Cá hồ sông Sào được người dân săn đón
Hồ sông Sào không chỉ là công trình thủy lợi lớn nhất Nghĩa Đàn (Nghệ An) cung cấp nước tưới cho hơn 6.000 ha đất nông nghiệp mà còn còn phát triển nghề nuôi cá lòng hồ. Cá sông Sào chắc thịt, thơm ngon nên được nhiều người săn đón.
Thuyền đánh cá trên sông Sào.
Mặc dù trời nắng nóng 37, 38 0C nhưng 12 giờ trưa vẫn có nhiều người đứng chờ thuyền đánh cá ở hồ sông Sào vào bờ để mua.
Chị Nguyễn Thị Thanh – người bán cá ở xã Nghĩa Minh, Nghĩa Đàn cho biết: cá sông Sào thịt dai, ngon nên người dân rất thích mua. Mỗi ngày tôi đến bến 2 lần để chờ mua cá về bán, mỗi lần đến đây nhiều chỉ lấy được 10kg, không thì chỉ 5kg. Đưa đến chợ là người dân tranh nhau lấy hết. Trời nắng, nhu cầu mua cá cao hơn trong khi sản lượng đánh bắt giảm nên phải chờ mãi. Mỗi ngày các thuyền đánh cá chỉ chỉ đánh được 2-3 tạ cá.
Đưa cá lên bờ
Mỗi ngày ở hồ Sông Sào có 5 đến 6 thuyền đánh cá. Công việc của những thợ đánh cá bắt đầu từ 3 giờ sáng đến 6 giờ sáng đưa cá về nhập; sau đó lại tiếp tục đánh bắt đến 1 giờ chiều.
Anh Hoàng Văn Dương, thợ đánh cá xóm 8 xã Nghĩa Lâm cho biết: tôi làm nghề đánh cá ở đây đã lâu năm, công việc khá vất vả vì phần lớn thời gian ở trên hồ, nhất là những ngày nắng nóng như thế này. Ngày nào đánh được nhiều thì được 70 kg, còn lại chỉ được 20 kg. Những ngày tiết tiết nắng nóng thì sản lượng đánh bắt giảm. Công việc này mỗi tháng tôi thu được khoảng 4-5 triệu đồng.
Video đang HOT
Cá mè tự nhiên đánh bắt được ở hồ sông Sào.
Với dung tích trữ lượng nước hơn 51 triệu m3 trên lưu vực 132km2, hồ Sông Sào là môi trường tốt để phát triển nguồn lợi cá. Cá Sông Sào đang được coi là đặc sản giá rẻ ở Nghĩa Đàn.
Theo Đinh Thùy (Báo Nghệ An)
Quy trình chứng nhận thực phẩm an toàn theo chuỗi
Từ ngày 5.5, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN công bố chương trình "Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch". Theo đó, đã có 69 địa chỉ đầu tiên được xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi. Vậy để được chứng nhận là "địa chỉ xanh", các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần những điều kiện gì?
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) đã chính thức công bố một số điều kiện, thủ tục như sau:
Đối tượng cấp giấy xác nhận
Sản phẩm được xác nhận là sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn bán tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm (cửa hàng, quầy hàng tại chợ, siêu thị...).
Chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm có nhu cầu, tự nguyện đăng ký để được xác nhận.
Su su Tam Đảo, 1 trong 69 địa chỉ xanh được chứng nhận đầu tiên. Ảnh: Trần Quang
Điều kiện để được xác nhận
Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm kết nối giữa cơ sở sản xuất với cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm:
- Cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác/nuôi trồng thủy sản) được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận GAP hoặc tương đương. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển (đến cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng) được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định và kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.
Đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng:
- Cơ quan chức năng kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại công đoạn sản xuất sản phẩm cuối cùng trước khi cung cấp thực phẩm ra thị trường.
- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định và kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.
Cơ quan xác nhận
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh, thành phố hoặc cơ quan được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản trong trường hợp địa phương chưa thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (địa chỉ liên hệ chi tiết xin vui lòng truy cập vào Báo điện tử Dân Việt: danviet.vn).
Các bước cấp giấy xác nhận
Cơ sở bày bán sản phẩm đăng ký với cơ quan cấp giấy xác nhận nêu tại mục 3 ở trên để được xem xét cấp giấy. Khi đăng ký, doanh nghiệp cung cấp bản photo giấy chứng nhận GAP hoặc tương đương hoặc bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn (cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ), chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng.
Cơ quan kiểm tra căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký của cơ sở bày bán sản phẩm và kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát để cấp giấy xác nhận.
Kiểm soát sau xác nhận
Định kỳ, cơ quan cấp giấy xác nhận đi thẩm tra thực tế việc tuân thủ các nội dung đã được cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn và lấy mẫu phân tích. Trường hợp phát hiện không tuân thủ quy định sẽ bị thu hồi giấy xác nhận đã cấp cho cơ sở.
Danh sách các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản: Xem tại đây
Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản: 69 địa chỉ vẫn còn rất nhỏ Danh sách 69 địa chỉ xanh này mới chỉ là rất nhỏ trong số các đơn vị sản xuất xanh - sạch. Trong thời gian tới, số lượng này chắc chắn sẽ tăng lên. Để trở thành địa chỉ xanh, thứ nhất sản phẩm phải có nguồn xuất xứ rõ ràng trên nhãn, bao bì. Thứ hai chỉ có các sản phẩm từ các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, các cơ sở sơ chế, chế biến, chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Với các cơ sở nhỏ lẻ phải cam kết có các chứng nhận đảm bảo, tiêu chuẩn VietGAP hay các chứng nhận khác... cũng được chứng nhận đủ điều kiện an toàn. Việc kinh doanh thực phẩm an toàn bằng những hoạt động truyền thông như hiện nay, các cơ sở sản xuất họ sẽ quan tâm đến chất lượng hơn nữa, tham gia các sản phẩm an toàn cung cấp theo chuỗi. Càng nhiều người quan tâm, giá thành sẽ càng giảm hơn. Lê San (ghi)
Theo Danviet
Hơn 20 tỉnh, thành phía Nam tìm đầu ra cho nông sản sạch Ngoài việc kết nối cung, cầu thực phẩm an toàn, các sở ngành của 21 địa phương phía Nam còn "bắt tay" xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư, thương mại nhằm hình thành cơ sở dữ liệu chung của 21 tỉnh thành, tạm gọi là "mô hình 1 20". Ngày 17.5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM...