Cà cuống: Món ngon quý hiếm từ sình lầy, không phải ai cũng có cơ hội ăn thử
Nghe cái tên cà cuống có vẻ quen tai nhưng không phải ai cũng từng nhìn thấy hay được thưởng thức chúng.
Cà cuống (hay còn gọi là sâu quế, đà cuống) là một loại côn trùng sinh trưởng ở ao hồ, đầm lầy hay ruộng lúa. Ban ngày, chúng ẩn sâu dưới nước, chỉ đến đêm mới vỗ cánh bay lên. Không chỉ là một loại côn trùng thông thường, cà cuống từ lâu đã trở thành đặc sản, ngày càng “hiếm có khó tìm”.
Con cà cuống là đặc sản quý hiếm. (Ảnh minh họa)
Làng Chèm ở Hà Nội từ xa xưa đã nổi tiếng có nhiều cà cuống. Người dân thường bắt chúng về để lấy bọng tinh dầu trong bụng con đực. Đây được xem là gia vị quý giá được pha chế vào nước mắm, không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của người Hà thành như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn.
Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự đô thị hóa, số lượng cà cuống càng hiếm, người ta chỉ còn biết đến làng Chèm qua những câu chuyện của người cao tuổi kể lại.
Cà cuống từng xuất hiện rất nhiều ở làng Chèm, Hà Nội. (Ảnh: Thắng Nguyễn)
Cà cuống là gia vị quý hiếm làm nên hương vị đặc biệt của nhiều món ăn truyền thống. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cà cuống thường xuất hiện trong món bánh cuốn. (Ảnh minh họa)
Ở một số tỉnh miền Tây, cà cuống lại được chế biến thành món ăn, phổ biến và được yêu thích nhất là cà cuống chiên giòn.
Để loại bỏ vị cay của tinh dầu, người ta thường ngâm loại côn trùng này trong nước cơm sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó cà cuống được đem đi ướp gia vị cho thật đậm đà. Món này muốn ngon thì phải chiên ngập dầu, lửa lớn đến khi cà cuống phình to, có màu vàng sậm hấp dẫn là có thể ăn được.
Ngoài ra, cà cuống cũng được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác như cà cuống nướng, cà cuống quay, xào với rau xanh,…
Cà cuống chiên giòn được nhiều người yêu thích. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, cà cuống ngày càng khan hiếm, có người mới chỉ nghe tên chứ chưa được nhìn tận mắt ngoài đời. Nếu muốn thưởng thức loại đặc sản này, bạn có thể mất đến 5 – 6 triệu đồng/kg (80 – 90 con). Tuy nhiên, chỉ cần ăn thử từ 1 – 2 con là bạn đã cảm nhận được hết sự thơm ngon, béo ngậy đầy hấp dẫn của cà cuống.
Món ngon cuối tuần: Cách nấu canh chua chay thanh đạm mà thơm ngon
Nếu muốn ăn chay trong dịp lễ Vu Lan, ngoài việc chuẩn bị các món xào, rán chay quen thuộc, bạn có thể nấu thêm món canh chua chay để bữa cơm thêm tròn vị.
Lễ Vu Lan thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Vào ngày này, nhiều người lựa chọn ăn chay với quan niệm ăn chay trong lễ Vu Lan thể hiện sự báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, đồng thời cũng là để cầu bình an, hạnh phúc cho đấng sinh thành.
Mùa Vu Lan năm nay, bạn có thể nấu món canh chua chay thanh mát, hấp dẫn để thêm vào bữa cơm chay dành tặng ba mẹ, ông bà.
Nguyên liệu:
- 300 gr đậu hũ non
- 1/2 quả dứa
- 2 quả cà chua
- 200 gr nấm rơm
- 200 gr giá đỗ
- Me chín
- Hành củ tươi, hành lá, ớt tươi
-Gia vị: Đường, muối, hạt nêm
Cách chế biến:
- Đậu hũ non chần qua nước sôi cho sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Nấm rơm rửa sạch, cắt làm đôi hoặc ba tùy kích cỡ. Hành củ bóc vỏ, bằm nhuyễn. Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ. Giá rửa sạch, để ráo.
- Me lọc với nước sôi, bỏ phần bã me rồi cho nước me ra một bát riêng. Dứa cắt lát mỏng theo chiều của mắt dứa.
-Làm nóng 2 muỗng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm. Hành dậy mùi thì cho cà chua vào xào chín rồi cho dứa vào đảo đều. Cho nước me vào sau đó cho một lượng nước vừa đủ vào nồi canh, đun sôi.
-Tiếp theo cho dứa, đậu hũ, nấm rơm và giá vào rồi nêm muối, đường, hạt nêm cho vừa miệng. Canh sôi lại thì tắt bếp, cho ớt thái lát và hành lá vào là được.
5 món ngon ở vùng biên An Giang Ngoài bánh hẹ là món ăn đã rất nổi tiếng, vùng Tân Châu, An Giang còn có bánh bao chỉ, bánh khọt và xôi vị hút khách không kém. Thị xã Tân Châu (An Giang) là điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam, có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương. Nơi đây có một cuộc sống tiêu...