Cà Mau: Ông tỷ phú nông dân với bí quyết nuôi tôm, nuôi cua, con nào cũng to khoẻ “như vâm”
Đó là ông tỷ phú nông dân Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).
Người nổi tiếng với cách nuôi tôm, nuôi cua khác người. Những con tôm su, cua biển ông Nam nuôi đều có kích thức to bự, bán được giá cao.
Tỷ phú nông dân không ngại cực khổ
Ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) kể, gia đình ông vốn gốc thuần nông và đông con.
Đất đai thì có nhưng do canh tác không hiệu quả nên từ khi mới 16, 17 tuổi ông đã phải bươn chải, đi làm thuê phụ giúp gia đình.
“Tôi vẫn còn nhớ như in những ngày đốn củi tràm chở đi tận Bạc Liêu bán để đổi lấy lúa gạo về lấy cái ăn. Khi về nhà thì cũng không ngơi tay, tôi vẫn chă trâu và phụ giúp các công việc trong gia đình”, ông Nam nhớ lại.
Clip: Ông Nguyễn Hoàng Nam, tỷ phú nông dân với cách nuôi tôm sú, nuôi cua biển độc đáo (ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).
Vào năm 2000, địa phương chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa không hiệu quả sang nuôi tôm, cũng chính ông Nam tiếp tục mày mò học hỏi, để canh tác diện tích của gia đình.
Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, chỉ thu tôm to bự, ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) thu tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Nam, những năm đầu mới chuyển dịch, nuôi tôm sú rất trúng, nhờ đó mà gia đình ông mới bớt cơ cực. Vào năm 2001, ông cưới vợ và ra ở riêng. Lúc này, cha mẹ cho vợ chồng ông 16.000m2 đất để nuôi tôm.
“Nhờ canh tác có hiệu quả, mà tôi tích lũy được vốn liếng; cộng thêm 2 gia đình có cho một số vốn, nên hai vợ chồng quyết định mở tiệm tạp hóa kết hợp bán vật tư nông nghiệp, tôm giống. Những năm ấy, bán hàng rất được vì thời điểm đó ít người kinh doanh và cửa hàng của tôi lại nằm cặp mé sông, rất dễ vận chuyển hàng”, ông Nam chia sẻ.
Vốn là một nông dân chính gốc, ông tỷ phú nông dân Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) không mất nhiều thời gian để học cách nuôi tôm sú quảng canh 2 giai đoạn, nuôi cua biển cải tiến. Ảnh: Chúc Ly.
Nhờ đón đầu xu thế, mà vợ chồng ông Nam ăn nên làm ra, có của ăn của để. Nhưng không lâu sau đó, cùng với sự phát triển của xã hội, hệ thống hạ tầng đường bộ cũng phát triển, người dân dần chuyển sang đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ, thay vì đường thủy như trước.
Video đang HOT
Từ đó, việc kinh doanh của gia đình ông Nam không được như trước.
Ông Nam cho hay: “Thấy việc buôn bán không còn thuận lợi, tôi quyết định ngừng kinh doanh và dùng số vốn tích góp được từ lâu để mua đất. Tôi mua dần dần, rồi cũng có được thêm hơn 5ha đất”.
Nói về việc quay trở lại làm một nông dân chính gốc thay vì đầu tư kinh doanh một loại hình khác, ông Nam bộc bạch: “Sở dĩ có bước ngoặt tôi quyết bỏ việc kinh doanh là vì thời điểm đó, bỗng dưng tôi nhìn lại, mình đã mãi mê buôn bán mà chưa quan tâm nhiều đến hai đứa con. Vì 2 vợ chồng đầu tấp mặt tối suốt ngày, không còn thời gian vun vén cho gia đình. Tôi nghĩ việc trở lại nuôi tôm, tôi sẽ có thời gian hơn cho gia đình, cộng thêm tôi vốn là một nông dân nên không xa lạ với việc nhà nông”.
Theo ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), việc nuôi tôm sú mật độ thưa, thu hoạch cỡ tôm sú từ 20 con/kg, giúp ông tiết kiệm thời gian chăm soc, bán tốm sú được giá cao. Ảnh: Chúc Ly.
Trước quyết định của ông Nam, nhiều người cũng đã tỏ ra ngạc nhiên, nhưng vốn tính quyết đoán, ông Nam luôn chuẩn bị kỹ càng trước khi thực hiện một điều quan trọng. Với kiến thức ông tích lũy được khi kinh doanh vật tư nông nghiệp và tôm giống, ông Nam tự tin mình sẽ nuôi tôm hiệu quả theo cách riêng của mình.
Đến thăm mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn của ông Nam, chúng tôi thật sự bất ngờ với cách làm không giống ai của ông.
Ông Nam cho biết: “Ngay từ khi bắt đầu nuôi tôm sú trở lại tôi đã áp dụng theo cách nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn. Chỉ bắt bán những con tôm sú từ hàng 2 (loại 20 con/kg) trở lên. Đồng thời, tôi kết hợp thả xen canh con cua biển”.
