Cá lăng kho tộ thơm ngon đậm đà, mang hương vị truyền thống
Có lẽ, là người Việt Nam nhắc đến món cá kho ai cũng biết, đây đã trở thành món ăn truyền thống vô cùng quen thuộc, có rất nhiều cách để chế biến món cá kho ngon đặc biệt món cá kho tộ thì thật là hấp dẫn.
Với thời tiết đông lạnh thế này mà cả nhà cùng được thưởng thức món cá lăng kho tộ kèm cơm trắng nóng hổi thì thật không còn gì bằng. Góc ẩm thực của nhà hàng buffet Hương Sen muốn hướng dẫn các bạn cách chế biến món cá lăng kho tộ thật thơm ngon và hấp dẫn nhé!
1. Các nguyên liệu làm món cá lăng kho tộ
Cá lăng: 400 gr
Hành khô: 20 gr
Đường: 1 muỗng canh
Mỡ phần: 50 gr
Nước màu, nước mắm
Tỏi: 1 củ
Hành lá
Gia vị, muối, tiêu
Ớt hiểmThố: 1 cái
Video đang HOT
2. Cách làm món cá lăng kho tộ
Bước 1: Cá lăng làm sạch sau đó đem ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
Bước 2: Hành lá, tỏi, ớt hiểm rửa sạch băm nhuyễn. Thịt mỡ rửa sạch rồi thái hạt lựu.
Bước 3: Trộn một chút muối, 2 thìa đường, thìa hạt nêm và 1 ít nước mắm vào rồi ướp cá trong khoảng 30 phút.
Bước 4: Sau khi cá đã ướp xong thì cho cá và cả nước ướp cá vào nồi thêm một chút ớt và tỏi băm rồi đun khoảng 10 phút thì cho hết phần thịt mỡ đã thái hạt lựu vào kho cùng. Sau đó cho thêm khoảng nửa bát nước vào rồi đun sôi lên thì cho nhỏ lửa và kho đến khi gần cạn nước, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Bước 5: Trước khi tắt bếp bạn cho hành lá đã thái nhỏ, một chút bột tiêu xay vào là hoàn thành món cá lăng kho tộ rồi.
Cá lăng là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein có lợi cho sức khỏe, đặc biệt thịt cá không chứa chất béo nên khi ăn bạn sẽ không cảm thấy ngán. Món cá lăng kho tộ sẽ trở thành món ăn ngon trong thực đơn bữa cơm gia đình bạn trong những ngày thời tiết lạnh như thế này. Hương Sen chúc các bạn ngon miệng!
Theo NHHS
Loạt món ăn hấp dẫn của các nước vào dịp Tết Âm lịch
Mỗi quốc gia đều có những hương vị truyền thống đặc trưng để đón mừng năm mới. Những món ăn độc đáo dưới đây đã tạo nên sự phong phú cho bản đồ ẩm thực mùa lễ hội.
Hàn Quốc: Mâm cỗ cúng đêm giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu Tteokguk (hay còn gọi là canh bánh gạo). Món ăn này có nguyên liệu chính là bánh gạo trắng và được nấu cùng nước hầm từ thịt heo hoặc thịt bò. Ảnh: Twitter.
Bánh gạo trắng thể hiện sự thanh khiết và sạch sẽ. Người dân tại xứ sở kim chi thường ăn món này vào ngày mùng 1 Tết. Họ xem việc thưởng thức Tteokguk là một cách đánh dấu sang tuổi mới. Bát canh bánh gạo cũng ẩn chứa ý nghĩa mang lại sự may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Ảnh: Brunch.
Trung Quốc: Mì trường thọ là món ăn đại diện cho lời chúc về sức khỏe và sống thọ nhân dịp đầu năm tại Trung Quốc. Món ăn độc đáo này ra đời cách đây hơn 300 năm tại làng Nam Sơn, tỉnh Chiết Giang. Những sợi mì dai, dài được người dân nơi đây chế biến với quy trình lâu dài, thận trọng và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ảnh: Pinterest.
Điểm đặc biệt trong cách thưởng thức món mì là không được cắn đứt sợi mì. Người Trung Quốc thường thêm một quả trứng gà vào bát mì trường thọ bởi họ quan niệm trứng gà có hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn. Ảnh: Taste, Gody.
Singapore: Gỏi Yusheng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Singapore. Món ăn được làm từ cá hồi sống, rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng... Cả gia đình sẽ cùng trộn các nguyên liệu với nước sốt và gia vị khi ăn. Mỗi loại nguyên liệu trong món ăn này đều mang một ý nghĩa độc đáo riêng. Ảnh: Foodandwine, Toptier.
Người dân quan niệm món ăn được thêm cà rốt để cầu phát đạt, thêm dưa leo với mong muốn trẻ mãi không già và thêm dầu với ngụ ý tăng may mắn, phát tài. Yusheng còn có nghĩa là cá sống. Trong tiếng Hoa, nó cũng được hiểu là cuộc sống thịnh vượng. Ảnh: Asianinspirations.
Mông Cổ: Ngày Tết ở Mông Cổ thường gồm các món ăn truyền thống như thịt cừu, thịt ngựa, cơm, các sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, bánh buuz và bánh ul boov là 2 hương vị không thể thiếu. Mỗi gia đình tại đây đều chuẩn bị một lượng lớn các loại bánh này để mời khách trong dịp năm mới. Ảnh: Livetv, Eternal Landscapes Mongolia.
Bánh buuz có hình khá giống các loại dimsum hoặc bánh bao của người Hoa. Trong khi bánh ul boov lại có hình dạng thú vị tựa như đế giày. Điểm đặc biệt là bánh ul boov được xếp thành từng tầng từng lớp bắt mắt. Người Mông Cổ tin rằng nhà nào có tháp bánh càng nhiều tầng chứng tỏ nhà ấy càng thịnh vượng, phát đạt. Ảnh: Discover Mongolia.
Việt Nam: Bánh chưng là hương vị không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Nguyên liệu chính gồm gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Mọi người thường dâng cúng tổ tiên món bánh này. Đây là cách thể hiện tinh thần biết ơn nguồn cội của những người con đất Việt. Ảnh: Quỳnh Trang, Ngân Giang.
Vào dịp năm mới, mỗi gia đình thường sum vầy gói bánh chưng bằng lá dong hoặc lá chuối. Thời gian luộc bánh có thể lên tới 10 giờ. Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi người quây quần và ôn lại những câu chuyện, kỷ niệm đẹp trong năm qua. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Theo Zing
12 địa điểm ăn uống Nha Trang với các quán ăn ngon nhất Văn hóa ẩm thực Nha Trang phong phú đến bất ngờ đã làm đắm say bao du khách với các địa điểm ăn uống Nha Trang không thể bỏ qua ở khắp thành phố. Mỗi địa điểm là một món ngon, ấn tượng từ cả màu sắc cho tới hương vị mang đậm đặc trưng vùng biển Nha Trang. Hãy cùng VNTRIP.VN khám...