Cà Mau: Rừng phòng hộ bị sóng biển đánh trôi, uy hiếp vuông tôm
Nhiều năm nay, khu vực rừng phòng hộ rất xung yếu, đoạn từ cửa Sào Lưới đến Gò Công (xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) bị sạt lở nghiêm trọng. Tại đây, hàng chục hộ dân sống trong lo sợ, nhiều bờ bao vuông tôm có nguy cơ bị sóng biển phá vỡ, cả cơ nghiệp của người dân có thể bị mất trắng.
Theo UBND xã Nguyễn Việt Khái, địa phương là xã vùng sâu vùng xa của huyện, có 3 mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có bờ biển dài 17km và nằm ngay trên cửa sông Bảy Háp. Dân cư nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nuôi thủy sản.
Xã có hai cửa sông Sào Lưới và Gò Công, thủy triều lên xuống bất thường. Trong tháng 9 đến tháng 12, triều cường dâng cao dòng chảy từ biển vào các nhánh sông rất mạnh làm cho tình hình sạt lở nơi đây xảy ra với tốc độ “chóng mặt”.
Hàng trăm mét rừng phòng hộ rất xung yếu thuộc đoạn Gò Công – Sào Lưới của xã Nguyễn Việt Khái đã bị sóng biển cuốn trôi. Ảnh: Chúc Ly.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lữ Hoàng Hiền – Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Việt Khái, cho biết: “Trên địa bàn có 3 điểm sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 600m, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của 16 hộ dân của hai ấp Gò Công và Sào Lưới. Tình hình sạt lở trên diễn ra từ 3-4 năm trước”.
Cũng theo ông Hiền, hiện địa phương đang tích cực tuyên truyền vận động người dân làm kè giữ đất nhưng không hiệu quả. Từ đó, xã kiến nghị cơ quan cấp trên sớm đầu tư bờ kè chống sạt lở để bà con yên tâm sản xuất.
Video đang HOT
Nhiều đoạn bờ bao vuông tôm của bà con đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh: Chúc Ly.
Theo quan sát của phóng viên, tại khu vực trên, sóng biển dần “bào mòn” rừng phòng hộ rất xung yếu, rồi tiến sâu vào tàn phá bờ bao vuông tôm, nhà của nhiều người dân trước đây vốn ở cách xa biển hàng trăm mét. Đứng trước nguy cơ mất rừng, mất đất, nhiều người dân đã dùng cây gỗ địa phương kè tạm bợ, rồi thuê xáng cuốc đắp đất lên bờ bao. Tuy nhiên, những nỗ lực này không mang lại hiệu quả.
Chỉ tay vào những điểm sạt lở do sóng biển ăn sâu vào đất liền, bà Phạm Thị Nhung (ngụ ấp Sào Lưới, xã Nguyễn Việt Khái), cho biết: “Diện tích vuông của tôi khoảng 20 công, mười mấy năm trước sạt lở ít, nhưng thời gian gần đây lại diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Gia đình tôi phải thuê xáng cuốc để đắp đất be bờ, không dám đầu tư con giống. Thấy sạt lở dữ quá, tôi biết là kè không hiệu quả, nhưng không thể nhìn vuông tôm bị nhấn chìm được nên cũng cố gắng”.
Bờ bao vuông tôm của ông Cường đã phải bồi đắp nhiều lần nhưng không hiệu quả. Ảnh: Chúc Ly.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Cường (ngụ cùng ấp), ngao ngán nói: “Tôi mới làm bờ kè hết hơn 5 triệu đồng để bảo vệ bờ bao vuông tôm của gia đình, nhưng chỉ sau 3 ngày sóng biển đã phá vỡ. Năm trước, vì sạt lở nên tôi đã phải bỏ phần mặt tiền vuông vào khoảng 2 công đất, nhưng nay sóng biển lại tiếp tục đánh vào…”.
“Khoảng 1 năm nay, miếng vuông này không có thu nhập, vì sóng đánh bể bờ vuông hoài, còn lúc trước mỗi con nước (1 tháng 2 con nước) cũng kiểm được hơn 1 triệu đồng” – ông Cường cho hay.
Tại xã Nguyễn Việt Khái có 3 đoạn sạt lở bờ biển nghiêm trọng có chiều dài khoảng 600m. Ảnh: Chúc Ly.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, tình hình sạt lở bờ biển thời gian qua trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường. Theo thống kê, từ năm 2007 đến nay, rừng ven biển đã bị mất khoảng hơn 8.800ha, nguy cơ làm vỡ đê biển Tây, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đe dọa tính mạng, tài sản của hàng trăm ngàn hộ dân vùng ven biển.
Cụ thể, đối với bờ biển Tây, bờ biển bị xói lở có chiều dài khoảng 57.000m, nhiều đoạn xói lở sâu, gây ra nguy cơ phá đê biển. Đặc biệt, có 3 vị trí xói lở rất nguy hiểm với chiều dài khoảng 7.800m. Đối với bờ biển Đông, bờ biển xói lở có chiều dài khoảng 48.000m, trong đó sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài 24.500m; có nhiều đoạn xói lở sâu, làm mất đất rừng phòng hộ từ 80-100m, với tổng chiều 18.300m.
Theo Danviet
Cà Mau: Một phụ nữ bị sét đánh chết khi cho vịt ăn sau nhà
Ngày 3/6, tin từ UBND xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ sét đánh làm chết người.
Ảnh: minh họa.
Thông tin ban đầu, chiều ngày 3/6, trên địa bàn xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân) có mưa. Khi trời đang mưa, bà Huỳnh Thị L. (50 tuổi, ngụ ấp Cơi 6) lấy lúa ra sau nhà cho đàn vịt ăn.
Lúc này, bất ngờ có tiếng nổ lớn do sét đánh, người thân trong gia đình bà L. chạy ra sau xem thì tá hỏa phát hiện bà L. nằm bất động trên nền đất.
Ngay sau đó, gia đình tiến hành sơ cứu rồi đưa bà L. đến bệnh viện. Tuy nhiên, bà L. đã tử vong.
Vào mùa mưa, người dân, nhất là ở vùng quê không nên ra ngoài khi trời mưa giông tránh những hiểm họa thiên tai đáng tiếc.
Theo DNVN
Sự thật truyền thuyết về loài cá hiểu tiếng người ở An Giang Câu chuyện về cá ông, cá bà là câu câu chuyện về những con cá heo đực, cá heo cái (cá heo Irrawaddy hay còn gọi là cá nược) mà người dân hay gặp khi họ hành nghề đánh cá trên sông Mê Kong. Truyền thuyết bắt nguồn từ những câu chuyện, rằng loài cá nược hiểu được tiếng người, ngư dân đi...