Cá của ông Táo chưa kịp “chầu trời” đã bị… vớt
Những con cá chép để ông Táo cưỡi về “ chầu trời” được người dân mang ra sông phóng sinh, chưa kịp vùng vẫy đã bị nhiều người dùng vợt bắt lại.
Cá chép được người dân phóng sinh từ trên cầu xuống sông (Ảnh: Trung Kiên)
Sáng 23/1 (23 tháng Chạp), không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp kể từ ngày tiễn Táo quân về “chầu trời”. Hầu hết mọi nhà đều chuẩn bị một mâm lễ vật để cúng ông Táo. Trong đó, cá chép là món đồ không thể thiếu. Cá chép sống được thả trong chậu nước làm lễ, sau đó được phóng sinh ra ao hồ… Theo phong tục, cá chép chính là phương tiện để ông Táo chầu trời theo truyền thuyết cá chép sẽ hóa rồng để Táo quân cưỡi vượt vũ môn lên thiên đình.
Tại TPHCM, từ sáng 23/1, nhiều người dân đã mang cá chép ra khu vực như kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Tàu Hũ, kênh Tham Lươn để phóng sinh. Tại khu vực kênh Tham Lương, đoạn qua cầu Chợ Cầu (P. Đông Hưng Thuận, Q.12), người dân đến thả cá khá đông. Cá được thả chủ yếu là cá cá chép, cá vàng và có cả cá diêu hồng… những con cá này vừa rơi xuống mặt nước chưa kịp cùng ông Táo về “chầu trời” đã bị một nhóm người dùng vợt bắt lại đem đi chào bán lại hoặc mang về làm mồi nhậu.
(Ảnh: Đình Thảo)
Người dân thả cá chép tiễn ông Táo về trời (Ảnh: Đình Thảo)
Tại dòng kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, người dân sau khi phóng sinh cá chép xuống sông đã tranh thủ “phóng sinh” luôn túi nilon khiến 2 bên bờ kênh ngập tràn rác. Tương tự tại các tuyến kênh khác tình trạng thả cá và thả luôn rác cũng xảy ra.
(Ảnh: Đình Thảo)
Sáng 23/1 rất đông người dân TPHCM đã ra các tuyến kênh lớn để phóng sinh cá chép (Ảnh: Đình Thảo)
Video đang HOT
(Ảnh: Đình Thảo)
Đội ngũ săn “phương tiện” của ông Táo dưới sông (Ảnh: Trung Kiên)
Nhiều loại cá cảnh quen sống trong bể kính nên khi vừa được thả xuống dòng nước đen ngòm đã nổi lên mặt nước.
Trên kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, dọc theo đường Võ Văn Kiệt (TPHCM), cảnh người đến thả và bắt cá diễn ra vô cùng nhộn nhịp. “Tôi phải chọn điểm nào vắng người để thả cá vì sợ rằng cá chép mình vừa phóng sinh đã bị người ta bắt lại” – Chị Nguyễn Thị Thúy (ngụ quận 5) chia sẻ.
Đi thuyền ra giữa sông vớt cá chép (Ảnh: Đình Thảo)
Những chú cá chép vừa được thả ra thì bị người dân bắt lại
(Ảnh: Đình Thảo)
Những con cá sau khi được phóng sinh sẽ bị nhóm người “săn cá” bắt lại ngay sau đó để bán tiếp hoặc đem về cho “lên đĩa” (Ảnh: Trung Kiên)
Ngày tiễn ông Táo, những con cá được thả xuống – bắt lại – thả xuống… như một vòng tuần hoàn khiến “phương tiện” của ông Táo kiệt sức, chết nổi trên sông.
Và những chú cá không thích nghi được với môi trường nước đã chết nổi trên sông (Ảnh: Đình Thảo).
Người dân Gia Lai cho rằng, đưa ông Táo về trời càng sớm thì gia đình nhà mình sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn. Ai cũng muốn ông Táo nhà mình được lên chầu trước. Vì vậy ngay từ ngày 22 tháng Chạp, nhiều người dân phố núi Pleiku đã tấp nập đi mua đồ cúng ông Táo. Thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng ông Táo của người dân phố núi là hoa vạn thọ, bộ đồ vàng mã ông Táo… Khác với năm trước, năm nay những món đồ cúng này đều khá rẻ và đắt hàng.
Năm nay hoa cúc vạn thọ “cháy” hàng trong ngày cúng ông Táo
Khác với hoa cúc và đồ vàng mã, thị trường cá chép khá trầm lắng, giá cả cũng giảm so với năm trước khi một bộ cá đỏ giá chỉ 10 nghìn đồng. Theo một người bán cá cho biết, khách mua cá chủ yếu là người miền Bắc, còn người miền Trung và miền Nam ít cúng cá nên cả chợ chỉ có lác đác 3, 4 người bán cá với số lượng nhỏ nhưng khá ế ẩm.
Cá chép đỏ với giá 10 nghìn đồng/bộ
Dạo quanh chợ Lớn phố núi Pleiku, thị trường bán hàng cúng ông Táo ngày hôm nay khá trầm lắng khi người bán nhiều hơn người mua. “Hàng ông Táo chủ yếu bán ngày hôm qua chứ ngày hôm nay ít khách lắm, lượng khách chỉ bằng 1 phần nhỏ ngày hôm qua. Nhưng giá ngày hôm qua bán sao thì ngày hôm nay vẫn bán vậy thôi” – một bà cụ bán đồ vàng mã ở chợ Lớn Pleiku chia sẻ. Thiên Thư
Trung Kiên – Đình Thảo
Theo Dantri
Cơ hội vàng từ những dòng kênh mới hồi sinh
TPHCM đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để cải tạo 2 dòng kênh lớn ôm trọn khu nội thành là Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Tàu Hủ - Bến Nghé. Nhưng theo các nhà đầu tư, thành phố sẽ thu được nhiều hơn thê khi phát triển du lịch tại đây.
