Cà Mau có tân Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
UBND tỉnh Cà Mau vừa trao Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho ông Phạm Hoàng Gan.
Tân Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Hoàng Gan nhận quyết định bổ nhiệm.
Để tăng cường công tác quản lý ngành GD&ĐT, UBND tỉnh Cà Mau vừa có Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho ông Phạm Hoàng Gan.
Trước đó, ông Phạm Hoàng Gan là Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau.
Ông Phạm Hoàng Gan, sinh năm 1975, tại xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, Cà Mau. Chuyên ngành Đại học Sư phạm tiếng Anh; Thạc sĩ quản lý Giáo dục.
Ông Phạm Hoàng Gan vào ngành GD&ĐT năm 1998, là giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. Sau đó đảm trách các chức vụ Phó phòng, rồi Trưởng phòng Hành chính-Tổng hợp của trường; Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Giáo dục Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Đào tạo bồi dưỡng thuộc Sở GD&ĐT Cà Mau; Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT.
Tại buổi nhận quyết định, ông Phạm Hoàng Gan cảm ơn lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ và đặc biệt là Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cùng đội ngũ cốt cán trong toàn ngành đã ủng hộ và tin tưởng, tín nhiệm giới thiệu để UBND tỉnh bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc.
Video đang HOT
Ông Phạm Hoàng Gan cho biết, sẽ tiếp tục cố gắng hơn, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, gương mẫu và phát huy hết năng lực để cùng tập thể lãnh đạo ngành đóng góp cho ngành Giáo dục Cà Mau phát triển nhanh, bền vững theo tinh thần đổi mới của Nghị quyết 29.
Thầy giáo hơn 20 năm gắn bó với thiện nguyện
Trưởng thành từ gian khó, thầy Đỗ Thanh Hiệp - Trường Chính trị tỉnh Cà Mau xem sự sẻ chia là niềm vui. Sau giờ dạy học, thầy hay tìm đến những cảnh đời kém may mắn để giúp đỡ.
Thầy Đỗ Thanh Hiệp trao quà cho hộ nghèo huyện Cái Nước, Cà Mau.
Bén duyên với thiện nguyện
Thầy Đỗ Thanh Hiệp (sinh năm 1963), công tác tại Trường Chính trị tỉnh Cà Mau từ năm 1985. Ngoài những giờ lên lớp, thầy dành nhiều thời gian cho công tác thiện nguyện với mong muốn san sẻ khó khăn với những mảnh đời kém may mắn.
Thầy Hiệp tâm sự: "Thời đi học, nhà tôi nghèo, lại đông anh em. Để có tiền đi học, tôi phải vừa học, vừa làm thuê. Chính từ những gian khó đó, cho nên khi được làm giảng viên, tôi luôn mong muốn được làm công tác thiện nguyện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp họ có niềm tin và nghị lực vươn lên trong cuộc sống".
Trên hành trình thiện nguyện của mình, thầy Hiệp biết quê hương Cà Mau còn nghèo nên luôn tự nhủ bản thân phải làm một việc gì đó để giúp đỡ. "Thời gian đầu, tôi chỉ tham gia đi theo đoàn thiện nguyện. Khi đến với những hoàn cảnh khó khăn, tôi càng nhớ về cuộc sống mình trước đây và điều đó càng thôi thúc tôi làm công tác thiện nguyện nhiều hơn", thầy Hiệp chia sẻ.
Thầy Hiệp tham gia hoạt động thiện nguyện vào năm 2000. Chuyến thiện nguyện đầu tiên của thầy là cùng với đội ngũ y, bác sĩ thăm khám và cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo ở vùng sâu. Kinh phí cho hoạt động này là thầy cùng bạn bè vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân. Hoạt động này duy trì từ năm 2000 đến 2005, mỗi chuyến đi có khoảng 400 suất khám và cấp thuốc miễn phí.
Điều khác biệt về hoạt động thiện nguyện của thầy Hiệp là thầy không thành lập Câu lạc bộ thiện nguyện. Thầy chỉ là cầu nối giữa các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đến với các hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình vận động, thầy chỉ nhận quà là hiện vật chứ không nhận tiền. Thầy chia sẻ: "Để tạo sự tin tưởng, tôi chỉ nhận hiện vật mà không nhận tiền. Đồng thời, có những chuyến đi, tôi mời các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân có điều kiện đi đến những nơi được hỗ trợ, giúp đỡ".
Hàng năm, vào đầu năm học mới, thầy còn kêu gọi mạnh thường quân tặng hàng ngàn quyển tập cho học sinh. Thầy còn vận động xây nhà, xây cầu giao thông nông thôn, tặng gạo và nhu yếu phẩm cho bà con nghèo vào dịp Tết thuộc các huyện Phú Tân, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Cà Mau.
