Ca hát, nhảy múa, cám ơn…: câu chuyện từ những ban công mùa dịch
Thời COVID-19, ban công đã trở thành một nơi giao tiếp của mọi người. Trên ban công, người ta tổ chức các buổi hòa nhạc, biểu diễn khiêu vũ…. và bày tỏ niềm hy vọng và lòng biết ơn.
Dưới đây là hình ảnh của mọi người cùng gia đình, bạn bè cổ vũ từ ban công và cửa sổ mà tờ Insider ghi được:
Nhảy múa, cổ vũ và ca hát có thể được nghe và nhìn thấy từ ban công trên khắp California, Mỹ.
Nhân viên y tế tham gia trong tiếng vỗ tay ở Madrid, Tây Ban Nha.
Một gia đình rung chuông, đập nồi và chảo, cùng nhau cổ vũ từ ban công ở New Delhi, Ấn Độ.
Với hơn 170.000 ca nhiễm ở Tây Ban Nha, ban công đã trở thành nơi bày tỏ niềm hy vọng.
Mọi người vung chân ra ngoài ban công ở Frankfurt, Đức.
Đô thị Sint-Pieters-Leeuw ở Bỉ cũng đã bắt xu hướng này.
Cô bé ở Ấn Độ cầm tờ giấy viết: “Không ai nên đi ra đường”, bằng tiếng Hindi.
Phụ nữ cổ vũ tại nhà của họ ở Rome, Ý.
Người dân New York (Mỹ) cổ vũ và vỗ tay từ ban công mỗi ngày vào lúc 7 giờ tối.
Video đang HOT
Mọi người bước ra ban công để cổ vũ cho nhân viên y tế ở Modiin, Israel.
Cậu bé ở Barcelona, Tây Ban Nha, cổ vũ từ ban công của gia đình. Trên biểu ngữ là câu “ cảm ơn.”
Ở một thành phố khác tại Tây Ban Nha, nhân viên y tế cảm ơn cộng đồng vì sự hỗ trợ của họ.
Người dân ở New Delhi, Ấn Độ, thắp nến để thể hiện sự hy vọng trong “cuộc chiến” chống lại COVID-19.
Trong thời gian cách ly kéo dài 21 ngày tại Johannesburg, Nam Phi, cư dân vẫy tay và cổ vũ cho nhau.
Một gia đình ở Madrid, Tây Ban Nha, cổ vũ, vỗ tay và chơi đàn ukulele để cảm ơn nhân viên y tế.
Một gia đình tại ban công của họ ở Brussels, Bỉ.
Cô gái vỗ tay ở Milan, Ý.
Chương trình cổ vũ ở Malaga, Tây Ban Nha, được phối hợp thực hiện thông qua kêu gọi trên các mạng xã hội.
Ở Mumbai, Ấn Độ, mọi người vỗ tay, cổ vũ và đập chảo để cảm ơn các nhân viên y tế.
Góc nhìn từ trên cho thấy một người đàn ông đang cổ vũ ở Pamplona, Tây Ban Nha.
Hà My
"Sóng" khắp thế giới dội ngược về ông Trump sau quyết định cắt tài trợ WHO
Ngày 15.4 nhiều quốc gia trên thế giới đã đồng loạt phản ứng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm ngừng tài trợ WHO.
Trong khi đó, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng hành động của Mỹ có thể gây nguy hiểm cho nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn Covid-19.
Liên minh châu Âu (EU) cho rằng, ông Trump không có lý do gì để dừng tài trợ cho WHO trong thời điểm này và kêu gọi các hành động thúc đẩy hợp tác hơn là chia rẽ.
Người đứng đầu cơ quan đối ngoại của EU - ông Josep Borrell, cho biết, 27 nước EU quan ngại sâu sắc về việc Mỹ dừng tài trợ cho WHO và rằng Tổ chức Y tế Thế giới đang cần nhiều tiền hơn bao giờ hết để đối phó với Covid-19.
Ông Borrell cho rằng, chỉ bằng cách đoàn kết, thế giới mới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 lần này.
Mặc dù là đồng minh truyền thống của Mỹ, nhưng từ lúc ông Donald Trump lên nắm quyền, EU đã nhiều lần thể hiện động thái không ủng hộ nước Mỹ.
Trên toàn thế giới, Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 2 triệu người và khiến hơn 127.000 người tử vong.
Nhiều nước cho rằng Mỹ không nên dừng tài trợ cho WHO vào thời điểm này (ảnh: AP)
Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết, ông hiểu và đồng cảm với một số chỉ trích của Tổng thống Trump đối với WHO nhưng Úc vẫn sẽ tiếp tục tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới.
"Chúng tôi vẫn sẽ hợp tác chặt chẽ với WHO. Tuy nhiên, họ cũng không thể hoàn toàn tránh khỏi những chỉ trích", ông Morrison phát biểu trên kênh Perth Radio.
Ngoại trưởng Đức - ông Heiko Maas, cũng tỏ ra không hài lòng với động thái của Tổng thống Trump.
"Đổ lỗi không giúp ích được gì. Covid-19 là loại virus không có biên giới. Chúng ta phải hợp tác chặt chẽ để chống lại dịch bệnh này. WHO cần thêm tài trợ để phát triển và phân phối các bộ xét nghiệm virus, cùng với đó là vắc xin", ông Heiko Maas cho biết.
