Cả gia đình trong 3m2
5g chiều. ến giờ nấu cơm. Dù đã có bóng điện nhưng màu vàng nhức nhối của cái đèn điện nhỏ càng làm cho không gian bé tẹo dưới gầm cầu thang của một dãy nhà tập thể gần trăm năm ở ngõ 33 Hàng Vải (P.Hàng Bồ) thêm chật hẹp.
Ở ngoài kia là chiều, ánh nắng còn chưa tắt, nhưng trong đây, ở gầm cầu thang này đã là đêm. Tối kịt nếu tắt điện. Trong cái khoảng không gian chỉ hơn 3m2 đó là nơi gia đình bà Hoàng Thị Dung (52 tuổi) ở 18 năm nay.
Một người 1m2!
“ến ngay cả nấu nước tôi phải đun nước nhờ bên chùa thì làm gì có cái bếp cho đàng hoàng. Có 3m2 bé tẹo, mỗi người được 1m2, chưa kể đồ đạc lỉnh kỉnh” – bà Dung chép miệng bảo. Lấy nhau 18 năm, vợ chồng bà Dung chỉ có mỗi cô con gái năm nay học lớp 11 Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba ình). “Chỉ vì nhà cửa chật chội quá nên vợ chồng tôi sợ, không dám sinh thêm đứa nữa. Bát cơm sẻ đôi mỗi đứa một nửa còn được, nhưng không thể nằm chồng lên nhau mà ngủ”.
Bà Dung là người Hưng Yên. Chồng bà, ông Hà ình Thành (56 tuổi), là trai phố cổ. Bố mẹ ông có tám người con. Cả nhà mười người ở trong một không gian chỉ 16m2! Cán bộ phường Hàng Bồ thấy thương, cho mẹ ông được sử dụng gầm cầu thang của dãy nhà tập thể làm nơi để củi.
Cô gái Hưng Yên lấy chàng trai phố cổ thông qua mai mối. Sau ba đêm ngủ trong phòng tân hôn nhỏ nhưng gọn gàng, sạch sẽ, người vợ trẻ hụt hẫng nuốt nước mắt khi biết đó là căn phòng… thuê của một gia đình hàng xóm! Gầm cầu thang vốn dùng để chứa củi mới là chỗ ăn ngủ chính thức của đôi uyên ương. “Nhìn gầm cầu tối om, bẩn thỉu tôi rùng mình, tủi thân chảy nước mắt. Tôi không ngờ lấy chồng Hà Nội lại ở cái chỗ như vậy. Nhưng thân gái như hạt mưa sa, thôi thì đành nhắm mắt mà ở”, bà Dung buồn buồn tủi tủi nhớ lại cảm xúc hỗn độn khi đứng trước gầm cầu thang phủ đầy bóng tối, nơi vợ chồng bà sẽ ở.
Và người vợ trẻ khi đó không thể ngờ đó là nơi gắn bó với gia đình mình 18 năm và hơn thế nữa… Ngày về nhà chồng, mẹ chồng cho ba cái bát yêu. Cô dâu chỉ mang về ba bộ quần áo. Người bạn thân của chồng cho mấy cái nồi xoong, hai đôi đũa, mấy cái bát to, bát con, thau rửa mặt… ôi vợ chồng dọn ra ăn riêng ở gầm cầu thang. “Nhà” lúc nào cũng tối mò 24/24 giờ như đêm 30. “Suốt cả năm tôi vẫn chưa quen. Ở quê rộng rãi quen rồi. Khi đó cầu thang này gỗ đã mủn, người đi trên ở dưới nghe cứ rầm rập suốt ngày đêm, ọp ẹp như muốn sập” – bà Dung kể.
Video đang HOT
Mẹ con bà Dung trong căn nhà 3m2 – Ảnh: My Lăng
ã thế, gầm cầu thang lúc nào cũng ướt lép nhép do gỗ đã cũ, xuống cấp trầm trọng. Người dân ở trên mỗi lần xách nước lại làm tung tóe rơi vãi xuống dưới. Vợ chồng trẻ lãnh đủ. Mùi ẩm mốc xộc thẳng vào mũi. “Phản chưa có, giường cũng không, vợ chồng tôi phải trải chiếu nằm dưới đất. Quần áo chẳng mấy chốc mà mục. Da người còn ẩm mốc huống chi là quần áo” – bà Dung kể.
