Cá mập thích cắn cáp quang biển vì… tò mò
Những đường cáp có ’ sức hút kỳ lạ’ với cá mập, mặc dù 70% cáp quang biển bị ảnh hưởng là do chính tác động của con người.
Mặc dù cá mập cắn cáp quang biển không phải nguyên nhân chính khiến đường truyền internet có vấn đề. Tuy nhiên có một sự thật là những đường cáp này có sức hút kỳ lạ đối với loài sát thủ săn mồi.
Vụ “cắn đứt” cáp quang biển đầu tiên với thủ phạm cá mập là vào năm 1985. Các nhà nghiên cứu phát hiện dấu vết của răng cá mập trên một đường cáp ngoài khơi quần đảo Canary.
Một số người cho rằng dòng điện áp cao chạy qua đường dây cáp quang thu hút cá mập, kích thích cảm giác thèm ăn ở chúng. Trong khi đó cá mập là một loài săn mồi có khả năng cảm nhận được từ trường để bắt con mồi.
Cá mập lầm tưởng từ trường phát ra đó là từ con mồi và tấn công những sợi cáp quang biển.
Tiến sĩ Chris Lowe, một trong những sáng lập viên của Phòng thí nghiệm Cá mập ở Đại học California, Long Beach, Mỹ, cho rằng có một lý do khác cho vấn đề này. Cá mập thích cắn những sợi cáp quang này đơn giản chỉ vì tính tò mò.
“Nếu bạn đưa một miếng nhựa có hình ống ra phía trước một con cá mập. Chắc chắn nó sẽ muốn ngoạm lấy miếng nhựa đó không phải vì nó nghĩ có thể ăn được”. Giáo sư giải thích, đây là hành động tự nhiên có thể thấy ở nhiều loài động vật như chó, mèo.
Dù không cắn đứt, nhưng vết răng của của chúng có thể tạo ra các lỗ thủng, khiến nước biển tràn vào, làm ảnh tới khả năng truyền tải dữ liệu.
Để đối phó với các vụ tấn công cáp quang từ cá mập, công ty Google ở Mỹ đã từng đầu tư 300 triệu USD vào hệ thống cáp quang dưới đáy biển với độ bền cao.
Guillaume Le Saux, một thuyền trưởng tàu lắp đặt và sửa chữa hệ thống cáp biển cho biết, tùy vào khu vực, Guillaume cùng các đồng nghiệp sẽ bọc những đường dây bằng các ống nhôm ngăn sóng. Phần nào ngăn cá mập đánh hơi thấy điện từ và tấn công cáp.
Tuy nhiên, tỷ lệ cáp quang biển bị đứt do cá mập cắn là khá thấp. Thực tế có đến 70% số vụ đứt cáp quang biển là do các hoạt động tàu thuyền vô tính móc và kéo đứt cáp quang, hoặc đánh cắp cáp quang biển để chuộc lợi cho bản thân.
Cận cảnh Cá mập cắn đứt cáp quang biển. Nguồn: Youtube
Mộc Nhiên
1001 thắc mắc: Vì sao cá mập thích cắn cáp quang biển?
70% nguyên nhân đứt cáp quang là do con người. Tuy nhiên có một sự thật là những đường cáp có sức hút kỳ lạ đối với loài cá mập săn mồi táo tợn.
Các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết của vụ "cắn đứt" cáp quang biển đầu tiên là vào năm 1985. Họ phát hiện thấy dấu vết của răng cá mập trên một đường cáp ngoài khơi quần đảo Canary. Và từ đó một trong những nguyên nhân gây ra đứt cáp biển được biết đến nhiều nhất là do cá mập cắn.
Không giống với các đường cáp quang ngắn trên đất liền hay cáp đồng, cáp quang biển có chiều dài rất lớn và do đó nó cần có một điện áp rất cao để đảm bảo việc truyền tải dữ liệu. Chính điện áp lớn đã tạo ra một từ trường xung quanh chiều dài của sợi cáp. Thông thường xung quanh các sợi cáp quang biển sẽ có một từ trường khoảng 50 Hz do dòng điện xoay chiều cấp năng lượng cho bộ khuếch đại bên trong gây ra.
Trong khi đó cá mập là một loài săn mồi có khả năng cảm nhận được từ trường để bắt con mồi. Vì vậy chúng thường tưởng nhầm từ trường phát ra đó là từ con mồi và tấn công những sợi cáp quang biển. Khi sợi cáp quang bị cá mập cắn có thể không đứt đôi, nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng truyền tải dữ liệu.
Clip nguồn youtube
Tuy nhiên tỷ lệ cáp quang biển bị đứt do cá mập cắn là thấp hơn rất nhiều so với nguyên nhân do con người. Bởi lẽ tới 70% số vụ đứt cáp quang biển là do các hoạt động tàu thuyền vô tính móc và kéo đứt cáp quang, hay là do các hành động chủ ý cắt và đánh cắp cáp quang biển để chuộc lợi cho bản thân.
Vì sao cá mập không bị sâu răng?
Xem xét kỹ hàm răng cá mập, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong bộ răng của loài động vật hung dữ này chứa florua, thành phần cơ bản trong các loại kem đánh răng và nước súc miệng của con người hiện nay, nên chúng không bị sâu răng hay các vấn đề khác.
Điều này giúp giải thích tại sao cá mập cắn xé con mồi rất hiệu quả. Hàm răng của chúng được thiết kế hoàn hảo để thực hiện những việc này, và không bao giờ bị sâu răng, nghiên cứu vừa được đăng trên Tạp trí sinh học cấu trúc.
Răng cá mập chứa canxi photphat florua, còn răng của con người và các loài động vật khác chứa hydroxyapatite - chất phi hữu cơ cũng được tìm thấy trong xương.
"Để giúp răng chống lại axit, các loại kem đánh răng thường chứa florua. Sau khi được chải, một lượng nhỏ (chưa đến 1%) hydroxit trên bề mặt răng của con người được đổi bằng florua", GS. Matthias Epple ở ĐH Duisburg-Essen và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói.
"Ngược lại, bề mặt răng của cá mập chứa 100% florua. Về nguyên lý, cá mập không bị vấn đề về răng. Vì chúng sống trong nước và đổi răng thường xuyên nên chúng không cần bảo vệ răng", Epple giải thích.
Để có cấu trúc răng độc đáo, cá mập nhiều lần thay răng trong đời. Lý do không phải vì sâu răng, mà răng chúng rất hay bị mắc vào con mồi hoặc bị lực tác động nào đó nên rụng mất.
Theo Tiền phong
Chưa kịp lên thuyền, người đàn ông bị cá mập cắn chết Một nhân viên quản lý động vật hoang dã bị cá mập cắn chết ở rạn san hô Great Barrier (Úc). Thủ hiến bang Queensland Annastacia Palaszczuk hôm 7-4 cho biết nạn nhân 23 tuổi, làm việc tại Cơ quan quản lý động vật hoang dã và công viên bang Queensland. Theo cảnh sát địa phương, người thanh niên gặp nạn khi đang...