Cà Mau: Hơn 2.300 hộ dân “khát” nước
Hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau có trên 2.300 hộ dân đang sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển, và đặc biệt là huyện Thới Bình. Nhiều hộ dân ngày đêm thay phiên nhau canh ghe nước đi ngang qua để chặn lại hầu mong mua được lu nước về xài dù giá đắt đỏ.
Không khoan được nước, người dân xã Biển Bạch (Thới Bình, Cà Mau) trông chờ vào nước trời. Ảnh: Thành An
Tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh
Xã Biển Bạch được chia đôi bởi dòng sông Trẹm. Cả xã có 5 ấp, với hơn 2.000 hộ dân nhưng có tới 1.400 hộ ở hai bên bờ sông Trẹm, đặc biệt là ấp 18 và ấp Thanh Tùng. Toàn bộ số hộ này hằng ngày phải mua nước sử dụng bởi không thể dùng được nước giếng khoan do mạch nước ngầm bị nhiễm phèn, mặn rất nặng. “Nhà tôi 4 lần khoan giếng ở vị trí khác nhau, có lần khoan sâu đến 180m, nhưng nước vẫn mặn và độ phèn cao. Từ đó đến nay phải dùng nước ông trời” – ông Nguyễn Hùng Anh – Bí thư Chi bộ ấp Thanh Tùng nói.
Gia đình ông Hùng Anh có 6 người, hằng tháng sử dụng hết sức tiết kiệm cũng hơn 10m3 nước, với giá 40.000 đồng/khối. Anh kể với giọng chua chát: “Khổ lắm chú ạ, sống giữa biển nước mà cứ phải ngửa cổ lên trời mong mưa. Nhà thì đông người, nước thì đắt đỏ nên dùng việc gì cũng phải suy nghĩ. Nước đi mua cũng chỉ để nấu nồi nước, nồi cơm. Nhiều lần đi làm về, người bẩn, nhảy ùm xuống vuông tôm tắm trước với nước mặn, sau đó lên nhúng khăn vào nước ngọt lau cho đỡ mặn, vậy là xong”.
Ngôi nhà nhỏ, đơn sơ chật hẹp ở ấp 18 của Mẹ VNAH Lê Thị Dòi có đến 5-6 cái lu quanh nhà. Mẹ Dòi kể: “Mấy năm trước người ta khoan một cây nước (trạm cấp nước), dùng được hơn năm thì hỏng. Năm ngoái lại xây một cái mới, dùng chưa được một tháng cũng đã hỏng, giờ bỏ không. Không biết bao giờ có nước sạch để dùng, đành dùng nước mưa hoài, hết thì lại mua. Nhưng mua đắt tiền, lại phải đợi. Bữa trước phải đặt cọc tiền cho người ta, rồi chờ mấy ngày nữa có nước”.
Để chống chọi với cái khát trong mùa khô, ngay từ mùa mưa người dân đã hứng nước mưa vào lu để dự trữ. Nhưng cách làm này cũng chỉ đối phó được khoảng 1 tháng, gia đình nào có vài chục cái lu thì được khoảng hai tháng. Nhà chị Nguyễn Thị Phượng (ấp Thanh Tùng), có đến 7-8 cái lu đựng nước, nhìn nước trong lu chúng tôi không khỏi giật mình khi màu nước “trong” không hơn gì mấy màu đục của nước sông Trẹm trước nhà. Không những vậy, trong những chiếc lu ám những vết úa vàng, những con loăng quăng bơi đầy. Chị Phượng cho biết, nước này là nước giếng khoan chị vừa mua về để nấu cơm nước hằng ngày.
Video đang HOT
Mùa khô tới sẽ hết khát?
Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Đỗ Minh Trí cho biết, đã có chủ trương, kế hoạch xây dựng một nhà máy nước sạch ở xã Tân Bằng (huyện Thới Bình) rồi kéo đường ống nước về xã Biển Bạch, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Việc khảo sát mặt bằng đã thực hiện xong, nhưng phải đợi kế hoạch thực hiện cụ thể ở cấp lãnh đạo.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc – GĐ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 2.300 hộ dân đang sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn. Để giúp bà con có được nước sạch sinh hoạt, trung tâm đã thực hiện dự án xây dựng công trình nước sạch để đáp ứng nhu cầu của người dân xã Biển Bạch. Dự án sẽ xây dựng ở xã Tân Bằng rồi kéo đường ống về Biển Bạch. Ước tính sẽ mất khoảng 70-75km đường ống dẫn, phục vụ cho hơn 2.000 hộ dân của huyện Thới Bình. Dự án đã được UBND tỉnh đồng ý với kinh phí 35 tỉ đồng (1 triệu USD vay của Ngân hàng Thế giới, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh).
Tuy nhiên, hiện còn phải chờ Bộ NNPTNT duyệt thì mới triển khai. Nếu dự án được duyệt sớm thì mùa khô năm sau bà con xã Biển Bạch sẽ có nước để dùng. Bên cạnh đó, sẽ trình UBND tỉnh một số dự án nước sạch ở các huyện nhằm đảm bảo toàn tỉnh có nước sạch dùng trong mùa khô.
