Cà Mau: Giám sát cụ thể gói hỗ trợ phòng dịch
Ông Lê Dũng, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho biết, để giám sát gói hỗ trợ đảm bảo công bằng, Ủy ban MTTQ tỉnh đưa ra các nội dung giám sát và hồ sơ giám sát cụ thể.
Giám sát tại thời điểm lập danh sách các đối tượng được hưởng chính sách, thời điểm chi trả kinh phí hỗ trợ và giám sát sau khi hỗ trợ xong để kịp thời nắm bắt dư luận, phản ảnh của nhân dân.
Muốn làm được điều đó cần phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức thành viên nhằm kịp thời ngăn chặn các vi phạm trong thực hiện chính sách, phát huy hiệu quả gói hỗ trợ của Chính phủ.
Công tác giám sát phải được thực hiện đi đôi với tuyên truyền, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền để đảm bảo công bằng và minh bạch.
Video đang HOT
Triển khai gói an sinh xã hội bảo đảm công khai, minh bạch
Làm sao để tiền hỗ trợ nhanh chóng đến tay các trường hợp khó khăn, nhưng "đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng", bảo đảm công khai và minh bạch, tránh trục lợi... đang là áp lực đối với các địa phương trong việc triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/Q-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cán bộ phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) chi trả tiền hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.Ảnh: THANH TÂM
Lao động mất việc, doanh nghiệp cùng gặp khó
Theo quy định tại Khoản 3, iều 1 Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ, một trong các điều kiện để người lao động (NL) được hỗ trợ trong gói an sinh là làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu, hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Tại nhiều địa phương, qua thực tế khảo sát, một số doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh đã thỏa thuận với NL tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, nhưng vẫn duy trì một bộ phận nhỏ sản xuất, kinh doanh, do đó vẫn còn doanh thu, nhưng thật sự khó khăn không thể hỗ trợ cho NL...
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), NL không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Cho nên phát sinh vướng mắc: Khi xác nhận vào danh sách NL tạm hoãn hợp đồng lao động (HL), nghỉ việc không lương, thì cơ quan BHXH có xác nhận đối với trường hợp NL chưa báo giảm BHXH hay không? Ngược lại, đối với trường hợp tại thời điểm doanh nghiệp lập danh sách NL tạm hoãn thực hiện HL, nghỉ việc không hưởng lương theo Mẫu số 01 của Quyết định số 15 gửi cơ quan BHXH, vậy NL vẫn có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc có được xem xét giải quyết hỗ trợ cho NL đó hay không?...
Khoản 4, iều 2 Quyết định số 15 về trình tự, thủ tục hỗ trợ NL tạm hoãn HL, nghỉ việc không hưởng lương trong các doanh nghiệp quy định, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở để xem xét trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách và thực hiện hỗ trợ. Nhưng trên thực tế, có những doanh nghiệp lớn có trụ sở ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nhưng các chi nhánh, nhà máy, cửa hàng... lại nằm rải rác tại tỉnh, thành phố khác, có sử dụng hàng nghìn lao động địa phương, do vậy số lao động làm việc tại chi nhánh đó sẽ được hỗ trợ như thế nào?...
Thiếu những hướng dẫn cụ thể, chi tiết đang là những vướng mắc xảy ra trong thực tế khi triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tại các địa phương. Như, tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa có 400 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút, tạo việc làm, thu nhập cho hơn 90 nghìn lao động. Chủ sử dụng lao động và NL cùng chia sẻ khó khăn, ứng phó ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng thiếu nguyên liệu đầu vào, gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Một số tập đoàn, doanh nghiệp đã cho 1.060 lao động đang thử việc bị nghỉ làm việc; phải tạm hoãn thực hiện HL và chấm dứt hợp đồng với hơn 9.000 lao động. Trong đó, thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HL với 2.675 lao động sau ngày 1-4; thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với 1.484 lao động trước ngày 1-4 và 4.852 lao động sau ngày 1-4. Chủ tịch Công đoàn khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa Vũ Tuấn Minh cho biết, theo Quyết định số 15, có 1.484 lao động chấm dứt hợp đồng trước ngày 1-4 không tiếp cận được chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Thêm nữa, khó yêu cầu doanh nghiệp chứng minh không có doanh thu, hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương cho NL, cho nên số lao động phải tạm hoãn thực hiện HL cũng khó được thụ hưởng chính sách. Mặt khác, để được hưởng hỗ trợ tại iều 5, Chương III theo Quyết định số 15, NL có giao kết hợp đồng trước ngày 1-4, đang tham gia BHXH bắt buộc bị chấm dứt HL hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1-4 đến hết ngày 15-6-2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp phải chứng minh không có thu nhập, hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59 ngày 19-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là một triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, 1,3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. ây được xem là điều kiện "gây khó" cho NL.
Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần May mặc Bình Dương (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) Nguyễn Thị Kim Nguyên cho biết, trước tình hình khó khăn, công ty đã thương lượng, ký thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HL có thời hạn với hơn 100 công nhân trong ba tháng; nếu sau ba tháng tình hình chưa hồi phục thì tiếp tục tạm hoãn. Cái khó hiện nay là đơn hàng phụ thuộc vào khách hàng từ nước ngoài, trong khi chờ tình hình ổn định, công ty phải nỗ lực nhiều để giúp số công nhân còn lại có việc làm. Trong khi theo quy định, doanh nghiệp có nguồn thu cho nên công nhân không được hưởng chính sách hỗ trợ dù có ký thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HL với doanh nghiệp. Là tổ chức bảo vệ quyền lợi NL, Công đoàn công ty mong muốn việc hỗ trợ cần xem xét các điều kiện đi kèm để giúp NL trong khó khăn.
TP Hồ Chí Minh là địa phương có số lao động nghỉ việc lớn, với hơn 100 nghìn NL bị tạm hoãn thực hiện HL, hoặc nghỉ việc không hưởng lương đủ điều kiện được hưởng gói chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 42, với mức hỗ trợ là 1,8 triệu đồng/người/tháng, trong thời gian ba tháng. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (L-TB và XH) TP Hồ Chí Minh Lê Minh Tấn cho biết: ối với NL được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 là NL tạm hoãn thực hiện HL, hoặc nghỉ việc không hưởng lương thì yêu cầu chủ doanh nghiệp và cán bộ công đoàn cơ sở phải chủ động phối hợp UBND quận, huyện xác nhận NL làm việc tại đơn vị nghỉ việc liên tục trong 30 ngày của tháng 4 và hai tháng tiếp theo nếu có từ 15 ngày trở lên. ồng thời, phải xác nhận với cơ quan BHXH việc doanh nghiệp có đóng BHXH cho NL đến hết
tháng 3 để làm cơ sở thẩm định NL đủ điều kiện nhận hỗ trợ. Ông Lê Minh Tấn cũng cho rằng, đối với đối tượng là người sử dụng lao động cần vay vốn, để trả lương ngừng việc đối với NL thì phải chứng minh được bản thân chủ doanh nghiệp không có khả năng tài chính và không còn nợ xấu ở ngân hàng đến ngày 31-12-2019. Riêng đối với hộ kinh doanh cá thể có doanh số năm 2020 dưới 100 triệu đồng cần vay vốn trang trải cho nên chủ động gửi yêu cầu cho phường, xã để tập hợp danh sách gửi chi cục thuế địa phương xem xét theo thẩm quyền để được hỗ trợ trong tháng 4. Qua rà soát, TP Hồ Chí Minh có 3.672 hộ kinh doanh đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ và 71 chủ sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn...
Bảo đảm công khai, minh bạch để không trục lợi
Do còn nhiều vướng mắc trong triển khai đối với một số nhóm đối tượng, Bộ L-TB và XH và các bộ, ngành liên quan cần hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn. Các địa phương đều quyết tâm triển khai Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần hỗ trợ đúng đối tượng, không bỏ sót, bảo đảm công khai và minh bạch, đúng thời hạn đề ra.