"Hà Lan đã tăng thêm tài trợ cho WHO. Đây không phải lúc để giữ tiền lại. Sau khi đại dịch được kiểm soát, chúng ta có thể có nhiều điều để nói, còn hiện tại thì hãy tập trung vào việc khắc phục cuộc khủng hoảng này", bà Sigrid Kaag - Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại và Hợp tác phát triển Hà Lan, đăng trên Twitter.
Một cựu chiến binh người Brazil hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 (ảnh: Reuters)
Bà Devi Sridhar, Giám đốc Chương trình quản trị y tế toàn cầu tại Đại học Edinburgh (Anh), gọi quyết định của ông Trump là "rất có vấn đề", nhấn mạnh thêm rằng cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đang đi đầu trong các nỗ lực giúp các nước kém phát triển chống lại Covid-19.
"WHO đang cố gắng để giúp đỡ các quốc gia khác và đi đầu trong những nỗ lực chống đại dịch. Đây chính xác là thời điểm họ cần nhiều tiền hơn chứ không phải là cắt giảm", bà Sridhar nói.
Tại Bắc Kinh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Triệu Lập Kiên, cho biết, nước này quan ngại sâu sắc về quyết định ngừng tài trợ cho WHO của Tổng thống Mỹ.
"Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về quyết định ngừng đóng góp cho ngân sách WHO của Washington... Hành động của Mỹ sẽ làm suy yếu khả năng của WHO trong ứng phó với đại dịch. Đặc biệt là tác động tiêu cực đến những quốc gia kém phát triển", ông Triệu Lập Kiên phát biểu.
Tổng Giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đăng trên Twitter sau phát biểu dừng tài trợ của ông Trump: "Không có thời gian để lãng phí. Mục tiêu của WHO là làm việc để phục vụ tất cả mọi người và ngăn chặn đại dịch Covid-19".
Người dân tại Italia ra đường sau khi chính phủ cho mở lại một số cơ sở kinh doanh (ảnh: Straitstimes)
Trong cuộc họp báo về dịch Covid-19 vào ngày 15.4, ông David Nabarro - đặc phái viên của WHO về covid-19 đã bày tỏ quan điểm của mình.
"Chúng tôi muốn nói rằng mọi người làm ơn hãy kiên nhẫn. Hãy tập trung chiến đấu với dịch bệnh và để dành những lời buộc tội cho sau này. Nếu trong tình hình hiện tại, bạn muốn rút tài trợ hay đưa ra những cáo buộc đối với WHO thì hãy nhớ rằng, đây không chỉ là WHO, đây là toàn thể cộng đồng y tế thế giới", ông David Nabarro tuyên bố.
Nước Anh sẽ không làm theo Tổng thống Trump trong vấn đề tài trợ cho WHO, người phát ngôn của Thủ tướng Anh nhấn mạnh.
"Quan điểm của chúng tôi là Anh không có kế hoạch dừng tài trợ cho WHO. Tổ chức Y tế Thế giới có vai trò quan trọng trong việc dẫn đầu các phản ứng về sức khỏe toàn cầu. Covid-19 là thách thức chung đối với toàn thế giới và chúng ta cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa", người phát ngôn của Thủ tướng Anh tuyên bố.
Đào huyệt cho những nạn nhân của dịch Covid-19 (ảnh: Reuters)
Ấn Độ cũng bày tỏ sự không hài lòng đối với quyết định của Tổng thống Mỹ.
"Hiện tại, những nỗ lực và sự chú ý của chúng ta nên tập trung hoàn toàn vào đối phó với Covid-19. Sau khi giải quyết được cuộc khủng hoảng này, chúng ta có thể xem xét lại các vấn đề", tờ Sputnik dẫn nguồn từ chính phủ Ấn Độ cho hay.
Nga cho rằng, hành động ngừng tài trợ cho WHO của Mỹ là "đáng trách" trong bối cảnh dịch bệnh lây lan.
"Chúng tôi cho rằng thông báo của Washington về việc dừng tài trợ cho WHO là đáng quan ngại. Đó là dấu hiệu thể hiện sự ích kỷ của Mỹ đối với những gì đang xảy ra trên giới do đại dịch. Một cú giáng như vậy đối với WHO trong khi cộng đồng quốc tế nên quan tâm nhiều hơn tới tổ chức này là đáng trách và đáng lên án. Mỹ nên dừng công kích WHO và hãy học cách hành xử có trách nhiệm", Thứ trưởng Ngoại giao Nga - ông Sergei Ryabkov, phát biểu trên kênh TASS.
Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi đăng trên Twitter: "Hơn bao giờ hết, thế giới cần sự lãnh đạo của WHO để ứng phó với đại dịch Covid-19. Trách nhiệm của chúng tôi là đảm bảo cho WHO có thể thực hiện nhiệm vụ của mình".
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Sau điềm báo 'hoàng yến trong mỏ than', nhiều ổ dịch mới nổ ra ở Mỹ Các điểm bùng phát mới nổi lên khắp nước Mỹ, không chỉ ở các khu vực đô thị lớn mà còn vùng đồng bằng với số ca nhiễm mới không ngừng tăng, cho thấy đại dịch vẫn còn rất phức tạp. Khi tốc độ lây nhiễm bắt đầu chững lại ở New York và California đã thành công trong việc ngăn chặn sự...