Ca F0 tại TP HCM ‘xu hướng đi ngang’
Phó chủ tịch Dương Anh Đức cho biết số ca F0 tại TP HCM có xu hướng đi ngang nhiều ngày qua và đang có dấu hiệu giảm dần.
Thông tin được ông Đức đưa ra trong buổi họp báo về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn, ngày 3/8.
Trong đợt dịch này, số F0 tại TP HCM được Bộ Y tế công bố cao nhất vào ngày 27/7 với 6.318 trường hợp. Trước đó, số ca công bố hàng ngày là trên 5.000, còn từ 28/7 đến nay khoảng hơn 4.000.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), dịch bệnh tại thành phố đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó một phần nhờ vào sự chung tay, đồng hành của người dân thông qua các mô hình tự quản, bảo vệ vùng xanh. Số F0 trong thời gian qua đa phần là đã được cách ly hoặc phát hiện trong khu phong tỏa.
Ông Đức nhận định mô hình điều trị 3 tầng 5 lớp (thường gọi là 5 tầng điều trị) ở thành phố đã phát huy hiệu quả ban đầu. Hiện, TP HCM cùng các đơn vị Trung ương xây dựng 5 trung tâm điều trị Covid-19, tập trung vào 3.000 giường hồi sức (ICU), phục vụ cả khu vực phía Nam.
Trả lời VnExpress , tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng (Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho rằng hiện chưa thể kết luận TP HCM đã qua đỉnh dịch hay chưa . Có nhiều yếu tố tác động khiến số ca F0 tại TP HCM đi ngang trong những ngày qua. Đáng kể nhất là lượng F0 được tách ra khỏi cộng đồng khá lớn, với khoảng hơn 4.000 ca mỗi ngày, là cách hiệu quả trong vấn đề giảm lây lan.
Số người dân tại TP HCM được tiêm vaccine Covid-19 thời gian qua tăng lên cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, người dân ra khỏi thành phố, trở về các tỉnh thành khác, có thể góp phần giảm số mắc tại TP HCM nhưng làm tăng số ca ở các tỉnh thành khác.
“Những điều này góp phần khiến số ca mắc tại TP HCM giảm đi. Nhưng nó có đi ngang luôn, sau đó giảm thật sự hay không thì phải đợi 1-2 tuần nữa mới đánh giá được”, bác sĩ Hùng nói.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Hùng, biến chủng virus Delta lần này lây lan quá nhanh. Các phương pháp như điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly không còn đủ hiệu quả để giúp dập dịch nhanh như trước đây, mà chỉ giúp làm giảm tiến độ.
“Biện pháp quan trọng nhất bây giờ vẫn là tăng tốc độ chích vaccine và 5K. Đồng thời, đi song song với phòng chống dịch thì phải tập trung khối điều trị”, bác sĩ Hùng nêu.
Bác sĩ Hùng nhìn nhận, số F0 mới khoảng hơn 4.000 ca mỗi ngày, “bệnh viện xây đến đâu lại lấp đầy bệnh nhân đến đấy”. Trong khi đó, một bệnh nhân nặng thường phải nằm điều trị ở bệnh viện trong khoảng hơn hai tuần mới cải thiện sức khỏe được để ra viện. Do đó, bệnh viện xây mới không thể chạy kịp theo số bệnh nhân phát hiện hàng ngày.
Theo bác sĩ Hùng, thành phố đang lập nhiều trung tâm ICU để điều trị bệnh nhân nặng, giúp kéo giảm tỷ lệ tử vong, là rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là làm sao ngăn chặn được bệnh nhân chuyển nặng, tập trung điều trị khi mới chớm nặng, giúp hồi phục sớm, không phải vào tuyến cuối. Tập trung lượng bệnh nhân quá đông, dù hệ thống y tế nỗ lực đáp ứng thì vẫn khó đảm bảo điều kiện, có thể góp phần ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
“Cần tập trung cải thiện ngay từ tuyến đầu, chuyển tuyến chính xác, có sự liên hệ giữa bệnh viện các cấp để giúp cả hệ thống đã được phân tầng hoạt động trơn tru, hiệu quả”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh. Ngoài ra, cần tìm kiếm các phương pháp điều trị, sử dụng các loại thuốc giúp khống chế bệnh, giảm tỷ lệ chuyển nặng.
Theo bác sĩ Hùng, thực tiễn điều trị thời gian qua tại Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận hai loại thuốc kháng viêm, kháng đông dạng uống giúp phát huy hiệu quả, cứu kịp thời nhiều người. Bệnh viện đã trình Bộ Y tế cũng như chia sẻ kinh nghiệm này đến một số cơ sở điều trị.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi, thành phố đang tiếp tục tăng năng lực tiếp nhận điều trị mỗi ngày, điều chỉnh những bất hợp lý, hạn chế tối đa tình trạng bệnh viện chậm tiếp nhận bệnh nhân dẫn đến bệnh nặng hơn và tử vong.
