Cà Mau: Hạn, mặn đe dọa hệ thống cống thủy lợi vùng ngọt hóa
Hàng chục cống thủy lợi bao ngoài ở vùng ngọt hóa Cà Mau, với nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng đang bị đe dọa trong đợt hạn hán lịch sử năm nay.
Ông Trần Quốc Nam, Giám đốc Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, nắng hạn ngày càng gay gắt trong những tháng vừa qua đã làm nước trong nội đồng khô cạn, chênh lệch mực nước thượng, hạ lưu rất cao (trung bình 3.0m). Điều này khiến hàng loạt cống ngăn mặn xây dựng theo công nghệ mới luôn trong trạng thái nguy hiểm, không đảm bảo ổn định.
Mực mặn nước bên ngoài hệ thống cống thủy lợi bảo vệ vùng ngọt đang gây bất lợi cho kết cấu của từng cống. Ảnh: Hoàng Hạnh.
“Có 33 cống thủy lợi bao ngoài vùng ngọt hóa của tỉnh, với nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng đang đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng của nắng hạn. Chúng tôi đã kiến nghị Sở NNPTNT thành lập đoàn chuyên môn đi hiện trường kiểm tra, để tìm giải pháp xử lý nhằm đảm bảo công tác chống hạn mùa khô năm nay đạt hiệu quả” – ông Nam thông tin thêm.
Hiện tại đã có một số cống ngăn mặn đưa vào vận hành khai thác thời gian dài, đến nay có hiện tượng xuống cấp, hư hỏng và các đập của cống trong tình trạng chịu áp lực nước từ bên ngoài sông rất lớn như: Cống Minh Hà, Công Nghiệp, Rạch Lùm, Rạch Nhum, Rạch Ruộng…theo nhận định của các chuyên gia các cống này có khả năng sẽ mất ổn định trong thời gian tới.
Sự cố cống Trùm Thuật Nam khiến ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau phải tốn kém nhiều chi phí, nhân lực cho việc khắc phục, sửa chữa. Ảnh: Hoàng Hạnh.
Trên thực tế, sự cố đã xảy ra với Trùm Thuật Nam vào ngày 14/1 vừa qua, khiến nước mặn tràn qua bản đáy của cống. Theo kết quả kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân sơ bộ ban đầu là do thời tiết hạn hán, nên mực nước chênh lệch quá lớn giữa phía sông và phía đồng cống Trùm Thuật Nam, dẫn đến nước hình thành hố xói làm nước mặn chảy qua bản đáy cống vào phía trong của vùng ngọt.
Video đang HOT
Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, trước thực trạng trên, đơn vị đã dùng nhiều biện pháp để khắc phục sự cố có hiệu quả, tiết kiệm được ngân sách.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt, để đảm bảo tính an toàn về lâu dài, ngành thủy lợi cần nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương để đưa ra các giải pháp xử lý triệt để.
“Nếu chúng ta không có giải pháp căn cơ lâu dài, nước mặn sẽ phá vỡ hệ sinh thái ngọt còn lại của Cà Mau” – ông Nam bày tỏ quan ngại.
Vợ chồng ông Dũng "lò vôi" hỗ trợ nước ngọt giúp hàng ngàn hộ dân miền Tây
Ngày 30/3, hệ thống lọc nước "khủng" do vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (thường gọi ông Dũng "lò vôi") - Nguyễn Phương Hằng (Công ty cổ phần Đại Nam, tỉnh Bình Dương) tài trợ cho người dân vùng hạn mặn ở tỉnh Bến Tre đã chính thức vận hành. Hàng ngàn hộ dân có nguồn nước ngọt dùng sau nhiều ngày thiếu nước trầm trọng.
