Cả làng bất ngờ bị ghẻ không rõ lý do
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ngãi tổ chức khám bệnh tại xã Trà Thanh và phát hiện trong số hơn 200 người dân có đến 170 người mắc bệnh ghẻ.
Gãi cả đêm lẫn ngày
Ngồi trong căn nhà nhỏ, chị Đinh Thị Bên (28 tuổi, thôn Tang, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) ra sức dỗ dành đứa con út chưa đầy 2 tháng tuổi đang khóc ré vì ngứa. Chị Bên chà xát nhẹ vào các kẽ ngón tay nhỏ xíu nổi đầy những nốt phồng, đứa bé lặng im trong giây lát rồi lại tiếp tục khóc.
Người mẹ trẻ thở dài, gương mặt buồn hiu hắt, ánh mắt không giấu được sự mệt mỏi: “Nhà có 5 người, ai cũng bị ghẻ. Dù thoa thuốc bên y tế cấp nhưng bệnh không dứt hẳn, mấy đứa nhỏ cứ liên tục nổi ghẻ, khóc cả ngày lẫn đêm”.
Địa hình đồi núi xa xôi cách trở khiến công tác phòng chống ghẻ ở các xã đặc biệt khó khăn ở Quảng Ngãi gặp nhiều bất lợi
Chị Bên đưa tay vén áo 3 đứa con lớn, lộ ra làn da đầy những vết ghẻ cũ và mới đan xen, nốt thì đen xì đóng vảy, vết thì rơm rớm tứa dịch, phồng rộp. Không đợi mẹ phủ áo xuống, những đứa trẻ lại thò tay gãi sồn sột…
Cùng chung cảnh ngộ, chị Hồ Thị Hiền (35 tuổi, thôn Tang) thở dài: “Bệnh ghẻ bắt đầu xuất hiện và lây lan rộng từ sau Tết Nguyên đán 2023 đến nay, vợ chồng tôi và hai đứa con nhỏ đều mắc bệnh ghẻ. Người lớn còn chịu đựng được, đứa nhỏ mới khổ, khóc mãi”.
Để chống chọi với những cơn ngứa do bệnh ghẻ hoành hành, người dân ở thôn Tang ngoài dùng các loại thuốc chữa trị bệnh ghẻ do y tế cung cấp, họ còn hái các loại lá cây rừng như sim, ổi… nấu chín, để nguội rồi tắm, với hy vọng căn bệnh khó chịu này sớm qua đi.
Thôn Tang nằm cách xa trung tâm xã khoảng 12km – là một trong những thôn thuộc diện nghèo tốp đầu ở huyện miền núi Trà Bồng. Nơi này có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số, ý thức về vệ sinh phòng chống dịch còn hạn chế nên nhiều năm qua, ngôi làng thường xuyên bị bệnh ngoài da “ghé thăm”. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên bệnh ghẻ hoành hành và bùng phát mạnh.
Cả thôn ngót nghét vài chục nóc nhà với 66 hộ gia đình, trên 280 nhân khẩu thì gần một nửa mắc bệnh ghẻ. Từ ngày bị ghẻ tấn công, cuộc sống của người dân đảo lộn. Nhà nhà đóng kín cửa, có gia đình rời làng vào rừng sâu dựng lán tạm cư để “trốn” ghẻ.
Tập trung ngăn ngừa, phòng chống bệnh
Trong khi bệnh ghẻ ở thôn Tang (xã Trà Bùi) vẫn chưa dứt hẳn thì vào đầu tháng 4, xã Trà Thanh (huyện Trà Bồng) lại ghi nhận 19 trường hợp bệnh ghẻ ở 3 thôn gồm: thôn Môn, thôn Cát, thôn Gỗ.
Đây cũng là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Trà Bồng, cách Trung tâm Y tế huyện khoảng 20km. Xã gồm có 4 thôn với 523 hộ và 2.523 khẩu; trên 98% là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc trưng của bệnh ghẻ là nổi nhiều nốt sần và rất ngứa
Video đang HOT
Sau đó, đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ngãi tổ chức khám bệnh tại xã Trà Thanh và phát hiện, trong số hơn 200 người dân có đến 170 người mắc bệnh ghẻ.
