Ca mắc COVID-19 ở trẻ em gia tăng: Chuyên gia nhi khoa khuyến cáo gì các phụ huynh?

Theo dõi VGT trên

Số ca mắc COVID-19 trên cả nước gia tăng hàng ngày, theo đó trường hợp trẻ em mắc COVID-19 cũng tăng lên.

Bộ Y tế cho biết số trường hợp mắc COVID-19 nhóm dưới 12 tuổi đang có sự gia tăng. Trước ngày 1/2/2022 là 14,1% và sau ngày 1/2/2022 là 24,3%.

4% trẻ em mắc COVID-19 có thể trở nặng hoặc nguy kịch

Theo Sổ tay Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà do Bệnh viện Nhi trung ương và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp phát hành, phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần).

Ca mắc COVID-19 ở trẻ em gia tăng: Chuyên gia nhi khoa khuyến cáo gì các phụ huynh? - Hình 1

Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Có 4% có thể trở nặng hoặc nguy kịch, thời gian nguy cơ thông thường là vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8. Tuy nhiên, bệnh có thể có biến chứng hậu COVID-19, bao gồm các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc “COVID-19 kéo dài” ở trẻ em.

Các chuyên gia nhi khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương cũng nêu rõ: Trẻ dưới 12 tháng tuổi và trẻ có các bệnh lý nền như sau có nguy cơ diễn tiến nặng cao: Trẻ sinh non, cân nặng thấp; béo phì, thừa cân; đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa; các bệnh lý ung thư, tim mạch, thần kinh; bệnh hô hấp, gan, thận mạn tính; suy giảm miễn dịch; các bệnh hệ thống và đang dùng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS. Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những ngày gần đây, số lượng trẻ mắc COVID-19 nhập viện, tăng đột biến. Nếu như trước đây chỉ lẻ tẻ vài ca là trẻ em phải nhập viện, thì đợt này, số lượng bệnh nhi tăng nhanh từng ngày; có những ngày cao điểm có tới hơn 20 bệnh nhi được chuyển vào Khoa để điều trị.

Các bệnh nhi đến đây hầu như thuộc phân tầng 2, đã cần sự can thiệp của y tế. Đa phần trẻ mắc COVID-19 phải nhập viện có triệu chứng như: Sốt cao liên tục, li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp…

Trẻ em bị F0 dùng thuốc thế nào? Có cần ăn kiêng hay không?

TS.BS Cao Việt Tùng- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng phần lớn trẻ em khi mắc COVID-19 diễn biến lành tính, sốt 2-3 ngày đầu kèm các triệu chứng ho, ngứa họng, sổ mũi… Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ, cho ăn đủ, bồi phụ các vitamin, bảo đảm vệ sinh… cách ly phòng thoáng mát và tuân thủ 5K. Kháng sinh không có chỉ định dùng trong giai đoạn này.

Ca mắc COVID-19 ở trẻ em gia tăng: Chuyên gia nhi khoa khuyến cáo gì các phụ huynh? - Hình 2

Các chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo khi trẻ em mắc COVID-19 nếu sốt thì cho uống hạ sốt, nếu ho thì dùng các chế phẩm điều trị ho thông thường và tích cực chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ.

“Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ, các trường hợp uống thuốc sai chỉ định có thể chưa biểu hiện ngay mà một thời gian sau mới thấy có hại cho cơ thể”- TS.BS Cao Việt Tùng nói.

Khi trẻ sốt thì cho uống hạ sốt, nếu ho thì dùng các chế phẩm điều trị ho thông thường và tích cực chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ.

Về dùng thuốc ho, hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Trung ương nêu rõ, nếu trẻ ho có thể sử dụng các loại siro ho thảo dược để giảm triệu chứng.

Ưu tiên sử dụng thuốc ho có thành phần thảo dược; Không dùng thuốc có chứa codein cho trẻ dưới 12 tuổi. Thuốc tiêu đờm, kháng histamin: chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ

Đặc biệt, cha mẹ không nên mua bất cứ các sản phẩm nào khác mà không theo hướng dẫn của bác sĩ, không được Bộ Y tế cấp phép để tránh tiền mất tật mang. Vì hiện nay, trẻ mắc COVID-19 thường diễn biến khá nhẹ và không dùng bất kỳ loại thuốc kháng virus nào.