Trong quá trình nuôi tôm sú, cua biển, ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) luôn lưu ý tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, cua. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Nguyễn Hoàng Nam, để áp dụng mô hình nuôi tôm sú quảng canh 2 giai đoạn, nuôi tôm sú xen canh cua biển, trước tiên ông chọn nơi cung cấp tôm giống, cua giống chất lượng, rõ nguồn gốc.
Bởi ông Nam cho rằng tôm giống, cua giống là yếu tố rất quan trọng quyết định đến thành công của mỗi mùa vụ.
“Khi mua tôm giống, cua giống, tôi chọn chỗ bán có uy tín và nhờ họ thuần con giống cho cứng cáp, đủ tiêu chuẩn như tôi mong muốn. Sau đó tôi mới bắt về và thả vào vuông tôm”.
Với diện tích khoảng 11ha, ông Nam chia làm 2 khu riêng biệt. Khi con giống được bắt về, ông thả vào khu 1, đồng thời chọn những con tôm đã lớn ở khu 2 thả qua để cải tạo đầm.
Khi con tôm giống ban đầu ở khu 1 được khoảng 60 ngày tuổi, ông lại tiến hành chiết sang khu 2. Sau đó, ông tiếp tục nuôi tôm 60 ngày tuổi này thêm khoảng 35-40 ngày là đã có thể thu hoạch, với cỡ tôm lớn.
Theo đó, việc sang chiết con tôm qua lại giữa 2 khu, giúp ông Nam thu hoạch được như mong muốn, loại bỏ được những con tôm bị bệnh.
Với cách nuôi tôm sú, nuôi cua biển khác biệt, mỗi năm ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) thu lợi nhuận từ mô hình khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Cũng theo ông Nam, việc cải tạo lại vuông tôm sau mỗi vụ nuôi cũng rất quan trọng. Với ông, sau khi thu hoạch tôm, ông tiến hành phơi đầm từ 20-30 ngày, sau đó diệt cá tạp, bón vôi, rồi mới lấy nước qua túi lọc để tiếp tục loại cá tạp theo nguồn nước đi vào.
Kế đó, ông điều chỉnh nguồn nước đủ chuẩn như mong muốn mới tiến hành thả giống. Trong quá trình nuôi tôm, ông cũng chú ý bổ sung men vi sinh để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho con tôm.
Nhờ cách làm khác người, cua nuôi trong vuông của ông Nam lớn nhanh, tỷ lệ đạt cao. Ảnh: Chúc Ly.
Đặc biệt, nhiều năm nay, mô hình nuôi tôm của ông Nam ngoài luôn tuân thủ kỹ thuật nuôi hai giai đoạn, ông còn áp dụng thả giống thưa. Trung bình 1.000m2, ông Nam chỉ tiến hành thả 500 con giống.
“Việc nuôi tôm thưa giúp tôi tiết kiệm được chi phí thả con giống. Tôm lớn nhanh, ít rủi ro sẽ có giá trị cao hơn, thay vì nuôi 4 con tôm nhưng không hiệu quả, tôi chỉ cần nuôi 1 con tôm lớn thì sẽ yên tâm hơn rất nhiều”, ông nông dân tỷ phú chia sẻ.
Với cách làm này, ông Nam thu được những con tôm sú với kích cỡ lớn. Theo ông Nam, những năm giá cả ổn định, ông bán tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 280.000-290.000 đồng/kg, có khi hơn 300.000 đồng/kg.
Ngoài nuôi tôm, ông Nam còn kết hợp nuôi cua trong vuông. Tuy nhiên, khác với nhiều người, ông cũng chọn con giống cua rõ nguồn gốc, và thực hiện tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cua.
Theo ông Nam, ông tạo hệ sinh thái thức ăn tự nhiên là những con hàu cho cua ăn. Rải rác khắp vuông tôm, ông thiết kế những giá thể để hàu, ốc gạo bám vào sinh sống. Nhờ đó, cua ông nuôi trong vuông tôm có tỷ lệ đạt cao, lại nhanh lớn.
Ông Nguyễn Hoàng Nam (bên phải), ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đang màỳ mò học hỏi và xây dựng vườn kiểng. Ảnh: Chúc Ly.
Với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện mô hình nuôi tôm xen canh cua, ông Nam chia sẻ: “Chỉ cần quan sát con cua mỗi khi thu hoạch thì tôi đã nhận biết được vuông có đủ thức ăn cho cua hay không. Bởi con cua sẽ trở nên hung hăng hơn khi thiếu thức ăn. Lúc này tôi sẽ bổ sung thêm cá tạp cho cua. Còn khi bắt cua lên mà thấy có một vài con bị gãy càng thì tôi biết rằng đợt cua này sẽ đạt”.