Triệu chứng của các bệnh nhân là ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Các nếp kẽ ngón tay, cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân có nốt đỏ và đóng vảy.
Các bác sĩ đã kê đơn, cấp thuốc điều trị miễn phí và hướng dẫn cho người bệnh cách dùng thuốc. Đồng thời, tuyên truyền cho người dân cách vệ sinh cá nhân, các phương pháp phòng bệnh ghẻ.
Trước tình hình số ca mắc bệnh ghẻ tại các địa phương đặc biệt khó khăn gia tăng, UBND huyện Trà Bồng chỉ đạo các cơ quan, chức năng tiếp tục theo dõi, tăng cường phòng chống bệnh, nhất là trong thời điểm bệnh dễ phát sinh như hiện nay.
Bàn tay của bệnh nhân ghẻ ở huyện Trà Bồng
Xã Trà Bùi và xã Trà Thanh, cử cán bộ thường xuyên theo dõi, giám sát, hỗ trợ, phối hợp trong công tác điều trị của ngành y tế tại địa phương. Trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát thì báo cáo về UBND huyện để có hướng chỉ đạo.
Phó Giám đốc phụ trách CDC Quảng Ngãi Hồ Minh Nên cho hay: “Đây là lần đầu tiên sau thời gian rất dài, khoảng 30-40 năm mới ghi nhận nhiều ca bệnh như thế, điển hình như thôn Tang ở xã Trà Bùi. Trước kia nếu có chỉ xuất hiện vài ca rải rác”.
Theo ông Nên, dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ghẻ là bệnh lý có khả năng lây rất nhanh từ người này sang người khác, dễ thành dịch trong cộng đồng.
Hiện tại, CDC Quảng Ngãi chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng theo dõi chặt chẽ, chăm sóc điều trị cho bệnh nhân, tăng cường công tác truyền thông cho người dân biết cách phòng tránh bệnh như vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp giữa da với da hoặc tiếp xúc với đồ dùng của những người bị ghẻ.
CDC Quảng Ngãi khám, cấp thuốc cho người dân Trà Thanh
“Quần áo, chăn màn, đồ dùng của người bệnh phải được ngâm xà phòng đậm đặc, luộc nước sôi, phơi ngoài nắng cách xa với đồ dùng của những người xung quanh. Cách ly người bệnh, không dùng chung quần áo, không ngủ chung. Khi có biểu hiện như ngứa dữ dội và tăng lên vào ban đêm, có thương tổn đỏ, bong vảy da, thỉnh thoảng có các nốt và sần đóng vảy… thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời” – ông Nên khuyến cáo.
Nếu không lừa được 30 triệu đồng/ngày thì em phải ăn đồ sống
Em phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 21 giờ tối. Chỉ tiêu mỗi ngày phải lừa được 30 triệu đồng, nếu không hoàn thành là họ bắt ăn đồ ăn sống chín trộn lẫn vào nhau...
là lời kể của cô gái 21 khi bị lừa bán sang Campuchia.
"Đối xử không giống với người"
Đã hơn nửa tháng trôi qua kể từ khi về với gia đình nhưng Đ.T.L. (21 tuổi, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng) vẫn run lên, bật khóc khi nhớ về khoảng thời gian bị lừa bán sang Campuchia. "Họ ác lắm, đối xử với em không giống như đối với người" - L. nghẹn ngào.
Các nạn nhân bị lừa bán qua Campuchia làm việc với cơ quan chức năng.
Khoảng tháng 3/2022, tình cờ qua một người bạn trên facebook, L. được giới thiệu và rủ rê vào làm lao động cho một công ty gỗ ở Bình Dương với thù lao hậu hĩnh. Tin tưởng vào người bạn này, L. rủ hàng xóm là H.T.N. (16 tuổi) cùng đi. Sau đó, cả 2 đều bị lừa bán qua biên giới.
Ở Campuchia, L. được đưa vào khu nhà được bảo vệ nghiêm ngặt, lưới rào xung quanh được gài điện 24/24 giờ. L. làm việc chung nhóm với 2 người khác, được "tập huấn" về cách thức và nhiệm vụ cụ thể, người bắt khách, người tư vấn, người hướng dẫn để lừa các nạn nhân là người Việt kiếm tiền bằng việc xem tiktok, sau đó dụ dỗ chuyển tiền vào tài khoản để hưởng hoa hồng.
