Cà Mau đề nghị ‘cơ sở y tế toàn quốc’ không nhận bác sĩ bỏ việc sau khi được cử đi đào tạo
Bác sĩ được địa phương cử đi đào tạo theo địa chỉ sử dụng tự ý bỏ việc đã bị “bêu tên” khắp các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trên toàn quốc.
Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời – nơi bác sĩ T.C.K. công tác được hơn ba năm rồi bỏ việc – Ảnh: NGUYỄN HÙNG
Gần đây, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã có công văn đề nghị các bệnh viện, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trên toàn quốc… không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng đối với bác sĩ y đa khoa T.C.K. (27 tuổi, thường trú tại thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau).
Giải thích lý do ban hành công văn trên, ngày 29-9, ông Nguyễn Văn Dũng – giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau – cho biết do bác sĩ K. được UBND tỉnh Cà Mau cử đi đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhưng không thực hiện đúng cam kết.
Theo ông Dũng, đây không phải lần đầu tiên bác sĩ được UBND tỉnh Cà Mau cử đào tạo theo địa chỉ sử dụng nghỉ việc, mà thỉnh thoảng đã có xảy ra. Đối với những trường hợp như vậy, Sở Y tế tỉnh Cà Mau có gửi công văn đến các cơ sở y tế trong và ngoài công lập các tỉnh, thành “không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng”.
Video đang HOT
Mặc dù thông báo như vậy, nhưng lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Cà Mau nhìn nhận là khi đơn vị khác tiếp nhận bác sĩ nghỉ việc thì sở không có quyền can thiệp.
Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết cũng nhận được các công văn từ sở y tế các tỉnh, thành trong cả nước với nội dung tương tự: “Không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng đối với bác sĩ được cử đi đào tạo theo địa chỉ sử dụng tự ý bỏ việc”.
Theo hồ sơ, bác sĩ T.C.K. được UBND tỉnh Cà Mau cử đi học theo địa chỉ sử dụng năm 2013, cam kết sau khi ra trường sẽ trở về địa phương phục vụ ít nhất 5 năm. Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ T.C.K. về làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời được 3 năm 1 tháng thì nghỉ việc.
Một lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở Y tế tỉnh Cà Mau thông tin thêm, những bác sĩ được cử đi học theo địa chỉ sử dụng thì địa phương không xuất ngân sách đóng học phí, mà người học đóng. Sau khi ra trường cam kết trở về địa phương phục vụ ít nhất 5 năm. Trong thời gian này, Sở Y tế tỉnh Cà Mau có giữ lại bằng tốt nghiệp trong thời hạn 3 năm. Sau thời gian 3 năm thì trả lại cho bác sĩ.
Còn bác sĩ được UBND tỉnh cho phép đưa đi đào tạo sau đại học thì ngân sách hỗ trợ. Những người này khi nghỉ việc phải bồi thường kinh phí đào tạo.
Riêng đối với bác sĩ T.C.K., sau khi nhận lại bằng tốt nghiệp (thời gian phục vụ 3 năm, 1 tháng) thì tự ý bỏ việc. Mặc dù vậy, bác sĩ T.C.K. không phải bồi thường kinh phí đào tạo.
“Thời gian qua, có nhiều bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn Cà Mau nghỉ việc và được giải quyết theo nguyện vọng. Chúng tôi sẵn sàng cho nghỉ khi có lý do chính đáng. Sở dĩ, chúng tôi ra công văn như vậy vì bác sĩ T.C.K. “nghỉ ngang”, thực hiện không đúng cam kết”, ông Dũng thông tin thêm.
Trong 2 năm, Quảng Ngãi có 61 viên chức y tế nghỉ việc
Có 61 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng. 6 tháng đầu năm 2022 có đến 10 bác sĩ nghỉ việc.
Trong năm 2022, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi có đến 4 bác sĩ nghỉ việc - Ảnh: T.M
Chiều 21-7, ông Phạm Minh Đức, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho biết từ năm 2020 đến cuối tháng 6 năm 2022, Quảng Ngãi có 61 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Cụ thể, năm 2020 là 31 người; năm 2021 là 17 người; 6 tháng đầu năm 2022 là 13 người.
Trong 13 người xin nghỉ việc trong 6 tháng đầu năm, có đến 10 bác sĩ (bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi 4 bác sĩ). Trong khi cả năm 2021 chỉ có 7 bác sĩ thôi việc.
Trong 2 năm qua, y bác sĩ xin nghỉ việc, bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần lớn vì lý do cá nhân.
Trao đổi với Tuổi Trẻ một bác sĩ vừa nghỉ việc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết vì lương quá thấp không đủ nuôi sống gia đình nên xin nghỉ việc để chuyển sang bệnh viện tư nhân làm.
Trong khi đó, một bác sĩ tuyến huyện cũng vừa nghỉ việc cho biết nguyên nhân xin nghỉ vì áp lực công việc quá nhiều, trong khi lương quá ít so với khối lượng công việc mỗi ngày phải thực hiện. "Thực tế cơ quan cũ tốt, nhưng thật sự tôi đã quá mệt mỏi rồi. Tôi không còn động lực để tiếp tục công việc. Khi tôi nghỉ cũng có người nói thế này, thế kia, nhưng họ không biết áp lực không chỉ tôi mà nhiều y bác sĩ đang chịu", bác sĩ này nói.
Theo ông Đức, nguyên nhân viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng là do tiền lương, phụ cấp trả cho cán bộ, nhân viên y tế. Đặc biệt là bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập thấp hơn nhiều lần so với cơ sở y tế tư nhân.
Chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với sinh viên ngành y, dược hiện nay rất cao, trong khi mức lương trả cho viên chức y tế (đặc biệt là bác sĩ) sau khi tốt nghiệp ra trường tại đa số cơ sở y tế công lập còn quá thấp, nên dẫn đến rất khó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngoài ra, môi trường làm việc, nhất là công tác phòng, chống dịch COVID-19 gây áp lực lớn cho cán bộ, nhân viên y tế dễ gây căng thẳng, mệt mỏi, giảm động lực làm việc...
Với số lượng nghỉ việc trong ngành y tăng dần, Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ Y tế cần đẩy mạnh tiến trình cải cách tiền lương, tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế công lập. Đây là một trong những giải pháp cốt lõi, bền vững để giữ chân cán bộ, nhân viên y tế, thu hút nhân lực trình độ cao tại các cơ sở y tế công lập. Ngoài ra, cần ban hành cơ chế, chính sách chính sách thu hút, ưu đãi, khuyến khích, giữ chân... dành riêng cho cán bộ y tế, nhất là đối với bác sĩ...
Cần Thơ: 111 bác sĩ, nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc Trong 6 tháng đầu năm 2022, TP.Cần Thơ có 111 bác sĩ, nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. Ngày 12.7, tin từ Sở Y tế Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2022, tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có 111 bác sĩ, nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. Trong đó, có 48 bác...