Thả thuyền ngắm cảnh giữa lòng thành phố
Có người ví Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Tàu Hủ - Bến Nghé như dòng sông Thames của Luân Đôn (Anh). Bởi nếu thả thuyền xuôi theo 2 dòng kênh này cũng có thể thưởng thức những phong cảnh đặc trưng nhất của TPHCM, đô thị phồn hoa bậc nhất Việt Nam. Hai dòng kênh này bao trọn cả khu vực đô thị cổ nhất của thành phố, được hình thành ngay từ khi đô thị này bắt đầu phát tích nên hầu như nó tập trung hầu hết cảnh quan kiến trúc đặc trưng của thành phố.
Thả thuyền trên dòng kênh này, du khách có thể thỏa thích tham quan đặc trưng kiến trúc của thành phố (Ảnh minh họa)
Nếu đi trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, du khách có thể thấy vẻ xô bồ, đông đúc của đại lộ Võ Văn Kiệt, xa xa là những tòa nhà cao chọc trời ở trung tâm quận 1. Phía đối diện lại là tuyến đường ven kênh thanh bình với hàng cổ thụ và nhiều công trình kiến trúc cổ kính phía quận 8.
Nếu đi trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, du khách có thể thỏa mãn thị giác với những tòa chung cư cũ mới đủ loại; xen kẽ là những dãy nhà phố nhỏ bé cao thấp lô nhô với đủ màu sắc, kiến trúc khác nhau thể hiện rõ nét đặc trưng đa dạng, đa sắc của kiến trúc nhà phố ở TPHCM.
Các nhà đầu tư du lịch như ông Trương Hoàng Phương, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Dấu Ấn Việt đánh giá rất cao nhũng tuyến du lịch đường thủy nội địa này. Theo ông thì cảnh sắc đô thị và nhịp sống đời thường 2 bên bờ kênh sẽ là sức hút khó cưỡng đối với du khách nước ngoài.
Từ rất lâu, ngành du lịch đã tính đến việc khai thác 2 dòng kênh này, biến nó trở thành "sông Thames" của TPHCM. Thế nhưng, dự định này suốt nhiều năm qua vẫn khó thực hiện được do lòng kênh sau nhiều năm không tu bổ đã bị bồi cạn, nước kênh ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt của người dân xả thẳng ra kênh...
Đến nay, dòng kênh đã được cải tạo, lòng kênh được nạo vét, bờ kênh được chỉnh trang... Ngày 29/5, UBND TPHCM đã cho thả xuống 2 dòng kênh trên hơn 200.0000 con cá giống để phát triển nguồn lợi thủy sản tại đây. Hành động này báo hiệu một cơ hội lớn cho ngành du lịch thành phố: tuyến du lịch đường thủy nội đô đã có thể bắt đầu khởi động.
200.000 con cá giống được thả xuống 2 dòng kênh nội thành, báo hiệu môi trường kênh đã phục hồi, có thể khởi động tuyến du lịch đường thủy nội đô
11.000 tỷ đồng phát triển du lịch đường sông
Ngoài 2 tuyến kênh nội thành trên, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch TPHCM đánh giá thành phố còn có thể khai thác hàng loạt các tuyến du lịch đường sông khác đến các địa điểm du lịch sinh thái của thành phố như Cần Giờ, Củ Chi, Bình Quới; hay đến các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai...
Với lợi thế có nhiều tuyến đường sông trọng yếu giao kết với cả miền Đông lẫn miền Tây, giao thông đường thủy là 1 thế mạnh mà TPHCM đang muốn phục hồi. UBND TP cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng ưu tiên tập trung thực hiện kế hoạch phát triển du lịch đường sông trong năm 2013.
Sở VH-TT&DL cũng đã phối hợp cùng các ban ngành khác xây dựng "Chiến lược phát triển du lịch đường sông TPHCM giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020" với tổng vốn đầu tư lên đến 11.000 tỷ đồng; trong đó có 10.000 tỷ đồng sẽ kêu gọi xã hội hóa, phần còn lại là từ ngân sách.
Mục tiêu của chiến lược này là đẩy tốc độ tăng trưởng khách du lịch đường sông trên địa bàn thành phố lên khoảng 20%/năm; doanh thu tăng 30%/năm... Đề án này xác định rõ đến năm 2020, du lịch đường sông sẽ là sản phẩm du lịch chủ lực của thành phố.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải cũng đã kiến nghị thành phố đầu tư xây dựng, cải tạo 18 cầu tàu, nhà chờ trên hệ thống đường sông trong giai đoạn 2013 - 2015 nhằm kết nối các tuyến du lịch đường thủy. Ngoài ra, Sở cũng lập danh sách 34 vị trí kêu gọi doanh nghiệp đầu tư theo phương thức xã hội hóa để đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện hệ thống bến bãi, nhà chờ của hệ thống giao thông đường sông.
Trong cuộc họp với các sở ngành, quận huyện về việc phát triển du lịch đường sông ngày 21/5, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu kỹ việc gắn kết các bến tàu, nhà chờ để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, khám phá của du khách để phát triển ngành du lịch.
Theo Dantri
TPHCM: Tập trung phát triển du lịch đường thủy Nhằm phát triển ngành du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố, UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho xây dựng 11 bến đỗ phục vụ du lịch đường thủy trong thời gian tới. Giai đoạn 2013-2014 sẽ xây 7 bến, 4 bến còn lại xây dựng vào năm 2015. Với lợi thế có nhiều tuyến đường sông trọng yếu giao...