Ca mắc Covid-19 cao kỷ lục, Indonesia gồng mình đối phó “bom hẹn giờ”
Indonesia ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất kể từ đầu dịch, khiến cuộc khủng hoảng y tế tại nước này có nguy cơ mất kiểm soát.
Nhân viên mặc đồ bảo hộ chôn cất nạn nhân Covid-19 tại Jakarta (Ảnh: Reuters).
Ngày 21/6, các số liệu thống kê chính thức cho thấy Indonesia đã ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca nhiễm mới trong ngày với 14.536 trường hợp mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 2 triệu người, trong đó gần 55.000 người chết. Đây là số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất tại Indonesia kể từ đầu dịch.
Cột mốc 2 triệu ca nhiễm tại Indonesia được ghi nhận trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày đã tăng gấp đôi trong những tuần gần đây. Trong khi đó, các nhà chức trách Indonesia cũng xác nhận sự xuất hiện của các biến thể Covid-19 có khả năng lây nhiễm cao.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định số liệu thống kê của chính phủ Indonesia chỉ bằng 10% số ca nhiễm và tử vong trên thực tế. Con số thực tế có thể cao hơn nhiều do tỷ lệ xét nghiệm thấp và việc truy vết tiếp xúc không hiệu quả.
“Nó bắt đầu nổi lên, giống như một quả bom hẹn giờ”, Windhu Purnomo, nhà dịch tễ học tại Đại học Airlangga của Indonesia, cho biết.
“Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Tùy vào cách mọi thứ được xử lý, chúng ta có thể đối mặt với một đợt bùng phát dịch lớn như ở Ấn Độ”, chuyên gia Purnomo nhận định.
Video đang HOT
Số ca nhiễm tăng đột biến khi Indonesia phải vật lộn đối phó với các chủng virus mới, bao gồm biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ.
Sự gia tăng số ca nhiễm cũng xuất phát từ việc hàng triệu người đi lại khắp nơi ở Indonesia, quốc gia với đa số người dân theo đạo Hồi, vào tháng lễ Ramadan, bất chấp lệnh cấm của chính phủ.
Các bệnh viện tại thủ đô Jakarta rơi vào tình trạng thiếu giường bệnh, trong khi đám tang cho các nạn nhân Covid-19 cũng tăng vọt.
“Thật đáng lo ngại”, Rahmani, một người dân Jakarta, nói với AFP tại một nghĩa trang, nơi anh dự lễ tang của một người thân chết vì Covid-19.
Việc phớt lờ quy tắc đeo khẩu trang và các biện pháp chăm sóc sức khỏe khác, cũng như sự hoài nghi về vắc xin Covid-19, là những yếu tố dẫn đến tình trạng dịch bệnh ngày càng tồi tệ tại Indonesia.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các biện pháp hạn chế di chuyển cứng rắn hơn tại Indonesia. Sau khi bị chỉ trích vì phản ứng yếu ớt trước đại dịch, chính phủ Indonesia ngày 21/6 cho biết sẽ tạm thời tăng cường các biện pháp hạn chế ở thủ đô Jakarta và các điểm nóng khác, tuy nhiên việc thực thi vẫn chưa triệt để.
Các biện pháp hạn chế của Indonesia sẽ được triển khai tại các “vùng đỏ” – những vùng có nguy cơ cao. Theo đó, các văn phòng, nhà hàng, quán cà phê và trung tâm thương mại ở những khu vực này sẽ chỉ được phép hoạt động với 25% công suất.
Các hoạt động tôn giáo tại vùng đỏ sẽ tạm ngừng hoạt động và các điểm tham quan du lịch cũng đóng cửa.
Chính phủ Indonesia đang nỗ lực tăng cường tiêm chủng để hạn chế sự lây nhiễm của Covid-19. Tuần trước, Indonesia đã tiêm chủng thành công cho ít nhất 700.000 người mỗi ngày.
Tháng tới, chính phủ Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 1 triệu người mỗi ngày.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...