Cà Mau: Lâm tặc chặt phá rừng phòng hộ ven biển nghiêm trọng
Liên quan đến thông tin người dân phản ảnh rừng phòng hộ xung yếu thuộc thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) bị chặt phá nghiêm trọng, ngày 29/11, trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Thức – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết: Hiện đang cho các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, kiểm tra thông tin và xác định các nguyên nhân. Từ đó sẽ đề xuất giải pháp xử lý tiếp theo.
Cũng theo ông Thức, trước đó Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 cũng đã có báo cáo tình hình cây rừng bị chặt phá. “Tình trạng này (chặt phá cây rừng – PV) hầu như năm nào cũng có. Người dân lợi dụng sơ hở của cơ quan quản lý để chặt cây ven biển. Tình trạng chặt nhỏ lẻ thì cũng có xảy ra” – ông Thức thông tin thêm.
Theo quan sát tại tiểu khu 136, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1, chúng tôi nhận thấy từng đám rừng phòng hộ bị chặt, có cả dấu chặt mới và cũ, thậm chí có cây bị chặt hạ nhưng lâm tặc chưa kịp lấy đi.
Một khu vực rộng cặp mé biển, rừng đước bị chặt phá nghiêm trọng.
Theo phản ánh của người dân, ở những khu vực rừng đước từ 15-20 năm tuổi, lâm tặc chặt phá nhiều hơn. Khu vực đước nhiều tầng tuổi thì lâm tặc chặt theo hình thức đốn tỉa. Tính từ bìa rừng vào, hiện những vạt rừng bị chặt phá vào sâu gần trăm mét. Nhiều khu vực dọc bờ biển, rừng chỉ còn lại gốc, nhánh và đọt nằm ngổn ngang.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đ (một người dân gần khu vực rừng bị chặt phá) cho hay: “Nhìn những gốc được bị chặt thì dễ nhận biết cây nào mới chặt, cây nào bị chặt từ lâu, đầy ra đó. Khi thấy lâm tặc chặt cây rừng, người dân ở đây không dám nói vì sợ bị trả thù bằng cách phá vuông tôm (rừng phòng hộ nằm cặp vuông tôm người dân – PV)”.
Video đang HOT
Theo người dân, lâm tặc chặt phá rừng cả ban ngày lẫn ban đêm (đêm sáng trăng), nhiều vuông tôm không người giữ thì trong vòng vài năm cây rừng bị chặt phá nghiêm trọng. Người dân nhiều lần thông tin với cán bộ quản lý chuyện rừng bị chặt phá, tuy nhiên mọi chuyện vẫn như cũ.
Một gốc đước trên 15 năm tuổi bị chặt phá.
Bên cạnh đó, nhiều người dân ở tiểu khu 136 cũng cho biết, cây rừng bị chặt trộm, lâm tặc tận thu để bán gỗ, những cây lớn bán cho cơ sở xẻ ván, nhỏ hơn thì bán cho hầm than, cây cho xây dựng, Người dân cũng đặt ra câu hỏi, khi lâm tặc đốn cây rừng thì phải chở vào đất liền bán, trong khi đó từng cửa ra vào đất liền thì đã có chốt tiểu khu quản lý.
Nói về tình trạng chặt phá cây rừng ở tiểu khu 136, ông Trương Việt Bắc – Phó Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1, cho biết: “Hiện nay đơn vị cũng đang cho xác minh, làm rõ. Hôm rồi kiểm tra, rà soát thì thấy số lượng cây rừng bị chặt phá khoảng 60 – 70 cây tại khu vực tiểu khu 136. Ở tiểu khu có sai phạm tới đâu thì tiến hành xử lý tới đó”.
Nhiều gốc cây đước với dấu chặt còn mới.