Video đang HOT

Cũng liên quan đến nhiều băn khoăn của các bà mẹ về việc, trẻ em bị F0 thì có cần ăn kiêng hay không? TS.BS Cao Việt Tùng nhấn mạnh: Trẻ em bị F0 không cần ăn kiêng. Cha mẹ cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng cho con như bình thường, tuy nhiên việc cho trẻ ăn đủ và chế độ ăn dễ tiêu, giàu vitamin là rất quan trọng. Nên cho các cháu ăn chế độ ăn lỏng hơn bình thường và chia làm nhiều bữa.

Ca mắc COVID-19 ở trẻ em gia tăng: Chuyên gia nhi khoa khuyến cáo gì các phụ huynh? - Hình 3

Hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Trung ương về những vật dụng, thuốc… cần chuẩn bị sẵn khi trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà

Tại Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em do Bộ Y tế vừa ban hành trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc như sau:

- Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.

- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ 02 tuổi.

- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.

- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).

- Theo dõi:

Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt

Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định), báo nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường

Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế

- Sốt> 38 độ C – Tức ngực

- Đau rát họng, ho – Cảm giác khó thở

- Tiêu chảy – SpO2

- Trẻ mệt, không chịu chơi – Ăn/bú kém

* Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Thở nhanh

- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống

- Khó thở, cánh mũi phập phồng

- Tím tái môi đầu chi

- Rút lõm lồng ngực

- SpO2

F0 tăng mạnh: Bố mẹ F1 chăm sóc con F0 như thế nào?

Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng liên tục tăng mạnh. Khi các tỉnh thành quyết định cho học sinh đi học trở lại, số trẻ em trở thành F0 cũng tăng lên nhiều.

Nhiều bố mẹ trở thành F1 phải nghỉ làm, ở nhà động viên, chăm sóc con với hi vọng nhanh âm tính trở lại.

Dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp khi số ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng. Ngày 23.2, lần đầu tiên cả nước ghi nhận số ca nhiễm vượt mốc trên 60.000 ca.

Việc các tỉnh thành quyết định cho học sinh đi học trở lại khiến nhiều trẻ em trở thành F0. Vì vậy, nhiều phụ huynh chấp nhận nghỉ làm hoặc làm tại nhà để chăm con, cuộc sống đảo lộn.

Không bất ngờ khi con thành F0

Chị Trương Tiến (46 tuổi, ở Bình Dương) có con gái 9 tuổi mắc Covid-19 từ ngày 22.2. Hôm qua, khi nhà trường báo kết quả bé bị dương tính, chị cho bé về nhà, cách ly tại phòng riêng. Ngay lập tức, vợ chồng chị xin công ty nghỉ làm tại nhà để cùng cách ly tại nhà và tiện chăm sóc bé.

F0 tăng mạnh: Bố mẹ F1 chăm sóc con F0 như thế nào? - Hình 1

Chị M.P chuẩn bị tủ thuốc sẵn nên không có thuốc điều trị khi con thành F0. Ảnh NVCC

"Bé nhà tôi đi học lại từ trước Tết Nguyên đán nên cũng không bất ngờ khi bé bị Covid-19. Khi cho bé đi học lại tôi đã dự trù đến tình huống này rồi. Hơn nữa bé đi xe đưa rước của nhà trường, trên xe cũng có bạn bị nên sớm muộn gì bé cũng bị thôi", chị Tiến nói.

Dù bé bị mắc Covid-19 nhưng bản thân chị Tiến không quá lo lắng. Chị cho bé cách ly riêng tại một phòng, ăn uống, nghỉ ngơi riêng. Vợ chồng chị luôn ở nhà để bé cần gì sẽ gọi và đáp ứng kịp thời cho bé.

