Cá kèo tăng giá, người nuôi lãi đậm
Từ cuối tháng 3 đến nay, giá cá kèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu liên tục tăng cao. Nghề nuôi cá kèo thâm canh tại Bạc Liêu đã phát triển từ nhiều năm nay, nhưng chưa bao giờ người nuôi lại trúng giá như hiện tại.
Ông Trương Văn Vẹn, xã Phong Thạnh, thị xã Giá Rai hiện đang thả nuôi có gần 1,5 ha cá kèo đang chuẩn bị vào giai đoạn thu hoạch. Theo tính toán của ông Vẹn, với mức giá như hiện nay, trừ đi chi phí, vụ thả nuôi này gia đình ông mang về lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Với mức lợi nhuận này, tất cả những nông dân nuôi cá kèo tại Bạc Liêu đều vô cùng phấn khởi.
Nông dân lãi đậm vì cá kèo tăng giá.
Lý giải nguyên nhân cá kèo tăng giá, theo các thương lái, thời gian gần đây, do nhu cầu tiêu thụ cá kèo tươi cũng như khô cá kèo tăng cao, trong khi nguồn cung khan hiếm là nguyên nhân chính dẫn đến cá kèo tăng giá.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Tiến, hộ nuôi cá kèo ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải cho biết, gia đình gắn bó với nghề nuôi cá kèo gần 10 năm, nhưng chưa khi nào giá cá kèo tăng cao nhu lúc này. Hiện cá kèo được thương lái thu mua tại ao với giá dao động từ 180.000 – 220.000 đồng/kg, cao hơn từ 90.000 – 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Với mức giá này, người nuôi cá kèo thu lãi khá cao.
Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi cá kèo lớn nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với mô hình nuôi thâm canh trong các ao nuôi tôm được cải tạo lại và nuôi trên ruộng làm muối. Hầu hết diện tích nuôi cá kèo của tỉnh tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu. Do hiệu quả kinh tế thiếu bền vững nên diện tích nuôi cá kèo thời gian qua không giữ được ổn định. Từ gần 1.000 ha nuôi cá kèo trong những năm trước, tỉnh Bạc Liệu hiện chỉ còn hơn 400 ha nuôi cá kèo thâm canh.
Video đang HOT
Ông Hồ Thanh Tuấn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải, một trong những địa phương có diện tích nuôi cá kèo chủ lực của tỉnh Bạc Liêu cho biết, toàn huyện hiện có gần 100 ha cá kèo, giảm nhiều so với vụ mùa trước. Nguyên nhân một phần do dịch bệnh trên cá kèo, một phần do giá cá kèo nuôi rớt giá, trong khi giá thức ăn tăng cao, vì nhiều lý do; trong đó, nhiều hộ nuôi cá kèo treo ao hoặc chuyển sang nuôi loại thủy sản khác vì sợ thua lỗ. Bên cạnh đó, nguồn con giống cá kèo giảm đáng kể, cung không đủ cầu, nhiều người muốn thả nuôi với diện tích lớn cũng không có con giống.
Đây là một trong những loài thủy sản đặc trưng của vùng ven biển các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thịt cá kèo ngon và dễ chế biến thành nhiều món ngon như nướng muối ớt, kho hoặc nấu canh chua. Đặc biệt thời gian gần đây, chế biến khô cá kèo trở nên thu hút người tiêu dùng trong và ngoài nước, được nhiều địa phương lựa chọn xây dựng sản phẩm OCOP.
Cá kèo nuôi khoảng 4-5 tháng là có thể cho thu hoạch với trọng lượng khoảng 50 con/kg. Mặc dù nguồn giống còn phụ thuộc từ nguồn tự nhiên, nhưng cá kèo có thể nuôi được quanh năm. Giá cá kèo tăng cao là tín hiệu vui cho người nuôi.
Tuy nhiên, theo ngành chức năng, để tránh nguồn cung vượt cầu gây ra những biến động giá trên thị trường, bà con không nên vì lợi nhuận trước mắt mà phát triển ồ ạt diện tích nuôi. Đồng thời khi thả nuôi phải chú ý phòng chống một số loại bệnh thường xuất hiện trên cá kèo như: tuột nhớt, bệnh trắng đuôi, bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas… để mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.
Những công trình 'làm nghèo' đất nước: Dang dở tuyến đường 195 tỉ đồng
Khởi công từ năm 2011, dự án tuyến đường vào bản Cà Moong (xã Lượng Minh, H.Tương Dương, Nghệ An) đã phải dừng lại giữa chừng sau khi đã đầu tư 72 tỉ đồng vì không có vốn và hiệu quả kinh tế mang lại quá ít.
Tuyến đường nối từ bản Côi đến bản tái định cư Cà Moong (xã Lượng Minh) dài hơn 18 km, được khởi công từ năm 2011 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước với kinh phí đầu tư khoảng 195 tỉ đồng. 167 hộ dân ở bản Cà Moong từng hy vọng con đường này sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh bị cô lập giữa núi rừng và lòng hồ thủy điện Bản Vẽ sau khi thủy điện này tích nước. Thế nhưng, sau 11 năm khởi công, tuyến đường mới chỉ thi công nền đường và một vài hạng mục khác thì bỏ dở và "đắp chiếu" cho đến nay.