Ngoài nuôi tôm, cua, ông Nam hiện còn dành thời gian rảnh để chăm sóc vườn kiểng của gia đình. Ông Nam cho biết, từ khi canh tác theo mô hình hiện có, ông có nhiều thời gian để thực hiện đam mê của mình.
Cách đây khoảng 3 năm, ông tỷ phú nông dân tình cờ xem trên mạng Internet cách tỉa và tạo cành cho cây kiểng. Vốn đam mê, ông đã mài mò học theo, đến nay dần xây dựng vườn kiểng như mơ ước, với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao.
Lan tỏa phong trào hàng rào thuốc nam
Phòng thuốc nam phước thiện Hội quán Hưng Lộc Tự ở ấp 5, xã Tân Lộc (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) là nơi lương y Phạm Văn Hiểm - Chủ tịch Hội Đông y xã Tân Lộc - hơn 20 năm qua gắn bó với công việc bốc thuốc từ thiện giúp đỡ người nghèo.
Lương y Phạm Văn Hiểm cho biết từ nhỏ đã được cha và ông nội truyền nghề. Lớn lên, ông học y sĩ và lớp chuẩn hóa lương y tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. Sau đó, ông về quê hương và bốc thuốc từ thiện. Thấy nguồn dược liệu phục vụ việc khám chữa bệnh ngày càng khan hiếm, lương y Phạm Văn Hiểm nhiều đêm thức trắng vì trăn trở.
"Cách đây khoảng 6 năm, trong cộng đồng lan tỏa phong trào trồng cây xanh làm hàng rào. Từ đó, tôi có ý tưởng vận động mọi người làm hàng rào cây xanh bằng cây thuốc nam" - lương y Phạm Văn Hiểm kể.
Thấu hiểu tấm lòng của vị lương y vì người nghèo nên khi ông vận động thì nhiều hộ dân ở xã Tân Lộc đã tích cực hưởng ứng. Có người còn cho ông mượn đất để cải tạo trồng thuốc nam. Nhờ đó, đến nay tại xã Tân Lộc đã có 4 vườn thuốc nam mẫu cùng hàng chục hàng rào bằng cây thuốc nam với hơn 60 vị thuốc các loại. Theo đó, cứ khoảng 15 ngày, ông Hiểm đến các hộ cắt, tỉa những hàng rào cây thuốc nam này, sau đó hướng dẫn người dân thu hoạch, vận chuyển về phân loại, phơi khô và dự trữ.
Lương y Phạm Văn Hiểm cắt, tỉa một hàng rào cây thuốc nam để làm nguồn dược liệu
Chia sẻ về nghề, lương y Phạm Văn Hiểm cho biết không chỉ ông mà ai làm nghề này cũng cần cái tâm, niềm đam mê và tinh thần không ngừng học hỏi thì mới phục vụ người bệnh được tốt hơn. "Với tôi, niềm vui lớn nhất là thấy bệnh nhân khỏi bệnh và khỏe mạnh" - ông Phạm Văn Hiểm bộc bạch. Ông Hiểm còn vận động vợ, con tham gia các công tác thiện nguyện tại hội quán như: chặt, phân loại, phơi thuốc... vào thời gian rảnh rỗi. Hằng ngày, có rất đông người dân đến hội quán để nhờ bắt mạch, bốc thuốc. Đa phần những người đến đây là dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Tùng (47 tuổi, ngụ xã Tân Lộc) là người trước đó bị tai biến, sau khi bệnh tình thuyên giảm, cũng với mong muốn chia sẻ khó khăn và giúp đỡ những trường hợp giống mình, ông ở lại hội quán làm công quả đến nay đã hơn 20 năm. Nói về những định hướng sắp tới, ông Hiểm cho biết sẽ gắn bó trọn đời với nghề, đồng thời tích cực truyền nghề cho con, cháu tiếp tục công việc chữa bệnh cứu người.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Tân Lộc, đánh giá việc vận động người dân trồng cây thuốc nam làm hàng rào của lương y Phạm Văn Hiểm đã góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong việc xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, còn góp phần bảo tồn và tạo sự đa dạng về nguồn dược liệu để phục vụ việc khám chữa bệnh cho người dân.
"Việc làm của lương y Phạm Văn Hiểm rất có ý nghĩa đối với người dân và cộng đồng nơi đây. Thời gian tới, UBND xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi để lương y Phạm Văn Hiểm phát triển và nhân rộng mô hình trên" - ông Toàn thông tin.
Diện mạo mới nơi cửa biển Lạch Trường Cửa biển Lạch Trường nằm giữa huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc, là nơi hợp lưu giữa dòng sông Lạch Trường với biển. Vùng cửa biển này từng ghi dấu chiến thắng trận đầu của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam vào ngày 5 - 8 - 1964. Cửa biển Lạch Trường khi nước triều lên. Khu vực phía bờ hữu...