"Bé chỉ bị sốt thôi, ngoài ra không có triệu chứng gì nữa nhưng tôi vẫn xịt khuẩn thường xuyên, giữ vệ sinh kỹ. Lúc cần cho bé uống thuốc, tôi đeo khẩu trang vào với bé 5 phút và tranh thủ nhanh rồi đi ra phòng. Bé vệ sinh, rửa mũi, súc họng mỗi ngày 3 lần. Hiện tại, tôi đang cho bé nghỉ học, ở nhà nghỉ ngơi. Bé cũng biết bé đang là F0 nên cũng ý thức, hợp tác uống thuốc", chị Tiến cho hay.

Chị Tiến làm bên mảng xuất nhập khẩu, chồng làm quản lý kho. Vì con mắc Covid-19, chị báo công ty, xin làm tại nhà và được công ty tạo điều kiện. Nhà chị có 5 người, trừ bé F0, 4 người còn lại cũng tự cách ly. Mẹ chị 80 tuổi ở một phòng, chị và bé thứ 2 (17 tháng tuổi) ở một phòng còn chồng chị ở phòng khách.

"Nhà tôi người lớn đã tiêm 3 mũi văcxin, khi phát hiện bé bị F0 đã lập tức cách ly nên cũng đỡ lo. Giờ tôi thường xuyên xịt cồn khắp nơi, mong bé mau âm tính để đi học trở lại, cả nhà trở lại cuộc sống bình thường", chị Tiến cho hay.

Bình tĩnh chăm sóc con

Chị Lê Thị M.P (30 tuổi, ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội) có hai bé trai (bé lớn hơn 5 tuổi, bé thứ 2 hơn 2 tuổi) đều mắc Covid-19. Vợ chồng chị là F1, có kết quả âm tính nhưng cũng xin làm tại nhà vừa cách ly, vừa tiện chăm con.

F0 tăng mạnh: Bố mẹ F1 chăm sóc con F0 như thế nào? - Hình 2

Chị M.P cho con uống thuốc hạ sốt khi con bị sốt . Ảnh NVCC

Bé thứ hai của chị có kết quả dương tính vào ngày 19.2. Sau đó một ngày, bé lớn cũng có kết quả tương tự. Trước chị đã mua thức ăn và thuốc thang dự trữ nên cũng không phải đi lại thường xuyên. Hiệu thuốc ngay dưới tòa nhà chị đang sống nên nếu cần gì sẽ nhắn ban quản lý chung cư giúp đỡ.

"Tôi chăm cả hai đứa, không cho chồng chăm vì sợ anh ấy dính. Giờ bớt được ai thì đỡ cho cả nhà nên chồng tôi vẫn cách ly ở phòng riêng, 3 mẹ con "bao" trọn cả nhà, coi như sống chung với lũ", chị P. nói.

Chị đã xin cơ quan nghỉ làm 3 ngày, nếu ngày mai khi tình hình sức khỏe con ổn hơn chị sẽ quay lại làm việc. Chị thực hiện 5K thường xuyên nhưng con nhỏ quấn mẹ nên chị cũng xác định tâm lý có thể dương tính bất cứ lúc nào.

"Chồng tôi xin làm tại nhà, anh ấy tự ra nấu ăn, rửa bát, làm việc online bình thường. Hai bé nhà tôi sốt cao nhưng không ho. Tôi cho ăn uống nóng, uống nước ép hoa quả và bổ sung một số loại vitamin. Cũng may bé nhà tôi hợp tác cùng mẹ, ăn uống được", chị nói.

Hôm bé thứ 2 bị, chị tá hỏa, khóc vì lo nhưng sau chị lấy lại bình tĩnh để cùng đồng hành với con. Bé lớn biết chuyện hơn nên chị hỏi bé: "Con thương mẹ không? Thương gia đình mình không? Con muốn nhanh khỏe thì con chịu khó ăn giỏi và vệ sinh sạch sẽ" nên bé nghe lời, hợp tác cùng chị. Bé còn mở tivi tập thể dục để sớm khỏi bệnh.