Hạn mặn đang diễn ra gay gắt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khiến nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Độ mặn của nước ở nhiều tỉnh miền Tây hiện lên đến 20ppt. Riêng tỉnh Bến Tre, nước mặn đã bao trùm trên toàn địa bàn tỉnh. Độ mặn đo được tại các trạm quan trắc trên sông Cửa Đại, Hàm Luông vượt ngưỡng 4%o, sông Cổ Chiên 4%o và đã xâm nhập sâu khoảng 60km. Trên các tuyến sông nhánh, nội đồng, kể cả các đập tạm trữ nước đều bị nhiễm mặn, gây nhiều thiệt hại đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
Hệ thống lọc nước mặn do vợ chồng ông Dũng "lò vôi" hỗ trợ sử dụng hệ thống màng lọc RO - công nghệ thẩm thấu ngược của Tập đoàn Dow (Mỹ). Màng này có công năng loại bỏ muối dư, virus, vi khuẩn, amip, asen, các ion kim loại nặng và các tạp chất có hại khác trong nước, xử lý nước biển, nước lợ, nước nhiễm mặn thành nước ngọt.
Hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt này có công suất khoảng 500m3/ngày đêm, với tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng.
Hệ thống lọc nước được đặt tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm - nơi hạn mặn diễn ra gay gắt nhất ở tỉnh Bến Tre. Ông Phan Văn Mãi - Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, cùng vợ chồng ông bà Huỳnh Uy Dũng - Nguyễn Phương Hằng và lương y Võ Hoàng Yên đã có mặt tại xã Châu Bình hôm 28/3 để nhấn nút, chính thức vận hành hệ thống lọc nước.
Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Phan Văn Mãi (bìa trái) cảm ơn vợ chồng ông Dũng "lò vôi" (thứ nhất và thứ hai, phải qua) về "món quà" đặc biệt, hết sức ý nghĩa này. Theo ông Mãi, hàng ngàn hộ dân khát nước trong nhiều ngày qua, do ảnh hưởng bởi hạn mặn sẽ có được nước ngọt để dùng. Ông Mãi cũng chỉ đạo chính quyền địa phương, ngành chức năng tiếp tục khai thác có hiệu quả hệ thống máy lọc được trao tặng.
Hàng ngàn hộ dân thiếu nước ở huyện Giồng Trôm nô nức đi lấy nước trong niềm vui khôn xiết.
Ngoài ra, tại 3 xã Long Vĩnh, Yên Luông và Bình Phú, thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, cũng là "điểm nóng" hạn mặn. Vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - Nguyễn Phương Hằng tài trợ đặt hệ thống dẫn nước ngọt đến tận nhà người dân đang thiếu nước ngọt. Tổng chiều dài đường ống dẫn nước gần 9km.
Nước ngọt về với người dân 3 xã Bình Phú, Yên Luông và Long Vĩnh.
Bà Võ Thị Trong - nông dân xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang - vui mừng hứng dòng nước ngọt vừa được dẫn về. Bà Trong nói: "Không có gì quý bằng. Cả tháng nay, người dân chúng tôi khốn đốn vì thiếu nước uống, nước sinh hoạt".
Ông Dũng "lò vôi" (trái) tiếp xúc người dân ở xã Bình Phú. Ông Dũng "lò vôi" cho biết, sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ người dân hạn mặn ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. "Nơi nào có mặn, nơi nào người dân thiếu nước, nơi đó tôi sẽ đến hỗ trợ, giúp đỡ bà con vượt qua khó khăn lúc này", ông Dũng nói. Được biết, không chỉ hỗ trợ máy lọc nước, vợ chồng ông Dũng "lò vôi" thông qua Quỹ thiện nguyện Huỳnh Hằng Hữu, còn hỗ trợ xe vận chuyển nước ngọt phục vụ miễn phí cho người dân Tiền Giang và Bến Tre trong gần một tháng qua.
Ông Đinh Tấn Trường - Quyền Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây cho biết : "Với gần 9km đường ống cho 3 xã, ít nhất, giúp hơn 1.500 hộ dân có nước ngọt để sinh hoạt. Món quà của vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng cho người dân bị hạn mặn là rất ý nghĩa, nhất là trong những ngày khô hạn, thiếu nước như thế này".
Trung Quốc chưa gia tăng lượng xả trên sông Mekong, hạn mặn ĐBSCL có thể kéo dài Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện Trung Quốc vẫn chưa gia tăng xả nước từ đập Cảnh Hồng như tuyên bố trước đó để hỗ trợ các nước láng giềng về hạn hán, xâm nhập mặn. Đợt hạn mặn ở ĐBSCL có thể kéo dài sang nửa đầu tháng 4 tới. Người dân ở ĐBSCL quay cuồng...