"Em làm việc từ 9 giờ sáng đến 21 giờ tối. Mỗi ngày chỉ tiêu phải lừa được 30 triệu đồng, nếu không hoàn thành phải tăng ca đến 22 giờ, 23 giờ. Không đủ chỉ tiêu là họ cho ăn đồ ăn sống, trộn lẫn vào nhau. Điện thoại, giấy tờ đều bị tịch thu" - L. kể lại.
Làm việc 2 ngày, L. xin được sim của một người bên Campuchia và tìm cách liên lạc với người nhà để cầu cứu. "Trong một lần sơ hở, em bị phát hiện có liên lạc về nước, tụi nó bắt nhốt em vào phòng kín, còng tay, đánh đập và bỏ đói em suốt 4 ngày liền" - cô gái trẻ bật khóc.
Sau khi trấn tĩnh, L. kể tiếp: "Tiền lương hàng tháng em không được nhận, phải trả cho chủ vì nó mua em tốn 1.800 USD từ bọn giang hồ. Nếu muốn chuộc ra thì gia đình phải chuyển 50 triệu đồng/người. Sau đó vài ngày lại nâng lên 150 triệu đồng/người. Họ còn bảo, nếu em kiếm được người vào làm thì mỗi người em sẽ được 42 triệu đồng nữa, nhưng em không làm".
Nhà nghèo mà số tiền "chuộc thân" quá lớn, L. và N. đành ngậm ngùi ở lại làm việc để trả nợ. Một thời gian sau, L. làm việc tốt hơn nên bị bán sang công ty thứ 2. Các số điện thoại trong danh bạ đều bị xóa sạch. Lần này, số tiền nợ của L. với chủ mới đã nâng lên 3.000 USD.
Khoảng 23 giờ ngày 28/10, lợi dụng lúc cổng công ty mở cho xe vào, L. cùng một số người chạy ào ra ngoài để bỏ trốn. Cô chạy về cửa khẩu Tho Mo (tỉnh Long An) rồi lại bắt xe đi về Tây Ninh. Không dám ngủ lại vì sợ chưa thoát khỏi bọn chủ và giang hồ, đến 3 giờ sáng 29/10, L. bắt xe về Sài Gòn.
"Về tới Sài Gòn em đi chân đất, quần áo tả tơi. Một người trong nhóm chia tiền cho mọi người, mua quần áo, rồi 16 giờ ngày 29/10 em bắt xe về Quảng Ngãi luôn. Đến 10 giờ ngày 30/10, em về tới nhà"- L. nói.
H.T.N. may mắn hơn Đ.T.L., tiếp tục làm ở công ty cũ một thời gian thì công ty này chuyển chủ. Đang trong đợt truy quét mạnh, N. được thả về cùng một số người khác.
Cần nâng cao nhận thức
Theo Trưởng Công an xã Trà Bùi Hồ Xuân Đạt, địa phương là xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Trà Bồng, đời sống còn rất nhiều khó khăn. Chuyện 2 cô gái trẻ bị lừa bán qua Campuchia trở thành câu chuyện nóng ở thôn bản vùng cao. Từ chuyện của của L. và N., đơn vị cũng đưa ra cảnh báo, tuyên truyền cho người dân, nhất là lớp trẻ để nâng cao nhận thức.
Đời sống của người dân Trà Bùi còn rất nhiều khó khăn.
"Nguyên nhân lớn nhất của các vụ việc này là do lớp trẻ tiếp cận mạng xã hội nhưng lại thiếu hiểu biết về các nguy cơ, hành vi lừa đảo. Đối với 2 nạn nhân bị lừa bán qua Camphuchia vừa trở về, chúng tôi đã kiểm tra giấy tờ tùy thân và sẽ tạo điều kiện để các em tìm kiếm việc làm phù hợp, gần với gia đình"- ông Đạt chia sẻ.
