Cả làng bắt tay nhau nuôi nửa triệu con gà, thu chục tỷ/năm
Ở xã Minh Quán, thị trấn Cổ Phúc của huyện Trấn Yên (Yên Bái), các hộ nuôi gà quy mô lớn không sản xuất đơn lẻ mà liên kết với nhau thành Tổ hợp tác. Việc liên kết này thuận lợi cho việc vay vốn đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Bình quân mỗi Tổ hợp tác nuôi tổng đàn gà lên tới nửa triệu con và doanh thu mỗi năm 7-8 tỷ đồng.
Khi các chủ trang trại, nông dân ở các địa phương khác trong tỉnh vẫn loay hoay chưa tìm được lời giải cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng thì một số hộ dân ở Nga Quán, Minh Quán, huyện Trấn Yên ( tỉnh Yên Bái) đã liên kết nhau lại chăn nuôi với số lượng lớn, cho thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.
Trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Nguyễn Tiến Sơn, xã Minh Quán cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Tổ dân phố 11, thị trấn Cổ Phúc là một điển hình trong liên kết nuôi gà hàng hóa với số lượng lớn. Anh Hoàng Huy Tuấn – một thành viên trong nhóm hộ nuôi gà chia sẻ: “Nuôi gà không khó, nhưng nuôi với số lượng lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao thì rất khó đối với mỗi hộ nông dân nghèo. Được sự quan tâm của Nhà nước, sự giúp đỡ của các ngành chuyên môn, 67 hộ gia đình chúng tôi có chung một ý chí vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình đã liên kết lại với nhau rồi thành lập tổ hợp tác để chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa”.
Hộ anh Nguyễn Tiến Sơn ở thôn 8, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên hiện nuôi khoảng 1,7 vạn con gà Minh Dư nhờ liên kết sản xuất. Ảnh: Nguyễn Thơm.
“Từ nguồn vốn của gia đình và vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hộ bắt tay xây dựng chuồng trại. Lúc đầu, do vốn ít, chưa nắm chắc kiến thức kỹ thuật nuôi gà, kinh nghiệm nuôi gà nên các hộ vẫn còn khá dè dặt trong đầu tư. Nhưng sau một 2 lứa gà đầu tiên, vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm cũng như được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, các hộ đã mạnh dạn đầu tư và thành công”. Anh Tuấn nói.
Tổ hợp tác chăn nuôi gà thị trấn Cổ Phúc đã được thành lập do anh Hoàng Huy Tuấn chèo lái từ việc cung ứng con giống, vật tư thú y, kỹ thuật… cho đến khâu cuối cùng là đầu ra cho sản phẩm. Sự liên kết bảo đảm chặt chẽ, “cộng sinh”, hài hòa lợi ích, minh bạch trong điều tiết lợi nhuận…
Nhờ vậy, bình quân mỗi năm nhóm hộ chăn nuôi từ 450.000 đến 500.000 con gà, xuất bán hơn 1.150 tấn gà thịt, thu nhập bình quân từ 115 triệu đồng đến 150 triệu đồng/hộ. Tổ hợp tác chăn nuôi gà hàng hóa bền vững, tạo ra sản phẩm uy tín, chất lượng vươn ra thị trường Phú Thọ, Hà Nội…
Video đang HOT
Trang trại chăn nuôi gà của ông Hoàng Ngọc Minh ở tổ dân phố số 11, thị trấn Cổ Phúc. Ảnh: Thu Phượng-Thu Hằng.
Tương tự như tổ hợp tác chăn nuôi gà ở thị trấn Cổ Phúc, tổ hợp tác chăn nuôi gà thôn 4, xã Minh Quán với 30 hộ tham gia cũng rất thành công. Bình quân mỗi năm nhóm hộ chăn nuôi gà ở đây xuất bán ra thị trường hơn 1.200 tấn gà thịt, thu về hàng chục tỷ đồng.
Anh Nguyễn Tiến Sơn – Tổ trưởng Tổ hợp tác và cũng là hộ có quy mô chăn nuôi lớn nhất với hơn 20.000 con gà mỗi lứa chia sẻ: “Em bắt đầu nuôi gà năm 2011, ban đầu vốn ít, em chỉ dám mua trứng về ấp, quy mô nuôi 300 con. Xuất bán lứa gà đầu tiên em lãi 10 triệu đồng. Thấy nuôi gà hiệu quả, được đồng tiền lãi em tiếp tục đầu tư ngày một lớn hơn, từ 500 con lên 1.000 rồi 5.000 con, 10.000 con và đến nay đã là hơn 20.000 con”.
Tương tự như anh Sơn, cũng từ những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, sau hơn ba năm vừa làm vừa học hỏi, đến nay gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Gấm ở Minh Quán nuôi 10.000 con gà/lứa, một năm xuất bán 4 lứa, thu lãi hơn 300 triệu đồng.
Xã Minh Quán, huyện Trấn Yên (Yên Bái) có trên 30 mô hình trang trại nuôi gà quy mô lớn. Ảnh: Thanh Tiến-Kim Oanh.
Anh Phạm Quang Viên ở thôn 4, xã Minh Quán có 3 chuồng, nuôi hơn 15.000 con gà chia sẻ: “Nuôi gà với quy mô lớn điều quan trọng nhất là con giống chuẩn, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Đặc biệt là công tác thú y, vệ sinh thú y đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Ngay như việc tiêm vắc-xin tưởng rất đơn giản nhưng lại rất quan trọng, đó là yếu tố quyết định thành bại trong chăn nuôi”.
