Cà Mau: Bí quyết nuôi tôm 3 giai đoạn, cứ 1ha bắt lên 48 tấn, dân trúng lớn
Sau gần 3 tháng thả nuôi, 2 hộ tham gia dự án sản xuất thử nghiệm “Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi-biofloc tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” đã thu hoạch với năng suất đạt mục tiêu dự án đề ra.
Dự án được thực hiện từ nguồn vốn Khoa học và Công nghệ.
Tham gia dự án, sau 22 ngày dèo tôm, tiếp tục nuôi tôm 2 giai đoạn với 66 ngày, hộ ông Lư Trần Hải Đăng, ấp Cống Đá, xã Phú Tân (Cà Mau) thu hoạch tôm đạt kích kỡ 38 con/kg, năng suất 7,2 tấn, tỷ lệ sống 80%.
Năng suất tôm nuôi bình quân của dự án nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn thực hiện tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân (Cà Mau) đạt tới 48 tấn/ha.
Trừ chi phí, ông Đăng lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Còn hộ ông Ngô Văn Thắng, ấp Cái Nước, xã Phú Tân, huyện Phú Tân thu hoạch tôm đạt 39 con/kg, sản lượng thu được 7,5 tấn sau 66 ngày nuôi, lợi nhuận trên 400 triệu đồng.
Ông Lư Trần Hải Đăng cho biết: “Khi nuôi theo dự án của Sở Khoa học và Công nghệ, có khác biệt hơn so với nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trước là nuôi 3 giai đoạn, nên tôm phát triển nhanh hơn, ao nuôi sạch và tôm không có hiện tượng chậm lớn. Nhờ vậy đỡ tốn nhân công vệ sinh ao, tôm màu đẹp hơn so với các vụ nuôi trước”.
Anh Lư Trần Hải Đăng, ấp Cống Đá, xã Phú Tân, huyện Phú Tân (Cà Mau) phấn khởi với thành công của dự án “Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi-biofloc” mang lại.
Video đang HOT
Có được vụ nuôi thuận lợi này là nhờ tác động của các yếu tố kỹ thuật, nhất là quy trình nuôi áp dụng công nghệ Semi-biofloc. Semi-biofloc là quy trình kỹ thuật nuôi thuỷ sản thân thiện với môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển thuỷ sản bền vững.
Kỹ sư Bùi Trung Quân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, Chủ nhiệm dự án, cho biết: “Triển khai dự án này, khi tạo được các hạt bio-floc sẽ giúp ổn định môi trường nước trong ao nuôi. Nó cũng hạn chế thức ăn dư thừa, các loại khí độc phát sinh trong quá trình nuôi như: NH3, H2S…
Từ đó, khi triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn sẽ giúp tăng tỷ lệ sống của tôm nuôi, nuôi đạt kích cỡ lớn; giảm áp lực về môi trường ao nuôi. Mô hình này giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả tôm nuôi”.
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông và chính quyền địa phương luôn quan tâm, kiểm tra dự án từ khi thực hiện đến thu hoạch tôm nuôi.
Phó chủ tịch UBND xã Phú Tân Huỳnh Văn Lớn cho biết: “Dù chỉ có 2 hộ dân tham gia, nhưng mô hình còn được rất nhiều nông dân nuôi tôm quan tâm từ giai đoạn đầu thực hiện đến thu hoạch. Mặc dù thu hoạch tôm trong thời điểm giá thấp do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng với lợi nhuận mỗi hộ trên 400 triệu đồng sau hơn 2 tháng nuôi cho thấy dự án này rất thành công. Sẽ có nhiều nông dân thực hiện theo mô hình này cho ao nuôi của mình”.
Dự án sản xuất thử nghiệm “Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi-biofloc” nhưng bước đầu mang lại tín hiệu tích cực về quy trình, kỹ thuật và công nghệ. Dự án đang được ngành chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình để nhân rộng ra các hộ nuôi trên địa bàn huyện Phú Tân nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung nhằm tăng năng suất, thu nhập của nông dân.
Nhà nông miền Tây "mê" trồng lúa giống chất lượng
Với việc triển khai dự án "Sản xuất giống lúa xuất khẩu giai đoan 2011 - 2020" và các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hạt giống lúa xác nhận 1, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG), Viện Lúa ĐBSCL đã cùng nông dân trong vùng tổ chức sản xuất, cung ứng các giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần tăng năng suất và giá trị hạt lúa.
Doanh nghiệp thu mua toàn bộ lúa giống
Năm 2019, TTKNQG tiếp tục phối hợp với 10 tỉnh vùng ĐBSCL xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hạt giống lúa xác nhận 1 trên quy mô 540ha (địa điểm thực hiện tại các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng), thu hút 521 hộ dân tham gia.
Kết quả mô hình, năng suất lúa thu hoạch khá cao, đạt 5,55 tấn lúa khô/ha, trong khi yêu cầu mô hình đề ra là 5,3 tấn/ha.
Bên cạnh đó, TTKNQG cũng xây dựng 5 mô hình liên kết tiêu thụ lúa tại Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Theo đó, các mô hình trồng lúa đã kết nối được với đơn vị sản xuất kinh doanh lúa giống cho nông dân nhằm thu mua toàn bộ số lượng giống sản xuất theo mô hình.