Nền của tuyến đường đã mở đoạn qua bản Côi (xã Lượng Minh) bị thu hẹp, rất khó qua lại bằng xe máy. Ảnh K.HOAN
Không có đường bộ để đi, người dân bản Cà Moong muốn ra trung tâm xã phải mất 3 chặng, gồm khoảng 40 phút đi bộ ra bến đò, 30 phút chạy thuyền máy và thêm 10 phút chạy xe máy. Một người dân ở bản Cà Moong cho biết, khi chưa có thủy điện Bản Vẽ, người dân của bản có đường bộ để đi lại. Nhưng, sau khi đến khu tái định cư để nhường đất cho thủy điện Bản Vẽ làm lòng hồ chứa nước, người dân chỉ còn cách đi thuyền để ra trung tâm xã do đường đi trước đó đã bị chìm dưới lòng hồ.
Trong khi đó, con đường từ bản Côi vào bản Cà Moong làm dở dang rồi dừng nhiều năm nay nên người dân cũng không sử dụng được. Riêng vào mùa nắng có thể chạy xe máy hoặc đi bộ nhưng cũng rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian, vì mặt đường quá xấu và nhiều điểm đã bị sạt lở. Do lâu ngày bỏ không, nền đường nhiều điểm đã bị mưa lũ làm xói lở, bị thu hẹp, cây cối mọc trở lại um tùm.
"Kinh phí đã bỏ ra để làm đường nếu dùng để mua thuyền cho người dân đi lại thì hiệu quả hơn nhiều", một người dân ở bản Cà Moong nói.
Kiến nghị "khai tử"
Ông Vi Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Lượng Minh, cho biết do dự án làm dở dang, địa hình núi dốc nên hiện nay nhiều đoạn đường đã mở vào bản Cà Moong cũng đã bị sạt lở, hỏng nền đường. Chạy xe máy cũng rất khó khăn và nguy hiểm nên người dân phải chọn phương án đi lại bằng thuyền. Người dân ở đây đều là người dân tộc Khơ Mú và Thái nên cuộc sống rất khó khăn.
"Xã đã nhiều lần kiến nghị huyện, tỉnh bố trí nguồn vốn để thi công tiếp, nhưng nhiều năm rồi vẫn chưa thể thi công tiếp do kinh phí quá lớn. Chúng tôi cũng mong muốn nếu không có kinh phí để thi công đường, thì cho cải tạo lại nền đường đất để người dân có thể chạy xe máy, nhưng đến nay vẫn chưa thể bố trí được kinh phí", ông Hùng nói.
Theo ông La Văn Thái, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng H.Tương Dương, dự án này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 6 miền núi với tổng chiều dài hơn 18 km. Công trình mới chỉ bố trí, giải ngân hơn 72 tỉ đồng. Ban đầu, dự án dự kiến hoàn thành trong vòng 30 tháng nhưng do không bố trí được nguồn vốn, công trình phải dừng thi công. Đến nay, dự án mới chỉ hoàn thành xong hạng mục nền đường và một số công trình trên tuyến, các hạng mục còn lại như mặt đường, cống, hệ thống an toàn giao thông... chưa thi công. Do không bố trí được vốn, năm 2021, UBND H.Tương Dương đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Nghệ An và Sở KH-ĐT Nghệ An xem xét cho dừng thực hiện dự án.
Ai chịu trách nhiệm ?
Ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Huyện ủy Tương Dương, cho biết dự án phải dừng do kinh phí quá lớn và thuộc trường hợp phải cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết 11/2011 của Chính phủ. Hiện H.Tương Dương đang chờ bố trí lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình khác để làm nhưng cũng rất khó khăn vì nguồn vốn quá hạn hẹp.
Ông Hải cũng thừa nhận dự án này kinh phí quá lớn, rất tốt về mặt xã hội nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao vì chỉ phục vụ cho người dân 1 bản, trong khi người dân đang có đường sông để đi lại. Ông Hải cũng cho rằng, chủ đầu tư thủy điện Bản Vẽ cũng phải chịu trách nhiệm trong dự án này, do sau khi di dời dân theo hình thức di vén (di dân từ vùng thấp lên cao), chủ đầu tư gần như bỏ mặc, nhà nước đã phải bỏ tiền để làm con đường này cho dân đi, nhưng dự án đã phải dừng vì thiếu vốn.
Càng đước là con gì mà một ông nông dân Hậu Giang nuôi la liệt trong hầm, bắt bán ra cung không đủ cầu? Hộ của anh Nguyễn Ngọc Trị, ở ấp 8 xã Long Trị, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó chỉ tận dụng hơn 20 m2 đất quanh nhà xây hầm nuôi càng đước nhưng đem lại nguồn lợi đáng kể Từ việc nuôi con càng đước, bán và tự ương giống càng...