trần Văn Hận, người đã về ở tại cửa biển này hơn 30 năm, khoảng 10 năm trước, từ nhà ông còn 2 lớp nhà nữa mới tới con đường bê tông. Bây giờ con đường bê tông đã nằm lại dưới cửa biển. Đất dưới nền nhà của ông cũng không còn.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 25km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp xử lý.
Dân Việt xin gửi đến bạn đọc một số hình ảnh về tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông nguy hiểm ở Cà Mau:
Trước đó, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây. Trong ảnh: Các lực lượng đang tích cưc gia cô đoạn đê bị sạt lở. Ảnh: Chúc Ly.
Video đang HOT
Làng cá Hố Gùi (ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) với hơn 180 hộ dân đang sống trong thấp thỏm khi sạt lở lấn vào khu dân cư khoảng 1km trong 10 năm nay. Ảnh: Chúc Ly.
Gia đình ông Trần Văn Trung (ngụ ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân) cho biết sạt lở có thể đến bất cứ lúc nào. 2 căn nhà của gia đình đã bị cuốn theo dòng nước vì sạt lở, thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Nền đất rạn nứt, bị khoét sâu vì sạt lở, dễ dàng nhìn thấy rõ ở những ngôi nhà sàn ở làng cá Hố Gùi. Ảnh: Chúc Ly.
Hàng trăm mét rừng phòng hộ rất xung yếu thuộc đoạn Gò Công – Sào Lưới của xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân đã bị sóng biển cuốn trôi. Ảnh: Chúc Ly.
Tại xã Nguyễn Việt Khái có 3 đoạn sạt lở bờ biển nghiêm trọng có chiều dài khoảng 600m. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Nguyễn Văn Cường (ngụ ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái), ngao ngán nói: “Tôi tốn hơn 5 triệu đồng để bảo vệ bờ bao vuông tôm của gia đình, nhưng chỉ sau 3 ngày sóng biển đã phá vỡ. Năm trước, vì sạt lở nên tôi đã phải bỏ phần mặt tiền vuông vào khoảng 2 công đất, nhưng nay sóng biển lại tiếp tục đánh vào…”. Ảnh: Chúc Ly.
Những ngôi nhà chông chênh có thể đổ sập bất cứ lúc nào ở Vàm Xoáy (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển). Ảnh: CL.
Khu dân cư ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn thường xuyên xảy ra sạt lở. Ảnh: CL.
Khu dân ở bờ sông Cái Lớn, huyện Năm Căn bị sạt lở rình rập mỗi ngày. Ảnh: CL.
Theo Danviet
Cà Mau xin 700 tỷ đồng xây kè cấp bách bảo vệ bờ biển Đông
Tỉnh Cà Mau có tờ trình hỏa tốc gửi Bộ NNPTNT kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 700 tỷ đồng xây kè cấp bách bảo vệ bờ biển phía Đông.
Mới đây, tỉnh Cà Mau vừa có tờ trình hỏa tốc gửi Bộ NNPTNT đề xuất hỗ trợ kinh phí xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển và di dời dân cư khẩn cấp tỉnh Cà Mau.
Theo số liệu thống kê từ ngành chức năng cho thấy, trong 11 năm (2007 - 2018) qua, Cà Mau bị mất khoảng hơn 8.800ha đất, rừng ven biển. Trong đó, bờ biển Tây bị xói lở với chiều dài trên 57km, nhiều đoạn nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào; bờ biển Đông có độ xói lở hơn 48km, làm mất đất rừng phòng hộ từ 80 - 100m chiều sâu/năm.
Trong đó, tại khu vực biển Đông, hiện còn hơn 23,4km sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần đầu tư để khắc phục nhằm ngăn chặn, bảo vệ tài sản, sản xuất của người dân cũng như các công trình hạ tầng, các khu cơ quan hành chính, công trình giáo dục, y tế, dân cư...
Tình trạng sạt lở ở bờ biển Đông diễn ra ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Trong ảnh: Một đoạn bờ biển thuộc xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân bị sạt lở. Ảnh: Chúc Ly.
Từ đó, tỉnh Cà Mau kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ 702 tỷ đồng để xây dựng kè cấp bách bảo vệ bờ biển phía Đông, nhất là tại các cửa biển xung yếu, khu đông dân cư, như: Rạch Gốc, Vàm Xoáy, Hố Gùi, Kênh Năm - Kênh Chùm Gọng, Kênh Chốn Sóng - Kênh Năm Ô Rô, Hốc Năng.
Bên cạnh sạt lở bờ biển, tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh cũng đang diễn biến khá phức tạp, tập trung tại các huyện ven biển phía Đông: Đầm Dơi, Năm Căn, huyện Ngọc Hiển. Từ năm 2018 đến nay, đã có trên 3,4km bờ sông bị sạt lở.
Qua khảo sát thực tế, hiện có 27 vị trí sạt lở bờ sông với chiều dài gần 38km. Đáng chú ý là xuất hiện 8 vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở cao với chiều dài trên 4,8km, liên quan đến hơn 1.000 hộ dân đang sinh sống, kinh doanh.
Trước mắt, tỉnh kiến nghị Trung ương khẩn cấp xem xét bố trí trên 54 tỷ đồng (giai đoạn 2019 - 2020) cho Dự án đầu tư xây dựng bờ kè chống sạt lở khu dân cư thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn.
Tỉnh Cà Mau cũng cho biết, trước thực trạng diễn biến phức tạp của thời tiết, sạt lở, nước biển dâng thời gian qua, tỉnh đã chi gần 1.000 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau để xử lý khắc phục xói lở ở các vị trí xung yếu, với chiều dài trên 28,7km, chủ yếu trên tuyến biển Tây.
Theo Danviet
Dân 5 lần đi lại để làm giấy khai sinh, cán bộ bị điều chuyển Liên quan đến việc một người dân 5 lần đi lại để làm giấy khai sinh, sáng 4/11, ông Nguyễn Minh Cà - Chủ tịch UBND thị trấn U Minh, huyện U Minh (Cà Mau) xác nhận đã điều chuyển ông Trần Minh Tiến, công chức Tư pháp - Hộ tịch của thị trấn sang bộ phận khác để chờ xứ lý tiếp...