F0 tăng mạnh: Bố mẹ F1 chăm sóc con F0 như thế nào? - Hình 3

Tủ lạnh của nhà F0 luôn có đầy đủ thức ăn . Ảnh NVCC

Chị Phạm Thị Thu Hương (33 tuổi, ở H.Quốc Oai, Hà Nội) cũng phải nghỉ làm để chăm con khi bé thành F0. Nhà chị một bé 6 tuổi, một bé 4 tháng bị nhiễm nhưng không biết nguồn lây từ đâu vì khu vực chị sống người mắc tương đối nhiều, gần đây bé lớn đi học lại và trước đó có F0 đến chơi nhà.

"Vợ chồng tôi ở với bà nội, chia ra mỗi người phụ trách một bé, ăn riêng, ngủ riêng, cách ly nhau. Tôi phụ trách chăm bé nhỏ nhất, vẫn cho bé bú bình thường. Bé lớn ở với bà nội, còn bé ở giữa chưa bị nên ở với bố. Trước đó gia đình xông sả, gừng, vỏ bưởi, uống nước cam,...giờ cũng làm tương tự. Bé bị sốt cho uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cũng may hai bé trước giờ tôi và bà nội chăm nên không bị rối quá, nhìn thấy con khó chịu tôi cũng xót lắm nhưng mà tôi tin các con sẽ vượt qua", chị nói.

Vì chồng chị làm ở cơ quan Nhà nước nên không được nghỉ làm, gia đình cần gì sẽ nhắn chồng mua mang về. Chị xin nghỉ nhưng công việc nhiều nên vẫn phải mang máy tính về làm tại nhà. "Hơi mệt chút vì tôi còn tranh thủ giặt giũ, cơm nước. Giờ chỉ lo bé bị lâu mệt nên cũng phải cố gắng cho bé uống thuốc, xông đều đặn", chị Hương tâm tình.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) khi trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì trẻ nên được chăm sóc, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc. Người chăm sóc cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế.

Việc điều trị tại nhà ở trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ là chìa khóa nhằm giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết. Trong quá trình chăm sóc và điều trị COVID-19 cho trẻ tại nhà, cần chú ý việc sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C, uống thêm nước và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, .... Không tự ý dùng thuốc chống viêm, chống đông khi không có ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ cũng cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế nhằm có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả 'kho tiền'Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả 'kho tiền'
07:27:04 31/03/2025
10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
06:00:48 31/03/2025
TP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhàTP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhà
12:17:56 01/04/2025
Vụ 6 bệnh nhân ngộ độc rượu trái cây: Bác sĩ đưa ra lưu ýVụ 6 bệnh nhân ngộ độc rượu trái cây: Bác sĩ đưa ra lưu ý
19:54:07 31/03/2025
Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?
08:18:26 31/03/2025
Khoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trịKhoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
08:51:19 31/03/2025
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịchTPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch
20:28:12 31/03/2025
Bị đau dạ dày, nhưng nguyên nhân lại đến từ ganBị đau dạ dày, nhưng nguyên nhân lại đến từ gan
08:05:01 31/03/2025