Phó Giám đốc Sở L-TB và XH thành phố à Nẵng Nguyễn Văn An cho biết, ngay từ ngày 11-5, các cấp xã, phường, quận, huyện trên toàn thành phố đã bắt đầu triển khai công tác tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với NL có hợp đồng nhưng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động tự do bị mất việc và hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. ây cũng là khó khăn không nhỏ trong công tác triển khai, bởi số lượng đối tượng rất lớn dồn về cho các phường, xã. Các cán bộ phải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, xác minh đúng đối tượng rồi mới lập danh sách gửi lên quận, huyện. Lượng công việc nhiều, khó khăn, phức tạp, nhưng lực lượng cán bộ ở xã, phường còn ít. ể bảo đảm minh bạch, đúng người, đúng đối tượng và chống trùng lắp, mỗi xã, phường đã thành lập một tổ thẩm định hồ sơ và xác nhận đối tượng gồm: cán bộ UBND, cán bộ chuyên trách theo dõi đối tượng, ủy ban MTTQ, các đoàn thể, tổ dân phố... Sau khi hoàn thành danh sách, các phường, xã sẽ niêm yết danh sách đối với hộ kinh doanh cá thể và lao động tự do ít nhất hai ngày để lấy ý kiến, phản hồi của người dân về việc đúng người, đúng đối tượng và không để sót người được hưởng.
Tại Quảng Ngãi, với phương châm "đi từng nhà, rà thật chắc", trong nhiều ngày qua, các địa phương trong tỉnh khẩn trương rà soát, thống kê các nhóm đối tượng. Tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể và thiết lập các đường dây nóng, cho nên các địa phương dễ dàng thực hiện theo hướng dẫn. Tinh thần chung là triển khai nghiêm túc, công khai, minh bạch để người dân giám sát, do vậy khâu thẩm định tại một số địa phương được làm rất thận trọng, với nguyên tắc: "Rà soát đến đâu, chính quyền thẩm định, cơ quan chức năng phê duyệt đến đó để sớm chi hỗ trợ cho người dân". - Giám đốc Sở L-TB và XH Quảng Ngãi Lương Kim Sơn cho biết.
Theo Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Cao Phúc, quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là, đối tượng nào rõ thì làm sớm, làm ngay. Với đối tượng lao động tự do là nhóm khó xác định nhất, nếu không làm tốt việc rà soát sẽ dẫn tới việc bỏ lọt đối tượng được thụ hưởng, thậm chí dễ dẫn tới hiện tượng lợi dụng, trục lợi chính sách. Vì vậy, việc rà soát chặt chẽ, chính xác, không bỏ sót đối tượng là điều mà chính quyền các địa phương ở Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện để chính sách hỗ trợ đến đúng người, đúng đối tượng, minh bạch, khách quan.Về vấn đề này, đồng chí Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu các ngành, các cấp tại địa phương thực hiện tốt việc rà soát, không để bỏ sót đối tượng, cần công khai, minh bạch và bảo đảm thời gian quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nắm được thông tin và có hướng dẫn hỗ trợ giải quyết kịp thời. Theo đó, Sở L-TB và XH thành phố khẩn trương thành lập tổ liên ngành để hỗ trợ kịp thời, giải quyết nhanh các thủ tục, các bước thực hiện, tránh sai sót về sau. ối với các ngành, nghề chưa được nêu trong quy định, Sở L-TB và XH chủ trì, phối hợp các ngành liên quan chịu trách nhiệm duyệt lại danh sách ngành, nghề bổ sung do các quận, huyện đề xuất. ối với các ngành, nghề chưa rõ, mang tính chung chung, Sở Kế hoạch và ầu tư, Sở L-TB và XH phải nhanh chóng có văn bản kiến nghị bộ liên quan xem xét, bổ sung thêm các ngành, nghề cụ thể để hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng. Công an, ngành thông tin và truyền thông xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin không chính xác, nếu phát hiện có sự trục lợi trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ cho các đối tượng thì xử lý nghiêm theo quy định.
Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ người có công, gia đình chính sách ổn định cuộc sống sau đại dịch Chiều ngày 29/4, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã đi thăm hỏi và tặng quà cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn 2 quận Bình Thủy và Ninh Kiều, TP. Cần Thơ nhân dịp 45 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020). Cùng tham dự...