Qua tìm hiểu được biết, các hộ chăn nuôi ở đây có sự liên kết rất chặt chẽ, đặc biệt thức ăn chăn nuôi (sử dụng cám của Tập đoàn Sản xuất thức ăn chăn nuôi Dabaco), con giống, thuốc thú y được thống nhất từ 1 đầu mối và cùng 1 lựa chọn là giống gà Minh Dư của Bình Định.
Đây là giống gà đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nhiều năm. Các tổ hợp tác hiện đã ký kết được với một số thương lái lớn ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ, Thường Tín, Hà Nội với nguồn cung ổn định 150 tấn gà thịt/tháng, hiện nay mới đáp ứng được 50% số lượng.
Nhằm tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi gà, vừa qua anh Nguyễn Tiến Sơn và 10 hộ trong Tổ hợp tác Minh Quán đã đăng ký thành lập HTX Chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp MQ. HTX đang đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng khu chăn nuôi tập trung với quy mô 30.000 con gà thịt mỗi lứa.
Những thực tế đó khẳng định, mô hình liên kết trong chăn nuôi ở Trấn Yên đang phát huy hiệu quả rõ nét, là một hướng đi phù hợp trong phát triển chăn nuôi hàng hóa cần được phát huy và nhân rộng.
Theo Thanh Phúc (Báo Yên Bái)
Yên Bái: Đã có 21 người chết và mất tích, 29 xã bị cô lập vì lũ
Theo tổng hợp nhanh của tỉnh Yên Bái, tính đến thời điểm 17h ngày 20.7, đã có 21 người chết và mất tích, 29 xã bị cô lập hoàn toàn. Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đã quyết định thành lập Sở Chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra.
Do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực Bắc Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 3), từ đêm 19 - 20.7, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có mưa to đến rất to gây ngập úng, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn, làm thiệt hại nặng nề về người, tai san.
Tính đến 17h ngày 20.7, đã có 6 người chết, 15 người mất tích, 7 người bị thương.
Mưa lũ cũng đã làm 346 ngôi nhà bị sập, trôi, tốc mái, hư hỏng, trong đó 79 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, tập trung ở các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Mù Cang Chải, Văn Yên.
Tại các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ, TP.Yên Bái đã phải di dời khẩn cấp 585 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Mưa lũ gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và phá hủy các công trình thuỷ lợi: 730,5ha lúa bị thiệt hại, ngập úng; sạt lở 100m kè bờ đất suối Thia tại xã Sơn A, huyện Văn Chấn; sạt lở kè bê tông bờ trái suối Nung dài 40m, sạt lở bờ phải suối Nung dài 200m, sâu 5m; sạt lở kè suối giáp mố cầu treo bản Bay, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ gây nguy cơ bị sập cầu treo, trôi 100m ống xi-phông của các công trình thuỷ lợi.
Tỉnh lộ 174 (Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu) liên tục bị ách tắc do nước suối chảy và bùn tràn qua đường.
Nhiều tuyến giao thông bị hư hỏng, sạt lở, ngập nước khiến giao thông ngừng trệ. Tại quốc lộ 32 đoạn Km260 -280 bị sạt lở; tại Km297 600 - Km297 800 nước ngập sâu. Tỉnh lộ 174 (Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu) liên tục bị ách tắc do nước suối chảy và bùn tràn qua đường tại 4 vị trí: Km18 800, K19m 800, Km21 (vị trí đang thi công cầu Km21), Km22 500.
Tỉnh lộ 166 Âu Lâu đi Đông An tại Km21 650 ngầm Ngòi Tháp bị tắc đường do nước ngập 80cm; Km25 100 ngập sâu 70cm, dài 80m; Km42 200 ngập sâu 1m, dài 50m (do nước sông Hồng dâng cao).
Bùn đất tràn đường gây chia cắt.
Tỉnh lộ 172 Hợp Minh - Mỵ tại Km11 700 bị tắc đường do ngập sâu 70cm; đoạn Km13 60 ngập sâu 1m, dài 50m; đoạn Km4 850 ngập sâu 80cm, dài 50m.
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đã quyết định thành lập Sở Chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.
Theo đó, Sở Chỉ huy đặt tại Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn, gồm 20 thành viên; trong đó ông Đỗ Đức Duy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chỉ huy trưởng, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Phó Chỉ huy trưởng Thường trực.
Nhiệm vụ của Sở Chỉ huy hiện trường là huy động, chỉ huy mọi lực lượng, trang thiết bị, phương tiện để tìm kiếm, cứu nạn người mất tích; khắc phục những thiệt hại do thiên tai gây ra; rà soát, di dời các hộ dân trong vùng nguy hiểm có nguy cơ bị lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt đến nơi an toàn.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) các địa phương và các cơ quan chuyên môn đã trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra, động viên thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại đồng thời huy động lực lượng tại chỗ giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại khôi phục nhà cửa, sớm ổn định chỗ ở.
Theo nhận định, mưa lũ trong 3 ngày tới còn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ xảy ra sạt lở đất ở các khu vực vùng núi, đặc biệt tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ; ngập úng vùng trũng tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái.
Để giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, lãnh đạo tỉnh Yên Bái yêu cầu các địa phương cần kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, tiến hành cưỡng chế di dời khi cần thiết; tại các ngầm tràn, khe suối cần có biển cảnh báo, bố trí lực lượng thường xuyên túc trực kiên quyết không để người, phương tiện qua lại khi có lũ lớn.
Theo Danviet
Con nghiện thuê xe ôm đến chỗ vắng rồi dùng dao cướp tài sản Tại cơ quan điều tra, đối tượng khai nhận sống lang thang và nghiện ma túy nặng. Do thiếu tiền, đối tượng này đã giả vờ thuê xe ôm đưa đến một rẫy cà phê rồi dùng dao khống chế, cướp tài sản. Ngày 5/3, thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TX. Gia Nghĩa (Đắk Nông) cho biết,...