Tin đang nóng

Pitbull tử chiến rắn hổ mang trong vườn nhà và cái kết bất ngờPitbull tử chiến rắn hổ mang trong vườn nhà và cái kết bất ngờ
11:02:48 01/04/2025
Vụ 2 mẹ con tử vong bất thường: Nghi phạm 16 tuổi là người quen nạn nhânVụ 2 mẹ con tử vong bất thường: Nghi phạm 16 tuổi là người quen nạn nhân
13:34:01 01/04/2025
Người mẹ Myanmar bật khóc cảm ơn Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy thi thể con trai 10 tuổiNgười mẹ Myanmar bật khóc cảm ơn Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy thi thể con trai 10 tuổi
10:53:13 01/04/2025
Xin nghỉ phép để chuẩn bị cho đám cưới không được, nữ nhân viên ngân hàng Big4 Trung Quốc nhảy lầu tự tửXin nghỉ phép để chuẩn bị cho đám cưới không được, nữ nhân viên ngân hàng Big4 Trung Quốc nhảy lầu tự tử
13:21:26 01/04/2025
Hậu trường lộ mối quan hệ thật của hội WAGs Doãn Hải My, Ngô Tố Uyên: Visual nét căng, có một nhân tố bí ẩnHậu trường lộ mối quan hệ thật của hội WAGs Doãn Hải My, Ngô Tố Uyên: Visual nét căng, có một nhân tố bí ẩn
10:37:52 01/04/2025
Gia đình Kim Sae Ron đáp trả: "Khẩn thiết kêu gọi sửa đổi thành Luật phòng chống Kim Soo Hyun!"Gia đình Kim Sae Ron đáp trả: "Khẩn thiết kêu gọi sửa đổi thành Luật phòng chống Kim Soo Hyun!"
12:58:24 01/04/2025
Clip 20 giây lộ rõ mối quan hệ giữa Hoa hậu Vbiz và mẹ bạn trai giữa tin đồn "bằng mặt không bằng lòng"Clip 20 giây lộ rõ mối quan hệ giữa Hoa hậu Vbiz và mẹ bạn trai giữa tin đồn "bằng mặt không bằng lòng"
13:18:56 01/04/2025
Toà án chấp nhận đơn kiện của Kim Soo Hyun chống lại gia đình Kim Sae RonToà án chấp nhận đơn kiện của Kim Soo Hyun chống lại gia đình Kim Sae Ron
12:35:17 01/04/2025

Tin mới nhất

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

12:05:03 01/04/2025
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, virus sởi dễ lây lan từ người bệnh sang người lành chủ yếu qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm sởi bắn ra không khí khi người bệnh ho, hắt hơi và người lành hít phải những giọt không khí chứ...
Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

08:04:23 01/04/2025
Kết quả là các tế bào vú phát triển và phân chia không kiểm soát. Ung thư vú Her2 dương tính có xu hướng xâm lấn mạnh hơn so với ung thư vú âm tính Her2.
Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

08:00:19 01/04/2025
Những phương pháp này, nếu được áp dụng rộng rãi, sẽ giúp nâng cao chất lượng điều trị và mang lại hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm thiểu chi phí cho bệnh nhân.
Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

07:57:57 01/04/2025
Người nông dân che bóng cho cây dùng để lấy matcha trong hầu hết thời kỳ sinh trưởng. Việc thiếu ánh sáng Mặt trời trực tiếp này làm tăng sản xuất diệp lục, tăng hàm lượng axit amin và mang lại cho cây màu xanh đậm hơn.
Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

07:56:00 01/04/2025
Trong một số trường hợp, âm thanh có thể lớn đến mức có thể cản trở khả năng tập trung hoặc nghe âm thanh bên ngoài.
Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

07:52:58 01/04/2025
Probiotic (men vi sinh) là vi sinh vật sống hay còn gọi là lợi khuẩn sống và khu trú bên trong đường ruột của con người, có thể được tìm thấy trong sữa chua và thực phẩm lên men như dưa cải bắp, kim chi, chưa tiệt trùng, sữa chua...
Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

07:50:40 01/04/2025
Vệ sinh và khử trùng vết thương: Rửa vết thương ngay lập tức bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, rửa vết thương bằng nước, sau đó sát trùng bằng cồn 70% hoặc thuốc sát khuẩn. Không băng kín và hạn chế ...
Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

07:40:39 01/04/2025
BS Bắc cho biết thêm, phần lớn người mắc bệnh giun lươn cấp tính không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, biểu hiện ban đầu có thể là phát ban ngứa, ở vị trí ấu trùng xâm nhập vào da
Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

07:38:32 01/04/2025
Trong táo chứa nhiều saponin và các hoạt chất giúp bổ dưỡng tâm thần, làm dịu thần kinh, giúp giảm lo âu và căng thẳng. Những chất này công dụng tuyệt vời trong việc an thần, trị chứng mất ngủ, giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon giấc.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

07:35:59 01/04/2025
Có trường hợp bệnh nhân COPD phải nằm hồi sức tích cực, thở máy suốt cả năm với viện phí trên 100 triệu đồng và cuối cùng thân nhân đành phải rút ống thở để bệnh nhân qua đời vì không còn khả năng chăm sóc.
Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

06:09:46 01/04/2025
Bên cạnh đó, các dưỡng chất như folate, vitamin C, beta-carotene và vitamin E tác dụng giảm thiểu nguy cơ ung thư đại trực tràng, đặc biệt là chống lại sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương ADN.
Trà nghệ rất tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng?