Mấy tháng đầu ở gầm cầu thang người vợ trẻ khóc mọng mắt. Khổ nhưng cô không dám kể cho một ai trong gia đình biết. Bà Dung nhớ lại: “Khi tôi sinh con Thủy, mẹ tôi ra đây chăm cháu mới biết “nhà” nó ở là cái gầm cầu thang. Ban ngày mẹ tôi chợ búa, giặt giũ, cơm nước cho vợ chồng con gái, đêm đi ngủ nhờ nhà hàng xóm trên cầu thang. Một tháng trời như thế. Về quê, mẹ cũng giấu kín chuyện nhà tôi”.
Khi con gái đầu lòng chào đời, ông Thành mới làm gấp một tấm phản vừa khít lòng gầm cầu thang để có chỗ khá hơn cho vợ con nằm. “Trong này chật chội không biết đứng đâu ru con, tôi cứ bế con đi ra ngoài ngõ rồi lại đi lên cầu thang, cứ đi hết bậc lại bế con đi xuống, được mấy vòng thì bé Thủy lăn ra ngủ”, bà Dung kể. Trong ký ức tuổi thơ của mình, cô bé Hà Thị Thu Thủy vẫn còn nhớ những hình ảnh không thể quên thời ấu thơ: “Khi em tập đi, mẹ tập đi cho em ở ngoài ngõ vì trong này cầu thang tối quá, em sợ cứ gào lên khóc”.
18 năm ngủ không màn
Từ ngày lấy nhau đến giờ, vợ chồng ông Thành chưa một lần mắc màn dù rất nhiều muỗi, nhất là thời gian đầu mới về ở. “Nhà quá chật, mắc màn lên lại tù mù, chui ra chui vào lụng bụng như cá mắc lưới. Nửa đêm muốn đi giải chui vào chui ra đụng chồng con lại mất giấc ngủ. Thôi thì đường nào cũng bất tiện”, bà Dung thở dài bảo. Ông Thành góp thêm chuyện: “Mùa tháng giêng, tháng hai – mùa muỗi nhiều, muỗi cắn đỏ sưng chân nhưng gia đình tôi cũng cố chịu. Mỗi lần mưa to nước cống rãnh ngập lên gần nửa mét tràn vào nhà, các thứ bẩn thỉu trôi lềnh bềnh hôi thối không ngửi được, vẫn phải nhắm mắt mà ngủ qua quýt cho xong”.
Là dân phố cổ nhưng cách sinh hoạt của ông Thành như chỉ có ở người vô gia cư: tắm công cộng, đi vệ sinh cũng công cộng. Khi bà Dung bị ốm, phải mượn cái ghế đẩu cao kê ngoài bậc cửa, nằm nhoài đầu ra hít được không khí ít nào hay ít nấy. Khi nào thấy bí quá thì sang tựa nhờ cửa nhà hàng xóm ngồi thở, thấy chủ nhà về lại trở vào.
Ban ngày cả nhà đi hết. Ông Thành chạy xe ôm. Bà Dung bán nước trà. Bé Thủy đi học. Buổi tối là lúc đông đúc nhất. Và cũng là lúc căn nhà trở nên chật chội nhất. “Ngày nào dậy tôi cũng tê hết mình mẩy – bà Dung nói – Tôi chỉ nằm đến 5g sáng là phải dậy đi ra đường vì cái phản quá chật, không cựa quậy, không trở mình được, nằm co quắp bất động. Chật chội thế nên nhà tôi không dám may thêm quần áo. May thì treo mắc vào đâu”.
Mầm sáng ở trong bóng tối
Bà Dung thoáng chút mãn nguyện khi nói đến cô con gái duy nhất: “Nhà nghèo nhưng được cái nó ngoan lắm. Tôi hỏi nó có muốn uống sữa không, nó bảo: Mẹ có tiền không hẵng mua cho con, không thì con không uống đâu. Không bao giờ nó đòi quần áo, giày dép, đồ chơi đồ hàng, đồ ăn vặt… Tết Trung thu bố chở đi khắp Hàng Mã, con bé về cầm một bông hồng nhựa, hỏi thì nó bảo: Con đã được xem hết rồi, cái gì cũng được xem rồi, con mua bông hồng này về tặng mẹ…”.