Theo Laodong
Bé trai miền Tây nằm một chỗ sau 4 năm bị cha ném nứt sọ
Sau 4 năm bị cha túm 2 chân ném xuống đường gây nứt sọ, bé Quỳnh vẫn thường xuyên co giật vì bị động kinh. Người mẹ đưa con đi chữa trị khắp nơi, nhưng không có kết quả khả quan.
Ngày 25/5, chị Nguyễn Hồng Yến (ngụ xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) cho biết, sau 4 năm con trai bị nứt sọ, bé Lâm Nguyễn Quỳnh vẫn còn nằm một chỗ. Người mẹ đã đưa con đi chữa trị nhiều nơi, nhưng chưa có kết quả khả quan.
Bốn năm trước, vào trưa 28/3/2011, chồng chị Yến là Lâm Chí Giang (37 tuổi) đến nhà hàng xóm nhậu. Khoảng 2 giờ sau, người vợ bồng con (lúc đó Quỳnh 10 tháng tuổi) đến gặp chồng, kêu Giang về phụ việc gia đình.
Giang cho rằng vợ làm "mất hứng", nên bỏ bàn tiệc chạy ra túm tóc, đập đầu vợ xuống nền gạch. Thấy chồng quá hung hăng, chị Yến bỏ về thì Giang ôm lấy bé Quỳnh, rồi túm hai chân con trai quăng ra xa. Do đầu bị nện xuống đường, bé Quỳnh bất tỉnh và phải đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Cà Mau cấp cứu.
Bé Quỳnh nằm một chỗ, tay chân co quắp. Ảnh: Nhật Tân.
Sau khi xuất viện được vài hôm, Quỳnh đang bú thì khóc thét lên từng cơn, rồi sốt cao và có dấu hiệu hôn mê. Chị Yến đưa con quay lại bệnh viện sản nhi, sau đó chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Tại đây, bé được chụp CT, bác sĩ phát hiện Quỳnh bị nứt sọ phải, tụ dịch màng cứng trán và hai bên thái dương.
Thấy con cứ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, cuối tháng 4/2011, chị Yến đưa Quỳnh lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). Kết quả chụp CT lại cho thấy, bé còn bị xuất huyết não.
Hai tuần sau, Quỳnh giảm co giật và được chuyển ngược về Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. "Lúc rời Bệnh viện Chợ Rẫy, con tôi vẫn chưa tỉnh. Nằm tại Bệnh viện Cà Mau thêm nửa tháng, Quỳnh mở mắt nhưng không cử động được tay chân. Quá bế tắc, tôi đưa con về nhà", chị Yến nói.
Theo hồ sơ gia đình cung cấp, lần tái khám gần nhất của Quỳnh tại TP HCM là tháng 7/2014. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) chẩn đoán, bé trai này bị giãn não thất, di chứng não và động kinh.
"Uống thuốc tây không hết, tôi tìm thầy thuốc nam, nhưng đi nhiều nơi mà Quỳnh vẫn nằm một chỗ, thường xuyên co giật. Hai ngày nay, tôi đưa con đến thị trấn Hộ Phòng (Giá Rai, Bạc Liêu) mua thuốc của một ông cụ. Nhiều người nói cụ này trị bệnh hay lắm, nhưng không biết thực hư thế nào", người mẹ chia sẻ.
Với hành vi cố ý gây thương tích cho con trai, tháng 4/2012, Lâm Chí Giang bị TAND huyện Đầm Dơi tuyên 7 năm tù. Người đàn ông này kháng cáo xin giảm án, nhưng không được cấp phúc thẩm chấp nhận.
"Trước đây, nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ mẹ con tôi vài chục triệu đồng, nhưng không đủ chi phí điều trị cho Quỳnh. Tiệm tạp hóa nhỏ ven sông của tôi luôn bán ế, nhà dột nước mưa nhiều nơi nhưng không có tiền mua cây lá để sửa lại. Có đêm, Quỳnh nằm khóc đến sáng, tôi không sao ngủ được", người mẹ trẻ với mái tóc bạc trắng nói về cảnh khó khăn của mình.
Với bé Quỳnh, từ ngày cha đi tù, bên nội không ai đến thăm cháu. Giận chồng, chị Yến đã gửi đơn đến tòa án huyện, xin ly hôn với Giang nhưng chưa được giải quyết.
Theo_Zing News
Không mua xe công mới vẫn tốn kém vì "kho" xe công cũ Bộ trưởng Tài chính báo cáo việc mua sắm xe công năm 2014 đảm bảo tiết kiệm vì không mua thêm xe phục vụ các chức danh. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội than, không mua xe mới nhưng kho xe cũ cũng ngốn nhiều vì chi phí sửa chữa, khoán xe chưa hiệu quả. Theo báo cáo thực hành tiết kiệm, chống...