Trà nghệ rất tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng?

06:00:56 01/04/2025
Nếu bạn sử dụng những sản phẩm này, hãy trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe trước khi thêm nghệ vào chế độ ăn uống của bạn. Nếu không, hãy thưởng thức hương vị thơm ngon mà trà nghệ mang lại.

Có thể bạn quan tâm

Kiếm bộn tiền nhờ quà tặng khi livestream, ViruSs có phải đóng thuế?

Kiếm bộn tiền nhờ quà tặng khi livestream, ViruSs có phải đóng thuế?

Sao việt

15:36:02 01/04/2025
Khoản tiền có được từ việc người xem donate (ủng hộ) cho các streamer nằm trong các khoản tiền phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng

Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng

Nhạc việt

15:30:38 01/04/2025
Đông Nhi vừa tung poster cho album phòng thu thứ tư trong sự nghiệp mang tên Theater Of Dreams đánh dấu màn trở lại chính thức của nữ ca sĩ sau thời gian dài tạm ngưng hoạt động nghệ thuật để chăm lo gia đình.
Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?

Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?

Sao châu á

15:22:26 01/04/2025
Năm 2024, IU - nữ chính phim Khi cuộc đời cho bạn quả quýt có thể kiếm được số tiền cát-xê lên tới 30 tỷ won.
Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga

Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga

Thế giới

15:20:02 01/04/2025
Chúng tôi kỳ vọng các cơ quan truyền thông có uy tín sẽ thực hiện thẩm định cơ bản trước khi công bố những báo cáo như vậy, điều rõ ràng đã bị bỏ qua trong trường hợp này, nguồn tin nói thêm.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn

Trắc nghiệm

14:53:54 01/04/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 01/04 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu, Sư Tử hãy tự tin hành động, Song Ngư cần nhanh chóng nắm bắt các cơ hội.
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người

Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người

Pháp luật

14:33:14 01/04/2025
Khi đến đường số 10, khu dân cư Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An thì xe máy của anh Quang suýt va chạm vào xe ô tô nhãn hiệu Hyundai màu trắng BKS 30G-199.90, do một nam thanh niên điều khiển.
Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar

Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar

Tin nổi bật

14:30:09 01/04/2025
Trận động đất đã làm đổ cột điện bê tông, dây điện bốc cháy ngùn ngụt, ngọn lửa nhanh chóng lan ra, thiêu rụi toàn bộ tài sản của các hộ dân trong làng.
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách

Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách

Phim việt

14:26:44 01/04/2025
Vợ Ba Xệ vẫn không tin chồng mình xảy ra chuyện, nhất quyết không ra bến tàu xác minh. Nhưng niềm hy vọng ấy đã vụt tắt khi tin dữ từ chiếc tàu của Ba Xệ và các anh em xóm chài được chuyển về.
Alexander-Arnold bị lạnh nhạt ở Liverpool

Alexander-Arnold bị lạnh nhạt ở Liverpool

Sao thể thao

14:06:19 01/04/2025
Trent Alexander-Arnold có buổi hội quân đầy gượng gạo khi trở lại trung tâm huấn luyện Liverpool, chỉ vài ngày sau khi xuất hiện thông tin anh đồng ý gia nhập Real Madrid.
Quang Tuấn lo lắng khi vợ xem cảnh nóng trong "Địa đạo"

Quang Tuấn lo lắng khi vợ xem cảnh nóng trong "Địa đạo"

Hậu trường phim

13:55:02 01/04/2025
Cảnh thân mật giữa nhân vật Tư Đạp (Quang Tuấn) và Ba Hương (Hồ Thu Anh) thu hút sự chú ý của khán giả tại buổi công chiếu phim Địa đạo .