Bàn học của Thủy là… mặt phản, vốn là giường nằm khi đêm về, cũng là nơi tiếp khách, nơi ăn uống, nơi thay quần áo… Kệ sách vở của Thủy xếp ngăn nắp chạy dọc hết một bên tường. “Khi học lý thuyết thì nó để sách vở trên đầu gối, làm bài tập thì để xuống phản. Có khi nó ngồi gập người hoặc chổng mông, cứ mỏi lưng lại xoay hết kiểu này đến kiểu khác. Nhiều lần thấy thương con quá, tôi bắt nó phải kê cái ghế con mà học. Nó cứ ngồi đều như thế 11 năm nay rồi, nhìn thương con mà chảy nước mắt” – bà Dung kể.
Vậy mà 10 năm liền Thu Thủy đều là học sinh giỏi. Cô bé rất tự tin khi nói về những dự định tương lai của mình: “Hoàn cảnh gia đình là động lực để em quyết tâm học giỏi ngay từ khi mới là cô bé 6 tuổi. Em muốn thi đậu vào Trường H Ngoại thương, sau này đi làm để mua được căn nhà dù nhỏ mười mấy mét vuông nhưng đúng nghĩa là nhà”. Cô nữ sinh lớp 11 nói rất chững chạc về dự định ngày mai của mình.
Theo 24h
Nhà không đứng được giữa Thủ đô
Căn hộ ở nhà số 44 Hàng Buồm ấy đặc biệt bởi những thông tin về nó: dài 2,64m, ngang 2,5m, cao 1,19m, người ở trong nhà ấy không bao giờ đứng thẳng được. Chính xác, đó là một căn buồng nằm trên gác xép trong một trong những con ngõ tối ngòm, nhỏ hẹp nhất phố cổ.
Hộp diêm 6,6m2
Dẫn khách đi được một đoạn, chủ nhân căn nhà, anh Hoàng Văn Xuân (49 tuổi) dừng lại. Qua ánh sáng hắt từ cửa thông gió một nhà dọc đường đi, tôi thấy một cánh tay gân guốc bám chặt vào những mấu sắt cắm chặt vào bờ tường dựng đứng một bên hành lang, bàn chân leo lên, tay kia nâng một miếng gỗ ra, ánh sáng hắt xuống mặt tôi. Đó là lối đi lên nhà vợ chồng anh, lối đi ngay trên lối đi tập thể tối tăm này. "Cô để dép ở dưới, bám chặt tay vào không ngã đấy" - anh Xuân nói với xuống.
Vừa ló đầu lên khỏi ô vuông leo lên phòng nhà anh là khoảng không gian nhỏ đến mức chỉ vừa lọt đúng một cái nhìn: một chiếc tivi cũ thô treo trên tường, xô gạo, một chiếc quạt, một nồi cơm điện và tủ quần áo nằm dọc trên một rãnh chạy dài theo chiều dài của căn phòng... Cái hộp diêm ấy khi chưa lấy vợ là chỗ ngủ của bốn anh em anh Xuân. Ngày xưa nền nhà chỉ là trần ximăng lám nhám, trải chiếu chứ chưa có tiền lát đá hoa như sau này. Căn nhà bề ngang chỉ 2,5m nhưng có đến ba người ở.
Hỏi nhà chật như vậy ngủ sao, anh Xuân chỉ sáu viên gạch là bề ngang của căn nhà, bảo: "Đây, chỗ ngủ là sáu ô vuông này đây, mỗi người hai ô vuông (30cm/viên) là vừa khít, nằm muốn cựa quậy cũng khó, phải nằm im như tượng, như người nằm trong quan tài. Khi thằng Thủy được 3 tuổi, vợ chồng tôi định đẻ thêm nhưng thôi. Nhà chật chội quá, mới một đứa đã chật cứng chỗ ngủ".
