Cá mập trắng điên cuồng xé xác cá voi con Tin video
Cảnh tượng đàn cá mập trắng điên cuồng xé xác cá voi chết được một nhóm khách du lịch ở California quay lại trên một chuyến phà vào hôm Chủ nhật 30/9.
Xác cá voi trở thành bữa trưa của đàn cá mập trắng hung dữ
Đoạn video được công ty phà và tổ chức tham quan Đảo Packers công bố, trong đó có cảnh một con cá mập trắng mở đại tiệc bữa trên trên xác cá voi chết.
Con cá mập ước tính dài khoảng 9,1m, nặng từ 4-5 tấn. Ngoài ra còn ít nhất 3 con cá mập trắng và hàng chục con cá mập xanh bơi quanh loài động vật biển có vú đã chết trước đó. Khách du lịch trên chuyến phà đến đảo Packers qua kênh đào Santa Barbara chứng kiến khối lượng thức ăn bị xơi tái đầy kinh ngạc và có chút ghê tởm. Nhiều tiếng hét lớn “Woah”, “lạy chúa tôi” vang lên khi họ xem cảnh một con cá mập trắng cắn xé xác chết cá voi.
Video đang HOT
Cá voi thường thấy ở Ventura, California và Vườn quốc gia Channel Islands. Công ty này đã đăng tải thông tin trên trang Facebook: “Các hành khách sáng nay đã được xem cảnh hiếm gặp khi đàn cá mập điên cuồng xé xác cá voi Minke trôi nổi trên kênh SB”.
Vườn quốc gia Chanel Islands bao gồm 5 trong số 8 hòn đảo ngoài khơi bờ biển miền Nam California. Nhiều loài cá voi có thể được tìm thấy trên các hòn đảo – bao gồm cả cá voi xanh còn được coi là loài động vật to lớn nhất còn sống sót trên Trái đất.
Theo Xahoi
Mối đe dọa được báo trước
Biến đổi khí hậu từ lâu đã trở thành vấn đề lo ngại toàn cầu và hiện nay lại đang là mối đe dọa nghiêm trọng với các loài động vật Bắc Cực.
Môi trường sống của gấu Bắc Cực đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu
Từ lâu, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) đã cảnh báo rằng nhiệt độ tại Bắc Cực tăng nhanh gấp đôi so với các khu vực khác trên Trái đất, khiến lượng băng ở Bắc Băng Dương suy giảm nhanh chóng. Số liệu vệ tinh của Trung tâm dữ liệu quốc gia Mỹ về băng và tuyết cho thấy, từ năm 1979 đến nay, diện tích băng bao phủ Bắc Cực đã giảm một nửa và nay chỉ còn khoảng 5,1 triệu km2, mức thấp nhất kể từ khi cơ quan này tiến hành quan sát hiện tượng này.
Sự suy giảm lượng băng trên đại dương đã khiến các loài hải mã ở khu vực Alaska và vùng Viễn Đông của Nga buộc phải thích nghi với cuộc sống trên cạn, dẫn tới nguy cơ các con non bị đè chết. Điều này cũng đe dọa đến cuộc sống của hải cẩu non. Các nhà khoa học cũng phát hiện loài cá voi sát thủ đã xâm nhập sâu hơn vào khu vực xung quanh Bắc Cực, thay thế vai trò của loài gấu Bắc Cực, trở thành kẻ săn mồi hàng đầu.
Do diện tích băng tại Bắc Cực giảm, môi trường sống của nhiều loài sinh vật tại đây bị ảnh hưởng theo. Việc lãnh nguyên ấm lên sẽ dẫn tới sự phát triển sớm hơn vào mùa xuân, phá vỡ thời điểm tuần lộc tìm kiếm thức ăn. Thời tiết ấm lên cũng khiến cây bụi lấn át các vùng thảo nguyên, nơi sinh sống của loài tuần lộc. Điều này đương nhiên ảnh hưởng đến toàn bộ những động vật săn mồi hàng đầu như gấu Bắc Cực.
Chưa dừng ở đó, báo cáo của Trung tâm Đa dạng sinh học (CBD, Mỹ) và Tổ chức Chăm sóc động vật hoang dã quốc tế (CWI, Anh) cho biết có 17 loài động vật Bắc Cực đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu.
Trong danh sách này có các loài động vật nổi tiếng như 4 loài hải cẩu (hải cẩu vòng, hải cẩu râu, hải cẩu lông trắng và hải cẩu lông vằn), 4 loài cá voi (cá voi xám, cá voi trắng, cá voi đầu cong và kỳ lân biển), 3 loài chim biển (loài Brachyramphus brevirostris, vịt nhung đeo kính và mòng biển ngà)...
Một mối đe dọa nữa với môi trường sống ở Bắc Cực là tình trạng nhiều khu vực từng được bảo vệ ở đây đang bị khai thác để phục vụ hoạt động thăm dò khoáng sản, dầu và khí đốt cũng như đánh bắt cá và vận tải. Đặc biệt, sự gia tăng các hoạt động vận tải qua khu vực đã khiến mối đe dọa ngày càng lớn hơn với nguy cơ xảy ra các vụ tràn dầu, do phần lớn hàng hóa vận chuyển là các sản phẩm dầu mỏ.
Để cứu Bắc Cực, thế giới không có cách nào khác là phải chặn lại quá trình biến đổi khí hậu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các chuyên gia của WWF khẳng định thế giới cần phải chuyển từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn nhiên liệu có khả năng tái tạo vào năm 2050, trước khi sự việc quá muộn. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay cho phép thực hiện được điều này, song đòi hỏi cần phải có nguồn lực tài chính dồi dào.
HOÀNG SƠN
Theo ANTD
Cá mập lù lù xuất hiện trên tàu điện ngầm Một "hành khách" dài 1,2 m bất ngờ được phát hiện dưới một hàng ghế trong khoang tàu điện ở New York, Mỹ. Con cá mập dài khoảng 1,2 m ngậm điếu thuốc với một lon Red Bull và tấm thẻ giả bên cạnh. Ảnh: Gothamist USA Today dẫn lời giới chức giao thông thành phố New York cho biết một nhân viên...