Năm 2019, doanh nghiệp và các đơn vị thực hiện mô hình đã phối hợp ký hợp đồng thu mua lúa nguyên liệu để làm lúa giống ngay từ đầu vụ, với giá 6.800 - 7.750 đồng/kg, tổng sản lượng gần 3.000 tấn giống đạt chất lượng lúa giống cấp xác nhận 1.
Các đại biểu và nông dân thăm mô hình sản xuất lúa giống tại huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long). Ảnh: Thanh Liêm
Tại Vĩnh Long, để thực hiện thành công dự án này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã cùng Trạm Khuyến nông huyện Trà Ôn phối hợp chính quyền xã Nhơn Bình chọn được 25 hộ nông dân đủ điều kiện tham gia mô hình, với tổng diện tích thực hiện 20ha. Theo đó, các hộ nông dân được hỗ trợ 80kg lúa giống nguyên chủng/ha; các loại phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật cũng được dự án hỗ trợ.
Quá trình triển khai, nông dân được cán bộ khuyến nông hướng dẫn áp dụng phương pháp sạ hàng, giống lúa là OM 5451 cấp nguyên chủng, quản lý sâu bệnh hại theo phương pháp IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.
Kết quả vụ thu đông vừa qua cho thấy, năng suất lúa khô trong mô hình đạt 5,5 tấn/ha, cao hơn ngoài mô hình 0,4 tấn/ha. Chi phí đầu tư thấp hơn ngoài mô hình hơn 2,7 triệu đồng/ha, với giá bán 6.800 đồng/kg, lợi nhuận bình quân của mô hình đạt hơn 18,7 triệu đồng/ha, cao hơn lúa sạ lan ngoài mô hình là 9,5 triệu đồng/ha.
Đại diện Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long cho biết, nhờ áp dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ, phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả, tuân thủ quy trình kỹ thuật nên việc sản xuất lúa trong mô hình tiết kiệm nước tưới, giống, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón..., góp phần nâng cao kỹ năng sản xuất lúa giống cho bà con nông dân.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng đã giới thiệu cho HTX Nông nghiệp Tân Mỹ hợp tác thu mua lúa giống xác nhận cho bà con với sản lượng 110 tấn. Đặc biệt, từ hiệu quả của dự án mang lại, nông dân xung quanh xã Nhơn Bình đã học hỏi và nhân rộng diện tích sản xuất lúa giống lên 47,6ha.
Thêm cánh đồng lớn trồng lúa chất lượng
Là một trong những hộ dân tham gia dự án sản xuất lúa giống trong vụ thu đông 2019, anh Thạch Mẫn ở ấp Cần Súc, xã Loan Mỹ (huyện Tam Bình, Vĩnh Long) cấy 1ha lúa siêu nguyên chủng giống OM 5451. Mới đầu, anh cũng gặp khó khăn trong khâu khử lẫn - khâu đòi hỏi nghiêm ngặt nhất trong việc sản xuất lúa giống. Nhờ chịu khó học hỏi, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, anh Mẫn đã dần khắc phục được khâu này, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đạt yêu cầu dự án đề ra và được doanh nghiệp, HTX bao tiêu toàn bộ.
Anh cho biết, sẽ "đeo bám" dự án này vì không chỉ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa thịt, mà còn vì đam mê, mong muốn những hạt giống lúa chất lượng do mình làm ra được bà con sử dụng rộng rãi. Theo đó, năng suất lúa giống (tươi) thu hoạch đạt bình quân 6,8 tấn/ha. Tuy chi phí sản xuất 1kg lúa giống cao hơn lúa hàng hóa nhưng giá bán lại cao hơn, do đó lợi nhuận cao hơn khoảng 12,5 triệu đồng/ha.
Trong giai đoạn từ 2012 - 2018, Viện Lúa ĐBSCL cũng đã phối hợp Trung tâm Giống nông nghiêp các tỉnh ĐBSCL thực hiện các chương trình duy trì giống gốc, sản xuất giống siêu nguyên chủng, xây dựng mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống cấp nguyên chủng, sản xuất lúa nguyên chủng...
Kết quả, Viện đã duy trì giống gốc diện tích 33ha, sản lượng hơn 23,2 tấn; sản xuất giống siêu nguyên chủng gồm 24 giống OM trên diện tích 74ha, với sản lượng trên 280 tấn; xây dựng mô hình trình diễn công nghê sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng từ nguồn vốn huy đông với diện tích 2.558,5ha, sản lượng 10.368 tấn.
Viện Lúa còn tổ chưc 16 lớp đào tạo về quy trình công nghệ nhân giống cấp nguyên chủng cho người dân. Nhờ vậy, công tác sản xuất và quản lý giống của các địa phương đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là đảm bảo chất lượng hạt lúa giống.
Phú Tân: Nhân rộng mô hình trồng rau nhà lưới ở các trường THPT Mô hình do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND huyện Phú Tân triển khai trong năm học này ở 4 trường THPT, gồm: Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn An, Bình Thạnh Đông, THCS và THPT Phú Tân. Ảnh minh họa Chi phí đầu tư mỗi nhà lưới khoảng 60 triệu đồng, trong đó Trường THPT Bình Thạnh Đông được hỗ...