Nói về nghĩa cử cao đẹp của thầy Hiệp, ông Hà Phương Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: "Thời gian qua, thầy Đỗ thanh Hiệp đã vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đóng góp tích cực cho xã Hòa Mỹ. Vận động tặng quà, xây dựng nhà cho người nghèo, xây dựng cầu giao thông nông thôn...
Những đóng góp đó đã giúp cho người nghèo có cuộc sống ổn định hơn, nhiều trường hợp có vốn làm ăn đã thoát nghèo. Những đóng góp của thầy đã giúp cho xã làm tốt công tác an sinh xã hội, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn. Giúp cho bà con nông dân và các em học sinh đi lại thuận tiện... góp phần cho xã đã được công nhận xã Nông thôn mới vào năm 2017".
Thầy Đỗ Thanh Hiệp trao quà cho hộ nghèo dịp Tết.
Cánh chim không mỏi
Năm 2018, thầy Hiệp cùng với cán bộ, viên chức của Trường Chính trị Cà Mau và Trường Chính trị Châu Văn Đặng (Bạc Liêu) đã vận động các mạnh thường quân và học viên các lớp xây và bàn giao một cây cầu tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi (Cà Mau).
Từ năm 2016 - 2019, thầy kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Học viện Chính trị khu vực IV, học viên các lớp để xây cầu, xây nhà cho gia đình chính sách có công với Cách mạng. Thầy tâm sự: "Để có được cuộc sống yên bình như ngày nay, có rất nhiều người đã hy sinh. Vì vậy chúng ta phải chung tay với Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ thân nhân của người có công với Cách mạng. Đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn bao đời nay của ông cha mà chúng ta cần ghi nhớ và thực hiện".
Dù có nhiều đóng góp cho xã hội, nhưng nói về hành trình thiện nguyện của mình, thầy Hiệp rất khiêm tốn: "Tôi không nhớ hết những nơi tôi đến và những mảnh đời kém may mắn được kêu gọi để giúp đỡ. Nhưng đó chỉ là tấm lòng, là trách nhiệm của một người làm nghề giáo, một đảng viên cần phải làm cho quê hương mình. Tôi cũng gần về hưu, điều tôi tin tưởng nhất đó là thế hệ tiếp nối tôi luôn ghi nhớ và phát huy hơn nữa lời dạy của Bác".
Chia sẻ về người đồng nghiệp, ông Nguyễn Hồng Vệ, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Cà Mau cho biết: "Thầy Đỗ Thanh Hiệp là một trong những thầy giáo gắn bó nhiều năm với Trường Chính trị. Với phong cảnh giản dị, gần gũi, hòa đồng, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ cán bộ, viên chức, người lao động cũng như bà con nơi cư trú. Nên thầy được mọi người trân quý và yêu mến.
Trong công tác, thầy Hiệp luôn phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. Đồng thời còn tham gia nhiều hoạt động xã hội thiết thực. Những hoạt động thiện nguyện của thầy Hiệp luôn được bạn bè, đồng nghiệp, mạnh thường quân ủng hộ và ngày càng lan tỏa".
Nói về dự định sắp tới, thầy Hiệp tâm sự: "Tôi rất vui khi thực hiện được mong ước của mình và được mọi người nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ. Trong thời gian tới, tôi cố gắng vận động nhiều người cùng tham gia để có thể kêu gọi và giúp đỡ nhiều hơn nữa những hoàn cảnh khó khăn nhằm góp phần trong công tác xóa nghèo, xây dựng Nông thôn mới tại địa phương".
Hơn 30 năm công tác, là một giảng viên, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, dù ở cương vị nào, thầy Hiệp luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2009, thầy đạt giải Giảng viên dạy giỏi xuất sắc toàn quốc các Trường Chính trị.
Nhiều năm liền là Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3. Năm 2019, thầy được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Nhưng điều quý giá hơn là thầy luôn được lãnh đạo tin tưởng, đồng nghiệp và học viên tin yêu, kính trọng.
Nam sinh cấp 2 bị xe tải kéo lê trên QL1, tử vong thương tâm Sau va chạm với xe tải, nam sinh cấp 2 ở Cà Mau bị kéo lê trên QL1, tử vong thương tâm. Hiện trường vụ tai nạn Khoảng 5h40 ngày 5/12, trên QL1 đoạn qua tỉnh Cà Mau xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng, khiến 1 nam sinh tử vong thương tâm. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng thời gian trên, xe...