Cá lạ khổng lồ bắt được ở Bến Tre: Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng
Chiều 16/5, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre Huỳnh Văn Cung cho biết: Chi cục xác định con cá “lạ” do ông Phan Văn Thái, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách bắt được là loài cá heo nước ngọt quý hiếm.
Theo đó, Chi cục đã lập biên bản yêu cầu ông Thái giữ nguyên hiện trạng không buôn bán, xẻ thịt con cá này vì đây là loài nằm trong danh sách những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao, không được phép mua bán, trao đổi dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo ông Huỳnh Văn Cung, do vô tình con cá heo mắc vào lưới của ông Thái nên không thể xử lý ông Thái về hành vi đánh bắt cá trái phép. Nếu có trung tâm nghiên cứu nhận con cá về, sẽ tự thương lượng để hỗ trợ chi phí cho gia đình lưu giữ con cá.
Ngành chức năng tỉnh Bến Tre yêu cầu ông Thái-người bắt được con cá lạ khổng lồ được cho là cá heo quý hiếm phải giữ nguyên hiện trạng con cá để chờ xử lý theo quy định. Ảnh: Huỳnh Xây (Dân Việt).
Video đang HOT
Nếu không có nơi nào nhận, Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre sẽ phối hợp chính quyền địa phương vận động gia đình chôn xác con cá và hỗ trợ kinh phí cho ông Thái chi trả xăng dầu, lưu giữ con cá thời gian qua. Hiện, Chi cục Thủy sản Bến Tre đã báo cáo Cục thủy sản để xác định chính xác tên khoa học của con cá này và hướng xử lý cụ thể.
Trước đó, rạng sáng 15/5, ông Phan Văn Thái cùng vợ thả lưới đánh bắt cá trên sông Cổ Chiên (đoạn gần cầu Cổ Chiên) đã bắt được một con cá lớn đã chết nên ông đem về nhà ướp lạnh. Con cá có màu đen huyền, dài khoảng 2,3m, chu vi quanh thân là 2,2m, nặng khoảng 150kg, bên trong miệng con cá không có răng, đầu tròn phía đỉnh đầu có một lỗ nhỏ. Người dân xung quanh cho rằng đây là loài cá heo nước ngọt (hay còn gọi là cá Nược).
Theo Thạc sĩ Vũ Long, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp (thuộc Liên Hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), con cá heo mà ông Thái bắt được là cá nược Minh Hải, là loài động vật trong danh mục các loài thủy sản quý hiếm, nguy cấp (cấp I).
Trung tâm đã chụp ảnh, lấy mẫu da để tiếp tục nghiên cứu. Đây là loài thủy sản quý hiếm, nguy cấp nên không được khai thác, vận chuyển, mua bán dưới mọi hình thức, Đoàn công tác của Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp đã giải thích, vận động gia đình ông Phan Văn Thái giao nộp cho chính quyền hoặc các cơ quan chức năng, trường đại học, Viện nghiên cứu để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
Theo Huỳnh Phúc Hậu (TTXVN)
Của hiếm ở miền Tây: Cây mít Tố Tây trái từ gốc tới ngọn, 8 tháng "chửa đẻ"
Ông Nguyễn Văn Xồi, ở ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) đang sở hữu cây mít Tố Tây 49 năm tuổi. Đây là cây mít được xem là của hiếm ở miền Tây bởi thời gian cho trái kéo dài từ tháng 11 âm lịch năm nay sang tận tháng 6 âm lịch năm sau.
Đặc biệt, cây mít của hiếm này mỗi mùa ra trái từ gốc cho tới ngọn, ra trái từng chùm lúc nhúc...
Ông Xồi bên cây mít Tố Tây ra trái từ gốc cho tới ngọn. Cây mít Tố Tây gần 50 tuổi này ra trái từng chùm như chùm nho, mỗi chùm có hàng chục trái, thậm chí không hiếm chùm mít có tới 30 trái mà trái nào cũng có múi.
Theo ông Xồi, đây là giống mít Tố Tây. Cây cho trái từ tháng 11 đến tháng 6 âm lịch hàng năm. Đặc biệt, cây cho trái từ gốc đến tận trên ngọn. Chùm trái sai nhất 30 trái, ít nhất cũng vài trái. Mỗi trái nặng từ 2-3kg. Mít Tố Tây có hạt nhưng không to, múi màu đỏ, vị rất ngọt. Giá bán mít trái Tố Tây là 10 ngàn đồng/kg.
Cây mít Tố Tây là của hiếm của gia đình ông Xồi nên năm nào bán trái cũng đắt hàng bởi sản lượng có hạn.
Chùm mít Tố Tây đạt giải nhì tại hội thi đấu xảo lần thứ 17.
"Năm 2018, tôi đem 1 chùm mít 23 trái dự Hội thi đấu xảo tại Lễ hội Cây - trái ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 17, đạt giải nhì. Hiện, tôi đang chăm sóc 1 chùm mít có số lượng trái nhiều hơn để tiếp tục dự thi đấu xảo Lễ hội Cây - trái ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 18 năm 2019 sẽ diễn ra vào tháng 6-2019. Tôi muốn cho khách tham quan được tận mắt ngắm nhìn chùm mít cho trái sai mà ít nhà vườn nào có được" - ông Xồi chia sẻ.
Theo ông Xồi, giống mít Tố Tây này chịu hạn tốt, nhu cầu nước tưới rất ít, trồng trên đất cằn, nước ô nhiễm cây vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. ặc biệt giống Tố Tây gần như không phải bón phân và dùng thuốc bảo vệ thực vật như các loại cây ăn trái khác, mỗi tuần thu hoạch một lần nên trái chín tự nhiên, da xanh, múi vàng trông rất đẹp mắt
Theo Minh Triều (Báo Đồng Khởi)
Kiếm tiền dịp Tết: Trồng cà nho Nhật bán chạy như tôm tươi Vốn là một nghệ nhân cây kiểng của làng nghề cây kiểng Chợ Lách (Bến Tre), do tuổi cao, không đủ sức khỏe để làm những loại cây kiểng lớn, cây kiểng khó nên nghệ nhân Trần Văn Thành, 78 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Thành đã nghĩ ra cách trồng những cây kiểng đơn giản theo cách ông gọi là...