Cũng theo ông Bắc, hiện nay không có phương tiện lớn, trong khi các đối tượng vi phạm sử dụng phương tiện công suất lớn để vận chuyển. Khi phát hiện thì lực lượng rượt đuổi nhưng không bắt được, nên không răn đe được. Khu vực thuộc quản lý đến hơn 5.000ha chia làm 6 khu, trong khi lực lượng cán bộ hiện nay thiếu.
Trước đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 cũng báo cáo gửi đến Sở NNPTNT. Đơn vị cho rằng rừng phòng hộ ven biển vẫn xảy ra tình trạng chặt phá, khó kiểm soát do người dân hoạt động đánh lưới trên biển, lợi dụng sơ hở của lực lượng quản lý bảo vệ rừng để vào chặt cây rừng.
Theo Danviet
Cà Mau: Buộc thôi việc nữ phó phòng bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài rồi không về
Nữ Phó trưởng phòng Chi cục Biển và Hải đảo ở Cà Mau xin đi nước ngoài bồi dưỡng chuyên môn rồi không trở về. Hội đồng kỷ luật đã họp và đưa ra hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với bà này.
Chi cục Biển và Hải đảo Cà Mau - nơi bà Thắm làm việc trước khi nước ngoài.
Theo thông tin từ Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau, ngày 28/11, Hội đồng kỷ luật Chi cục đã họp, đưa ra hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với bà Dương Thị Hồng Thắm - Phó trưởng Phòng Quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển đảo (Chi cục Biển và Hải đảo, thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường Cà Mau).
Bà Dương Thị Hồng Thắm (SN 1984, quê ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) tốt nghiệp Trường ĐH Cần Thơ ngành Môi trường, trúng tuyển vào Đề án đào tạo sau đại học tại nước ngoài (Đề án Mekong 1000 - đưa nhân lực trẻ đi học tập ở nước ngoài).
Đến tháng 2/2018, bà Dương Thị Hồng Thắm xin được học bổng toàn phần của Chính phủ Úc tài trợ về "Đào tạo chuyên môn về Công nghệ và Giám sát môi trường (Diploma of Environmental Monitoring and Technology) tại North Metropolitan TAPE. Thời gian học từ tháng 2/2018 đến tháng 7/2019.
Trong thời gian đang du học tại nước ngoài, ngày 20/6/2019, bà Dương Thị Hồng Thắm có đơn xin được thôi việc kể từ ngày 1/7/2019.
Trong đơn, bà Thắm cho rằng, lý do là sau khi tốt nghiệp một khóa học tại Úc, bà may mắn có thêm cơ hội tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân bà không muốn bỏ lỡ cơ hội tốt để cải thiện thêm kỹ năng bản thân. Đồng thời, bà Thắm cũng muốn thử sức sang lĩnh vực khác trong tương lai.
Mặc dù Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau đã nhiều lần gửi email, liên hệ với người được bà Thắm ủy quyền nhưng đến nay đã quá thời gian cho phép của UBND tỉnh bà Thắm vẫn chưa về nước.
Theo Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau, bà Thắm từng gửi email về với nội dung: "Vì lý do khách quan, tôi không thể về Việt Nam trong thời gian này để hoàn thành các thủ tục. Cụ thể, tôi cần hoàn tất các thủ tục gia hạn visa (thị thực) để tiếp tục khóa học và khóa học mới sẽ bắt đầu vào đầu tháng 8/2019. Tôi xin ủy quyền cho ông Dương Thanh Nam (anh trai bà Thắm) hoàn tất các thủ tục cần thiết".
Chi cục nhiều lần gửi email vận động bà Thắm về nước để giải quyết các thủ tục nhưng bà trả lời mail là "không trở về nước".
Việt Hữu
Theo giaoducthoidai
Cà Mau yêu cầu xử lý vụ con bị đánh nhưng 6 tiếng sau phụ huynh mới biết Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau, ông Lý Khánh Ly yêu cầu xử lý vụ việc, xem xét và áp dụng các hình thức theo pháp luật, của ngành. Liên quan đến vụ việc học sinh lớp 8A của Trường trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau bị đánh, nhưng 6...