Cà Mau: Nuôi loài cá này, dân trúng lớn, bán giá 540.000 đồng 1 ký
Sau một thời gian dài xuống giá, những ngày gần đây, nông dân nuôi cá bống tượng trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất phấn khởi vì giá cá tăng cao, người nuôi có lãi từ vài chục đến vài trăm triệu đồng sau mỗi vụ thu hoạch. Hiện giá bán cá bống tượng to bự loại 1 đang ở mức cao, từ 520.000 đồng đến 540.000 đồng 1 ký.
Thời điểm này, gia đình anh Nguyễn Văn Cảnh, ngụ ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời bắt đầu thu hoạch cá bống tượng để xuất bán ra thị trường. Theo tính toán của anh Cảnh, với ao nuôi 500m2, trong đợt này gia đình anh thu hoạch được khoảng 100 kg cá bống tượng thương phẩm, với trọng lượng từ 800 gam – 1kg…
Gia đình anh Nguyễn Văn Cảnh thu hoạch cá bống tượng chuẩn bị bán cho thương lái.
Sau hơn 7 tháng chăm sóc, sau khi trừ hết chi phí gia đình anh Cảnh thu lãi gần 40 triệu đồng. Anh Cảnh cho biết: “Thời gian trước, người nuôi cá bống tượng gặp nhiều khó khăn, do giá cá thường xuyên ở mức thấp, nhiều hộ không cầm cự được phải nghỉ nuôi. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhu cầu tiêu thụ cũng tăng cao nên giá cá cũng tăng trở lại nên những người nuôi cá rất phấn khởi. Hiện tại với 3 ao nuôi còn lại, nếu với giá như thế này, dự kiến gia đình tôi thu hoạch sẽ có lời trên 100 triệu đồng”.
Hiện cá bống tượng thương phẩm từ 700 – 900 gam được bán tại chỗ có giá từ 460.000 – 480.000 đồng/kg; loại từ 1kg trở lên, giá từ 520.000 – 540.000 đồng/kg (tùy loại), ước tính giá cá tăng khoảng 90.000 – 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Sức tiêu thụ thời điểm hiện tại cũng tăng khoảng 10 – 20 % .
Nhiều nông dân tranh thủ thời điểm cá bống tượng tăng giá, thu hoạch xuất bán ra thị trường.
Video đang HOT
Theo nhiều hộ nuôi cá bống tượng trong tỉnh cho biết, sau hơn 5 năm giá cá bống tượng lên xuống thất thường thì đây là thời điểm giá cá tăng cao nhất. Hiện nay, giá các loại cá tạp làm thức ăn cho cá cũng giảm nhẹ, vào khoảng từ 10 – 12 ngàn đồng/kg. Do vậy, người nuôi cá thu được lợi nhuận rất cao.
Ông Trần Văn Tam, ở ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời cho biết: “Hồi đó giờ nuôi cũng cầm chừng đề chờ giá. Hiện nay, cá có giá cao nên những người nuôi cá bống tượng như tôi rất mừng. Tranh thủ thời điểm này tôi cũng chuẩn bị xuất bán ao cá đã đến lứa để kiếm lời. Nếu giá cả ổn định như thế này, người nuôi cá chẳng mấy chốc có thể làm giàu từ mô hình này”.
Những ngày này, bà con nông dân trong tỉnh Cà Mau đang bắt tay vào thu hoạch những ao cá đã đến lứa. Đồng thời, tiến hành cải tạo ao đầm để bước vào vụ thả nuôi mới nhằm góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Ngành chức năng tỉnh Cà Mau cũng khuyến cáo người nuôi cá bống tượng cần chú trọng đến việc áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tránh phát triển ồ ạt theo hướng tự phát, tránh tình trạng “cung vượt quá cầu” để phát triển mô hình nuôi cá bống tượng theo hướng bền vững.
Theo Trúc Đào (Cổng TTĐT Cà Mau)
Cà Mau: Khấm khá, đổi đời nhờ nuôi dê sinh sản, cá bống tượng
Nhiều hộ nông dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã từ diện khó khăn vươn lên khấm khá, đổi đời nhờ nuôi dê sinh sản, nuôi cá bống tượng hay trồng rau màu...Nhiều mô hình nuôi, trồng của nông dân được Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Cà Mau giải ngân cho vay vốn đầu tư...
Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã trở thành nguồn vốn hiệu quả giúp nhiều hội viên nông dân (ND) nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vượt khó làm giàu.
Hàng ngàn nông hộ được rót vốn
Từ nguồn Quỹ HTND, các cấp Hội ND tỉnh Cà Mau đã hướng dẫn, thẩm định và giải ngân vốn cho nhiều dự án phát triển sản xuất của các nhóm hội viên, ND. Nhiều hội viên, ND được vay vốn đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt cho thu nhập 100-150 triệu đồng/năm, góp phần tạo việc làm tại chỗ, cải thiện cuộc sống cho hàng ngàn nông hộ.
Gia đình anh Bùi Văn Lành (TP Cà Mau) dùng vốn Quỹ HTND đầu tư phát triển đàn dê ở bờ vuông tôm. Ảnh: Chúc Ly
"Huyện Trần Văn Thời là địa phương điển hình trong thực hiện việc hỗ trợ nông dân, đẩy mạnh phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi trong toàn tỉnh".
Bà Trần Thị Quyết - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Cà Mau
Qua nhiều năm tôm nuôi bị dịch bệnh, cuộc sống gia đình ông Dương Văn Kiệt, ấp Tân Tiến, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời gặp nhiều khó khăn. Sau khi tiếp nhận được nguồn vốn Quỹ HTND với mức 10 triệu đồng, ông Kiệt đã thực hiện mô hình nuôi cá bống tượng. Đến nay, gia đình ông Kiệt đã mở rộng thêm nhiều ao nuôi, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.
Cũng với nguồn vốn vay 10 triệu đồng từ Quỹ HTND, anh Nguyễn Văn Đình, ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời đã mua được 10 con dê sinh sản. Qua gần 3 năm, đàn dê của anh phát triển lên trê 100 con.
Anh Đình đã phối hợp với 7 thành viên khác thành lập Hợp tác xã nuôi dê. Đàn dê của Hợp tác xã hiện đã có trên 400 con, đầu ra dê thịt, dê giống ổn định, thu nhập từ 100-150 triệu đồng/hộ/năm. Anh Đình dự tính đến cuối năm, 100 con dê nái sẽ đẻ ra 300 dê con, tính trung bình mỗi con bán 2 triệu đồng, trừ chi phí, gia đình anh sẽ thu về trên 500 triệu đồng.
Điểm tựa của ND Cà Mau
Quỹ HTND đã và đang là điểm tựa, bạn đồng hành giúp hàng ngàn hội viên, ND tỉnh Cà Mau có nguồn vốn, tạo công ăn việc làm ổn định, thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, tăng hộ khá, giàu.
Ông Nguyễn Văn Giới - Chủ tịch Hội ND xã Phong Điền cho biết, từ nguồn Quỹ HTND 810 triệu đồng, 66 hộ đã được vay để thực hiện các mô hình, dự án phát triển sản xuất, giảm nghèo.
"Hiện, xã có 2 mô hình trồng màu và nuôi cá bống tượng đã thu hồi vốn. Xã cũng đang nhân rộng từ 20 hộ nuôi cá bống tượng với diện tích mặt nước 1,6ha lên 50 hộ với diện tích trên 3,5ha" - ông Giới nói.
Nói về hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, Chủ tịch Hội ND huyện Trần Văn Thời - ông Trần Thanh Hải cho biết, mỗi năm, huyện vận động hội viên, ND đóng góp, xây dựng, phát triển tăng nguồn Quỹ HTND từ 750-850 triệu đồng.
Đến nay, tổng nguồn Quỹ HTND do các cấp Hội ND trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vận động được đạt trên 3,5 tỷ đồng. Nguồn quỹ đã hỗ trợ 585 hội viên, ND vay thực hiện 56 mô hình dự án trồng trọt, chăn nuôi, giải quyết công ăn việc làm cho 1.100 lao động; 502 hội viên, ND đã được xóa nghèo.
Theo Danviet
Người nuôi chình đầu tiên trên đất Bình Định, lãi 400 triệu/năm Sau nhiều lần vỡ nợ vì thất bại liên tiếp, ông Võ Tuấn Tú (SN 1964, ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã tìm được hướng đi mới trong việc nuôi cá chình và bống tượng. Nhờ vào sự mày mò và bí quyết riêng, mỗi năm nông dân này thu về hàng trăm triệu đồng....