“Việc điều trị bệnh nhân nặng, tử vong là vấn đề của thành phố hiện nay”, ông Mãi nói, cũng tại cuộc họp báo ngày 3/8.
TP HCM đã đề nghị Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ kết nối liên thông giữa tầng 3 với tầng 4 và tầng 5 của mô hình điều trị, kịp thời có những chỉ định, biện pháp điều trị, giúp giảm tỷ lệ ca chuyển nặng và tử vong.
Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp thêm nhân lực cho vùng dịch Gia Lai
Sáng 4-2, Ban giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM vừa cử thêm các y bác sĩ có kinh nghiệm chi viện lên vùng dịch Gia Lai, đây là đợt hỗ trợ người thứ 2 của bệnh viện này để giúp Gia Lai chống dịch.
BS CK2 Trần Thanh Linh - phó khoa ICU - chào mọi người trước giờ xuất phát - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đợt chi viện lần này, bệnh viện Chợ Rẫy cử 4 y bác sĩ gồm BS CK2 Trần Thanh Linh - phó khoa ICU, ThS Điều dưỡng Vương Thị Nhật Lệ - phó phòng Điều dưỡng, ThS Lê Hữu Hoàng - phó khoa Sinh hóa, KTV Nguyễn Công Doanh - khoa Huyết học.
TS BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - dặn dò đoàn công tác đợt này đến Gia lai thực hiện 2 nhiệm vụ trọng yếu: Đầu tiên là phối hợp Sở y tế Gia Lai hỗ trợ địa phương và phối hợp với đoàn đã đi trước xác lập các bệnh viện dã chiến, báo cáo Bộ Y tế và xin phép cho các bệnh viện này hoạt động.
Thứ hai phối hợp tỉnh xem có cần thiết phải phong tỏa hoàn toàn bệnh viện ở đây hay chỉ cần phong tỏa các khoa "nóng", các khoa khác thì mở ra phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bà con dịp tết.
Nhận chỉ đạo, bác sĩ Trần Thanh Linh chia sẻ đoàn công tác đi trên tinh thần quyết tâm, không quan trọng ngày trở về nếu chưa giúp Gia Lai khống chế được dịch bệnh.
"Trong những ngày qua anh em y tế không nghĩ tới tết mà chỉ nghĩ sao có thể kiểm soát được dịch để bà con ăn tết an toàn. Toàn bộ nhân viên y tế chúng tôi sẽ toàn tâm toàn lực mong sao dập dịch càng sớm càng tốt", bác sĩ Linh nói.
Bác sĩ Trần Thanh Linh là người đã từng đến Đà Nẵng để hỗ trợ thành phố này chống dịch. Đến nay khi vùng dịch Gia Lai bùng lên, bác sĩ Linh lại lần nữa lên đường chi viện.
Có mặt tại buổi đưa các nhân viên y tế đến vùng dịch chi viện, phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan bày tỏ sự cảm phục trước tinh thần vì cộng đồng của các y bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy. Ông Hoan nhấn mạnh đây là niềm tự hào của TP.HCM, các y bác sĩ vừa thể hiện tinh thần của người thầy thuốc, vừa thể hiện tinh thần của TP.HCM với tỉnh bạn.
"Chúng ta giúp cho bạn mình an toàn thì cũng giúp cho chính chúng ta, việc làm rất đáng trân trọng. Điểm đến sẽ có nhiều khó khăn do địa phương chưa có kinh nghiệm chống dịch, đoàn công tác sẽ mang kinh nghiệm chống dịch của TP.HCM đến giúp cho tỉnh bạn", ông Hoan nhấn mạnh và động viên các y bác sĩ trước giờ xuất phát.
Trước đó vào chiều 2-2, Đội phản ứng nhanh của bệnh viện Chợ Rẫy có 3 thành viên gồm TS BS Phùng Mạnh Thắng - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Đội trưởng), ThS BS Võ Ngọc Anh Thơ - Phó khoa Bệnh Nhiệt đới và BS CK1 Nguyễn Lý Minh Duy, Khoa Hồi sức cấp cứu cũng đã lên đường hỗ trợ Gia Lai.
TS.BS Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - dặn dò đoàn công tác - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đoàn công tác lần này gồm có 4 thành viên sẽ thực hiện hai nhiệm vụ chính - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các y bác sĩ thể hiện quyết tâm giúp Gia Lai chống dịch - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM dặn dò đoàn công tác - Ảnh: DUYÊN PHAN
Vĩnh Long: Phát hiện 25 ca Covid-19 mới, nhiều F0 được phát hiện khi khám tại bệnh viện Số ca nhiễm Covid-19 ở Vĩnh Long liên tục tăng, hiện ghi nhận 458 ca nhiễm, nhiều F0 được phát hiện khi đến khám sàng lọc tại các bệnh viện. Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (TP.Vĩnh Long) nơi phát hiện được nhiều F0 khi đến khám sàng lọc. ẢNH: XUÂN PHÚC Sáng 21.7, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Long cho...