Lối đi lên nhà anh Xuân là những mấu sắt cắm vào bờ tường dựng đứng
15 năm không thể đứng vươn vai
Chợt nhớ đến lời người đàn ông giữ xe đầu ngõ "Nhà vợ chồng nó độc nhất vô nhị ở Hà Nội đấy, chả bao giờ đứng được", tôi lấy ngay sợi thước dây ra đo. Nhà chỉ cao 1,19m. Bởi cái chiều cao chưa đến 1,2m ấy, những thói quen sinh hoạt ở căn nhà này rất lạ. Cởi áo hay mặc áo phải quỳ xuống còn thay quần, mặc quần phải nằm ngửa ra sàn. "Ngay cả tôi quỳ chùng đầu gối mà đầu còn chạm trần nhà thì bảo đứng làm sao được", anh Xuân vừa nói vừa quỳ xuống, dựng lưng thẳng lên để minh chứng cho khách thấy chiều cao có một không hai của ngôi nhà mình. Dù đã chùng đầu gối nhưng tóc anh vẫn chạm trần nhà.
Con trai anh, Hoàng Xuân Thủy, 15 tuổi nhưng chỉ cao 1,4m. "Suốt 15 năm nay không bao giờ đứng vươn vai lên được thì làm sao nó cao được hở cô! Thằng bé lại đang tuổi ăn tuổi lớn mà cứ như "ép khuôn" thế này bảo cao thêm cũng khó. Nhà chật chội, ngay cả cái cầu thang lên nhà cũng phải chôn dựng đứng vào tường, khi còn nhỏ, cháu đi lên đi xuống ngã mấy lần mới quen", anh Xuân rầu rĩ nói.
Cũng vì nhà quá chật nên nồi cơm điện ngoài "nhiệm vụ" nấu cơm còn được dùng để luộc rau, nấu canh. Chỉ khi ninh xương, kho thịt, kho cá... vợ chồng anh mới xuống bếp than ở sân tập thể và rửa rau, rửa bát, vo gạo là làm ở dưới bể nước công cộng.
Nhà chỉ có ba vách tường, phía còn lại thông thống nhìn thẳng qua gác xép của nhà em trai anh Xuân. Mọi sinh hoạt riêng tư với nhà bên cạnh ngăn cách bằng mảnh vải mỏng và chiếc tủ quần áo lùn nằm ngang. Đã gần 12h trưa - cái giờ yên tĩnh để nghỉ ngơi - căn phòng của anh ngập đủ thứ tạp âm: tiếng tivi, tiếng băng đĩa với những bài hát rên rỉ hoặc giật đùng đùng, tiếng nói chuyện í ới, cả âm thanh ồn ào của đường phố cũng dội vào. Thanh âm nọ chồng lên thanh âm kia, lộn xộn và ong hết cả đầu.
"Sợ nhất là tầm chiều, đi làm về mệt mà nằm trong cái phòng này thì ngốt không chịu được. Mùi thức ăn xào nấu, mùi than tổ ong và tiếng ồn ào đủ mọi thứ linh tinh phát ra" - anh Xuân bức xúc bảo. Cuộc nói chuyện tạm gián đoạn bởi mùi hăng hắc của than tổ ong nồng loang khắp phòng dù đã bật quạt vù vù. Anh Xuân phân trần: "Ở trong ngõ này người ta bán bún chả, xôi thịt, xôi gà nên cao điểm vào buổi chiều giờ nấu nướng có đến 10 bếp than, chưa kể 2-3 bếp than bên cạnh để cấy (mồi) than. Còn liên tục thì lúc nào cũng không dưới năm bếp than. Tôi lo sớm muộn cũng bị ho lao".
Câu chuyện lại bị ngưng giây lát khi một mảng vôi rơi xuống lả tả. Ngước lên nhìn lớp vôi trần nhà lởm chởm sùi lên từng vẩy nham nhở, bong tróc, anh Xuân giải thích: "Lại có người đi guốc nện gót mạnh quá đấy. Mỗi khi có người trên gác đi guốc mạnh là lớp sơn bả ra, rơi xuống người từng miếng rất bẩn, bụi".
