Cá kho Đại Hoàng đắt hàng nhờ… internet
Là nguyên mẫu của làng Vũ Đại trong tác phẩm nổi tiếng “Chí Phèo” của cố nhà văn Nam Cao, khoảng 5 năm nay, làng Đại Hoàng, thuộc thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, H.Lý Nhân, tỉnh Hà Nam còn nổi tiếng với món “cá kho Đại Hoàng”.
Các cơ sở cá kho ở làng Đại Hoàng liên tục kho cá phục vụ khách hàng mỗi ngày – Ảnh: Văn Đông
Xuất phát từ cuộc sống khó khăn trăm bề, thiếu thốn đủ thứ, người dân Đại Hoàng kho cá thật mặn để ăn dần. Lâu dần, món cá kho này trở thành thứ không thể thiếu của người dân nơi đây với kỹ thuật kho cá ngày càng hoàn thiện. Khoảng 10 năm trước, nhiều hộ gia đình ở làng Đại Hoàng đã biến món cá kho cổ truyền của làng mình thành món quà biếu. Thấy ngon, nhiều người đã tìm đến đặt mua ăn trong dịp Tết. Tuy nhiên, cá kho Đại Hoàng chỉ thực sự phát triển nhờ áp dụng quảng bá trên internet.
Ông Trần Bá Luận, chủ cơ sở kinh doanh cá kho Trần Luận, người đầu tiên xây dựng trang web quảng bá sản phẩm cá kho Đại Hoàng, cho biết: “Chúng tôi lập trang web quảng bá sản phẩm từ năm 2009. Ngay sau đó, số lượng năm đầu bán ra chỉ được hơn 200 niêu, nhưng đến nay, nhờ quảng cáo từ trang web, mạng xã hội, số lượng bán ra có năm đến gần 1 vạn niêu cá”. Cũng nhờ trang web mà cá kho của Cơ sở Trần Luận cũng như cá kho gia truyền làng Vũ Đại đã được Google lựa chọn để đại diện cho VN tham dự chương trình “Help Small Business think Big” tại Singapore.
Video đang HOT
Từ thành công trên, các cơ sở cá kho ở xã Nhân Hậu đồng loạt tiến hành quảng bá cá kho trên mạng internet. Hiện nay, chỉ cần gõ từ khóa “cá kho Đại Hoàng” trên Google sẽ có hàng loạt các trang web quảng bá sản phẩm hiện lên.
Theo thống kê, từ khoảng trên 1.000 niêu cá bán năm 2009, đến nay mỗi năm xã Nhân Hậu bán được khoảng 8 vạn niêu cá. Riêng trong dịp Tết Nguyên đán 2014 bán được khoảng 4 vạn niêu. Cùng với khách đến tận nơi đặt hàng, nhiều cơ sở cũng mở ra hàng loạt các đại lý tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Nam Định…
Ngoài thị trường trong nước, nhờ internet, cá kho Đại Hoàng cũng đã “xuất ngoại” và gây được những ấn tượng nhất định. Dịp Tết Nguyên đán 2014, gần 300 nghìn niêu cá kho đã được chở ra nước ngoài bằng đường hàng không. Năm 2015, mặc dù còn gần 3 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng các cơ sở cá kho ở làng Đại Hoàng nói riêng, xã Nhân Hậu nói chung, đã nhận đơn đặt hàng cho gần 1 vạn niêu cá với giá từ 400 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng/niêu.
Theo Thanhnien
Nhớ gỏi cà đắng cá khô Đắk Lắk
Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả.
Nếu có một lần đặt chân đến Đắk Lắk thì bạn nhất định phải tìm ăn món cà đắng, quả cà màu xanh sọc trắng, be bé nhỏ bằng quả cà pháo và có vị đắng rất lạ. Ấy vậy mà người dân nơi đây ai nấy đều rất ghiền các món ăn làm từ thứ quả này.
Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên.
Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên.
Cà đắng có thể om nhừ cùng thịt bò hoặc cá khô, ếch đồng cùng với lá lốt và ớt hiểm xanh rất nổi tiếng ở đây. Một món có thể dễ dàng tìm thấy trong các quán ở Đắk Lắk là gỏi cà đắng cá khô.
Cà đắng được xắt mỏng ngâm qua nước muối loãng cho ra bớt nhựa đắng rồi để ráo, cá khô phải rang giòn sau đó trộn cùng gia vị vừa ăn.
Điều đặc biệt trong món này là cà đắng phải trộn cùng với quả ớt hiểm xanh rất cay và thơm vị núi rừng, kết hợp cùng với lá ngò gai thì mới đúng điệu. Khi làm không được trộn lâu sẽ làm cà đắng ra nước không ngon, cá khô cũng sẽ bị ngấm nước và mất giòn.
Gắp một miếng cho vào miệng, vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả, có lẽ chính là vị hoang dã của núi rừng mà người ăn sẽ không thể nào quên được.
Chính vì sự đặc biệt đó mà người dân nơi đây thường làm món cà đắng để đãi khách từ nơi khác đến, cho dù không phải ai cũng có thể ăn được vì vị đắng của cà. Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên.
Cà đắng được xắt mỏng ngâm qua nước muối loãng cho ra bớt nhựa đắng rồi để ráo, cá khô phải rang giòn sau đó trộn cùng gia vị vừa ăn
Theo Thanhnien
Củ nghệ - gia vị làm nên những món ăn ngon Theo Đông y, củ nghệ là một loại dược liệu có tên gọi khác là Khương Hoàng, vị cay, đắng, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan ứ, giảm đau... Không chỉ có thế, nghệ còn là một trong những gia vị tuyệt vời cho rất nhiều món ăn, đặc biệt là món ăn của miền Bắc. Từ cá kho, thịt...