Cá heo ốm nặng, chết hàng loạt nghi do sự cố tràn dầu nghiêm trọng
Xác của ít nhất 14 con cá heo trôi dạt vào bờ biển Mauritius sau khi một tàu Nhật Bản làm tràn hơn 1 tấn nhiên liệu ra biển vào tháng trước.
Ngoài ra, còn có một số con cá heo Electra khác bị mắc cạn trên bờ và có dấu hiệu ốm nặng.
“Đây là một ngày tồi tệ. Chúng tôi đang chứng kiến những con cá heo này bơi lên bờ, gặp nạn rồi chết. Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến cái chết của loài động vật biển có vú thông minh này như vậy. Chưa bao giờ”, nhà tư vấn môi trường Sunil Dowarkasing cho biết.
Theo ông Dowarkasing, các chuyên gia đang tiến hành xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra cái chết của lũ cá heo.
Xác của nhiều con cá heo trôi dạt vào bờ biển sau sự cố tràn dầu. (Ảnh: EPA)
“Tôi nghĩ có 2 khả năng. Hoặc chúng chết do hàng tấn nhiên liệu tràn ra biển hoặc bị nhiễm độc bởi các vật liệu độc hại trên con tàu bị chìm ngoài khơi“, ông này cho hay,
Trước đó hôm 25/7, tàu MV Wakashio, chở khoảng 4 tấn nhiên liệu của Nhật Bản bị mắc cạn trên rạn san hô thuộc vùng biển Mauritius.
Bị sóng đánh nhiều ngày, thân tàu bị nứt, làm rò rỉ hơn 1 tấn nhiên liệu xuống vùng nước ở khu vực đầm phá Mahebourg, gây ô nhiễm các vùng rừng ngập mặn, đầm lầy và một hòn đảo nhỏ vốn là khu bảo tồn chim và động vật hoang dã.
Tới ngày 16/8, con tàu bị gãy làm đôi. Phần đầu tàu nhỏ hơn bị kéo ra vị trí cách bờ khoảng 10km và nhấn chìm tại đó. Trong khi đó, phần đuôi tàu vẫn ở nguyên nơi nó bị mắc cạn.
Tổ chức môi trường Greenpeace gọi vụ đâm tàu là một sự kiện đáng buồn và đáng báo động với người dân Mauritius và sự đa dạng sinh học của đảo quốc này.
Greenpeace cũng cảnh báo, tác động lâu dài của sự cố tràn dầu có thể sẽ ảnh hưởng đến cá voi, rùa, chim biển và nhiều sinh vật biển trong khu vực trong một thời gian dài.
'Con mắt của hành tinh' đang bị hư hại nghiêm trọng
Dù trước đó, kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất đã gặp nhiều sự cố khác nhau nhưng thiệt hại lần này được cho là nghiêm trọng nhất mà Arecibo phải gánh chịu.
Trước khi Trung Quốc chế tạo Sky Eye, danh hiệu kính thiên văn lớn nhất thế giới thuộc về Arecibo ở Puerto Rico, vùng biển Caribe (Mỹ). Nơi đây đã theo dõi các tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ trong nửa thế kỷ, cung cấp cho hàng nghìn nhà thiên văn vô số dữ liệu quan sát.
Kính thiên văn vô tuyến Arecibo
Tuy nhiên, vào đầu tháng 8 năm nay, một sợi cáp thép đỡ bất ngờ bị sập, đánh dấu "vết thương" dài 30 mét trên bề mặt phản xạ khổng lồ mang tính biểu tượng của Arecibo. Đây chính là "vũ khí" lợi hại để con người phát hiện ra nền văn minh ngoài Trái đất.
Bị hư hại nghiêm trọng
Kính viễn vọng Arecibo sử dụng miệng núi lửa được hình thành bởi đá vôi trong thung lũng bị ăn mòn bởi nước chảy. Nó bao gồm một đĩa ăng ten hình cầu (bề mặt phản xạ chính) và ngôi nhà tròn nặng 75 tấn là nơi chứa các bề mặt phản xạ thứ hai, thứ ba của Arecibo, cũng như các máy phát radar và máy thu vi sóng.
"Con mắt của hành tinh" đang bị hư hại nghiêm trọng
Một trong những nhiệm vụ chính của Arecibo là thu nhận sóng vô tuyến từ các thiên thể khác nhau trong vũ trụ và chảo của nó là bề mặt phản xạ chính tập hợp các tín hiệu này. Bộ phận quan trọng nhất này đã bị hư hại nghiêm trọng và hoạt động của toàn bộ kính thiên văn đã dừng lại.
Hiện vẫn chưa rõ lý do khiến cáp hỗ trợ bị đứt. Zenaida Kotala, trợ lý của Phó Chủ tịch Đại học Central Florida, người phụ trách quản lý Arecibo, nói rằng họ hiện đang tìm nguyên nhân và các kỹ sư sẽ cố gắng bảo trì, khôi phục hoạt động của kính thiên văn càng sớm càng tốt.
Trung tâm quan sát thiên văn
Mặc dù Arecibo không còn là kính thiên văn vô tuyến lớn nhất trên thế giới, nhưng nó vẫn là một công cụ quan trọng để các nhà thiên văn khám phá vũ trụ kể từ khi được xây dựng vào năm 1963, không ngừng làm mới sự hiểu biết của con người về không gian bên ngoài.
Tuy nhiên, chức năng nổi tiếng nhất của Arecibo có thể là tìm kiếm nền văn minh ngoài hành tinh. Năm 1974, Frank Drake, khi đó là giám đốc Đài quan sát Arecibo và đồng nghiệp của ông, nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan, đã sử dụng kính viễn vọng vô tuyến này để truyền thông tin giữa các vì sao đầu tiên trên thế giới tới một thiên hà cách Trái đất 12.000 năm ánh sáng. Kể từ đó, Arecibo luôn "lắng nghe" những tín hiệu có thể đến từ các nền văn minh ngoài hành tinh.
Thông điệp đầu tiên được con người gửi đến vũ trụ thông qua Arecibo.
Trên thực tế, Arecibo đã đóng một vai trò quan trọng trong chương trình bảo vệ hành tinh của NASA - mục tiêu của họ là theo dõi và xử lý các thiên thể có thể đe dọa sự an toàn của trái đất.
Sự cố mới đây có thể là thiệt hại nghiêm trọng nhất mà Arecibo phải gánh chịu, nhưng kính viễn vọng vô tuyến lớn trước đó đã không gặp nhiều may mắn.
Năm 2014, một trận động đất làm hư hỏng một dây cáp thép. Năm 2017, cơn bão Maria quét qua nhiều hòn đảo ở vùng biển Caribe, Puerto Rico bị tàn phá và Arecibo cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vào thời điểm đó, các nhà thiên văn học trên khắp thế giới đang nháo nhào để quan sát thiên thể ngoài mặt trời đầu tiên đi vào hệ mặt trời. Sự vắng mặt của Arecibo đã khiến nhiều nhà thiên văn bỏ lỡ cơ hội quan sát hiếm có này.
Chuyên gia Liên Hợp Quốc đến Mauritius hỗ trợ xử lý sự cố tràn dầu Nhóm chuyên gia của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đến quốc đảo Mauritius để hỗ trợ ngăn chặn sự cố tràn dầu. Khoảng 1.180 tấn nhiên liệu đã bị rò rỉ từ tàu chở hàng MV Wakashio. Theo đó, các đội cứu hộ đang tiến hành bơm hút nhiên liệu từ tàu chở hàng MV Wakashio thuộc sở hữu của Nhật Bản, bị...