Đáng chú ý, L. và N. chỉ là 2 trong số hàng chục nạn nhân ở Quảng Ngãi bị các đối tượng dụ dỗ, lừa bán qua Campuchia trong thời gian gần đây.
Tháng 3/2022, N.V.L. (24 tuổi, huyện Minh Long), trong một lần đọc tin tuyển dụng trên mạng xã hội, tìm người qua Campuchia làm việc với mức lương 20 triệu đồng/tháng, thấy lương cao, L. chủ động liên lạc với người đăng tin và được nhận qua Campuchia làm việc.
Tuy nhiên, L. không nói với gia đình qua Campuchia mà lại nói dối là chuyển công tác đến tỉnh Tây Ninh. Không chỉ đi một mình, N.V.L còn rủ thêm một người bà con ở huyện Minh Long để cùng đi rồi "bặt vô âm tín".
Vài ngày sau đó, những tên môi giới lừa bán lao động nói tiếng Việt Nam, thông báo với gia đình nạn nhân chuyển gấp 180 triệu đồng thì mới thả người.
Để cứu con, ông N.V.T. chạy vạy khắp nơi, mượn được 99 triệu đồng chuyển cho bọn buôn người, nhưng các đối tượng này vẫn không thả con trai ông về Việt Nam như đã hứa mà bán con ông sang công ty khác. Được người quen hướng dẫn, ông T. qua tận Campuchia, trình báo vụ việc với cơ quan chức năng và giải cứu thành công con trai.
Theo Công an tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu năm 2022 đến nay, qua mạng xã hội, nhiều thanh thiếu niên trên địa bàn đã bị sập bẫy sang Campuchia làm việc với mức lương mỗi tháng hàng chục triệu đồng. Thủ đoạn chung của các đối tượng lừa đảo là đăng tin tuyển dụng lao động với mức lương cao trên mạng xã hội nhằm thu hút thanh niên chưa có việc làm.
Nhiều người bị lừa sang Campuchia để làm việc phi pháp. (Ảnh: Công an cung cấp).
Sau khi đến Campuchia, nạn nhân được đưa về các cơ sở làm việc khép kín. Các đối tượng bị đe dọa, ép buộc nạn nhân sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội. Những người không đồng ý làm việc sẽ bị các đối tượng lừa đảo đe dọa, đánh đập hoặc bán sang cơ sở khác.
Những trường hợp muốn bỏ việc về nhà phải liên lạc với người thân tại Việt Nam chuyển hàng trăm triệu đồng tiền chuộc. Tuy vậy, có trường hợp dù đã chuyển tiền nhưng các đối tượng lừa đảo vẫn không cho nạn nhân về quê.
Mới đây (ngày 15/11), Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giam Huỳnh Thanh Tú (30 tuổi, ngụ phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) để điều tra về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Trước đó, lợi dụng sơ hở của cơ quan chức năng trong việc tuần tra kiểm soát biên giới và sự nhẹ dạ cả tin của người dân, Tuấn đã tổ chức, hướng dẫn cho nhiều người trốn sang Campuchia lao động bất hợp pháp tại các casino.
Ngoài việc một số người ở tỉnh Quảng Ngãi bị lừa sang Campuchia lao động rồi bị cưỡng bức làm việc phi pháp cho các tổ chức lừa đảo, như đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo... trên mạng, thì thời gian gần đây cũng đã nổi lên tình trạng không ít người xuất cảnh du lịch sang Philippines rồi làm việc bất hợp pháp cho các công ty đánh bạc trực tuyến.
Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác với các hình thức giới thiệu việc làm qua mạng xã hội, nếu có nhu cầu tìm việc làm nên tìm hiểu tại các đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm được cấp có thẩm quyền cấp phép.
Phát hiện thi thể kỹ sư thủy điện Kà Tinh 1 tại hầm máy sau 18 ngày tìm kiếm Sau 18 ngày tìm kiếm, chiều 28-10, thi thể của kỹ sư 27 tuổi, người trực máy thủy điện Kà Tinh 1 bị sạt lở vùi lấp, đã được tìm thấy tại khu vực hầm máy. Vụ sạt lở tại thủy điện Kà Tinh 1, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, ngày 10-10 làm kỹ sư Nam bị vùi lấp - Ảnh: Đ.H...