Ngay bên trên trần nhà là sân thượng, nơi người ta rửa chén bát, nấu nướng và cả một cống sinh hoạt. "Nước thấm xuống suốt ngày, nhất là trời mưa, nước thoát không kịp thì đọng thành giọt như mái gianh. Ở đây tầm 1-2h sáng ở trên người ta đi vệ sinh nghe rõ cả tiếng nước chảy. Lớp bêtông của cái trần này rất mỏng nên ở trên đêm người ta đi lại, buổi sáng người ta rửa chén bát, ly cốc đặt xuống cũng nghe rõ mồn một. Mùa mưa thì khổ không kể xiết, nằm nghe tiếng mưa rơi lộp độp cả đêm không ngủ nổi" - anh Xuân kể.
Anh Xuân xem tivi
Gà trống nuôi con
Khi chúng tôi đến, chị Xuyến - vợ anh Xuân - đã về quê sau ca phẫu thuật u xơ tử cung. "Mới mổ xong, đau quá, không thể leo lên nhà được nên cô ấy phải về quê. Cô ấy mang hết ảnh con về quê để đỡ nhớ con. Giờ bố con tôi phải sống cảnh gà trống nuôi con thế này..." - anh Xuân phân trần.
Bất ngờ, gương mặt người đàn ông chợt rúm ró, giọng nghẹn lại. Mãi anh mới lấy lại được bình tĩnh, nói như mếu: "Nhà cửa chật chội quá, cô ấy đã chịu đựng mười mấy năm nay... Ở cái ngõ này đã mấy cặp bỏ nhau cũng chỉ vì nhà cửa quá chật chội. Từ khi mẹ cháu bỏ về quê, thằng Thủy sa sút tinh thần lắm, mặt lúc nào cũng buồn buồn. Nhiều lần đang ngủ, nó khóc, bảo nhớ mẹ quá. Nghe mà mình tủi thân, thương con chảy nước mắt, cứ an ủi nó rằng mẹ về dưỡng bệnh rồi về lại với bố con mình".
Người đàn ông gạt nước mắt, bảo: "Cô xem, nhà chật lại còn nghèo. Vợ tôi làm tạp vụ thuê theo giờ, bữa đực bữa cái, một buổi được trả 50.000 đồng tiền công. Tôi chạy xe ôm, khi vắng khách thì đi dọn nhà, bưng bê đồ đạc cho người ta. Thương nhất là đời con mình. Khi thằng Thủy học lớp 3, nó bảo muốn tổ chức sinh nhật nhưng không dám mời bạn bè về nhà. Tôi cho cháu mấy chục nghìn bảo đi mua mấy gói bim bim rủ bạn đi ra phố chơi".
Thủy đang học lớp 10 Trường dân lập Văn Hiến (Hai Bà Trưng, Q.Hoàn Kiếm). Đã 10 năm nay em đi bộ hàng nửa tiếng đến trường.
"Thương nhất là trưa nắng nó đi bộ về nhà cũng phải 12h15, mặt mũi đỏ bừng, mồ hôi mồ kê đầy người. Cháu nó học hành chán lắm, thi thiếu điểm nhiều quá mới phải vào dân lập, một tháng đóng hết 1,6 triệu đồng. Nhưng được cái cháu học tin học rất tốt. Ở cái nơi như thế này cô bảo làm sao học hành tử tế như con cái nhà người ta được. Muốn mua cái bàn học xếp nhỏ cho con có chỗ học hành đàng hoàng nhưng học xong để vào đâu! Giày dép còn phải để dưới lối đi. Từ lọ đường, mắm muối, dầu... phải để ở đây, bàn học để đâu! Được cái cháu hát hay lắm. Nó là cây văn nghệ của lớp, của trường. Cô cứ gọi điện thoại liên tục xin cho cháu đi tập mãi" - anh Xuân kể, giọng vui hơn một chút.
Theo 24h
Phố cổ HN: Nghiêng người đi trong ngõ Ở phố cổ Hà Nội có khá nhiều ngõ ngách chật hẹp. Nhưng mọi sinh hoạt dân phố đều lệ thuộc vào những cái ngõ siêu nhỏ này. Người béo phải nghiêng, người cao phải cúi "Ở cái ngõ này người béo phải đi nghiêng, người cao phải cúi" - bà Nguyễn Thị Huệ (68 tuổi), một cư dân của ngõ 24 Hàng...