Ca Covid-19 toàn cầu vượt 200 triệu
Thế giới ghi nhận hơn 200 triệu người nhiễm nCoV, trong đó hơn 4,3 triệu người chết, trong bối cảnh nhiều khu vực đang vật lộn với biến chủng Delta.
Thế giới đã ghi nhận 200.152.677 ca nhiễm nCoV và 4.257.023 ca tử vong, tăng lần lượt 548.404 và 8.543, trong khi 178.735.207 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 36.011.180 ca nhiễm và 630.406 ca tử vong do nCoV, tăng 78.969 ca nhiễm và 431 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Jeff Zients, quan chức điều phối nhóm ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, tỏ ra lo ngại với tình trạng ca nhiễm gia tăng do biến chủng Delta, đồng thời nhấn mạnh phần lớn ca nhiễm mới tập trung tại những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Nhân viên y tế lấy mẫu tại một điểm xét nghiệm nCoV ở Florida, Mỹ, hôm /8. Ảnh: AFP .
33% ca nhiễm mới trên toàn nước Mỹ trong tuần trước được ghi nhận ở bang Florida và Texas. Các bệnh viện trên khắp nước Mỹ đang ghi nhận trung bình 6.200 người nhập viện mỗi ngày, trong khi số ca tử vong hàng ngày ở mức hơn 300.
Nhà Trắng hôm 3/8 thông báo Mỹ đã tặng hơn 110 triệu liều vaccine cho hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong nỗ lực ứng phó Covid-19. Washington khẳng định mục tiêu là gia tăng độ bao phủ tiêm chủng Covid-19 toàn cầu, đón đầu các đợt bùng phát và ưu tiên nhân viên y tế cùng những người dễ bị tổn thương.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 31.767.965 ca nhiễm và 425.789 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 42.566 và 561 ca.
Bang Maharashtra, trung tâm công nghiệp và cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 tại Ấn Độ, bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa từ ngày 3/8 sau khi số ca nhiễm mới giảm dần. Cửa hàng, trung tâm thương mại và công viên được mở cửa lâu hơn, văn phòng cũng được hoạt động với công suất tối đa. Tuy nhiên, rạp chiếu phim, trường học và cơ sở tôn giáo vẫn bị đóng cửa.
Chính phủ Thủ tướng Narendra Modi cảnh báo các bang không mở cửa quá nhanh và tiếp tục theo dõi, đề phòng nguy cơ dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Nhiều chuyên gia cảnh báo số ca nhiễm có thể tăng trở lại do tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp.
Tại châu Âu , một nửa dân số Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn thành tiêm chủng vaccine Covid-19, cao hơn tỷ lệ 49,7% của Mỹ, nước có khởi đầu thuận lợi hơn.
Số người đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine Covid-19 tại 27 nước thành viên EU đạt gần 224 triệu, chiếm 50% so với tổng dân số 447,7 triệu của khối. Trong đó, Malta là nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất với 58,9% dân số đã hoàn thành hai mũi vaccine.
Video đang HOT
Các nước lớn trong EU cũng đã vượt mốc một nửa dân số tiêm đủ liều vaccine như Tây Ban Nha (58,3%), Italy (54,4%), Pháp (52,9%) và Đức (52,2%). Tuy nhiên, vẫn có một số quốc gia triển khai tiêm chủng chậm như Bulgaria với 14,5% hay Romania với khoảng 25% dân số.
Anh , báo cáo 5.923.820 người nhiễm và 129.881 người chết, tăng lần lượt 21.691 và 138 trường hợp.
Nước này hôm 2/8 gỡ bỏ hạn chế nhập cảnh với những người đã tiêm đủ hai liều vaccine tại Mỹ và phần lớn các nước Liên minh châu Âu (EU) trừ Pháp. Họ không phải cách ly 10 ngày sau khi đặt chân đến Anh, nhưng vẫn phải xét nghiệm nCoV trước khi khởi hành và ngay sau khi đến. Công dân Anh tiêm đủ hai liều vaccine ở nước ngoài cũng có thể hồi hương dễ dàng hơn.
Ca Covid-19 đã giảm tại 313 trong 315 khu vực khắp nước Anh trong tuần trước. Số liệu mới được coi là dấu hiệu đầy hứa hẹn cho thấy chính sách chống dịch của Anh đang tỏ ra hiệu quả, một tuần rưỡi sau khi chính phủ dỡ mọi hạn chế ngăn Covid-19.
Tại châu Á , tình hình Covid-19 ở nhiều nước tiếp tục diễn biến phức tạp với biến thể Delta.
Nhật Bản báo cáo thêm 8.332 ca nhiễm và 7 ca tử vong do nCoV, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên 944.763 người, trong đó 15.204 người chết.
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nhật Bản Toshio Nakagawa hôm qua kêu gọi ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc để đối phó Covid-19 do lo ngại hệ thống y tế quá tải. Phát biểu được đưa ra sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga kêu gọi người nhiễm nCoV thể nhẹ tự cách ly và điều trị tại nhà, chỉ bệnh nhân nặng hoặc có nguy cơ trở nặng mới nên nhập viện.
Thay đổi trong chiến lược ứng phó Covid-19 này được chính phủ Nhật Bản đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu giường bệnh do biến chủng Delta tiếp tục lây lan nhanh chóng khắp nước Nhật. Tuy nhiên, việc thay đổi khuyến cáo khiến một số người Nhật lo ngại về nguy cơ số ca tử vong tăng cao.
Nhật đang áp dụng tình trạng khẩn cấp cho thủ đô Tokyo, đảo Okinawa và 4 tỉnh đến hết tháng 8.
Tại Đông Nam Á , các điểm nóng như Indonesia, Thái Lan và Malaysia vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới gia tăng, khi biến thể Delta lây lan mạnh.
Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 3.496.700 ca nhiễm, tăng 33.900, trong đó 98.889 người chết, tăng 1.598. Nước này đã gia hạn lệnh hạn chế đi lại thêm một tuần, trong khi quan chức Indonesia cho biết chính phủ đặt mục tiêu mở cửa dần nền kinh tế từ tháng 9.
Philippines , vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 1.612.541 ca nhiễm và 28.141 ca tử vong, tăng lần lượt 6.879 và 48 ca. Lệnh giới nghiêm ban đêm tại thủ đô Manila sẽ được kéo dài thêm hai tiếng, bắt đầu từ 20h hàng ngày thay vì 22h như trước đó.
Giới chức cũng triển khai cảnh sát đến các điểm giám sát phong tỏa quanh thủ đô nhằm hạn chế hoạt động ra vào Manila. Toàn bộ thủ đô Manila và các khu vực lân cận với tổng cộng 13 triệu dân sẽ tiếp tục bị phong tỏa từ ngày 6-20/8.
Dân Mỹ "chóng mặt" vì biến chủng Delta
Diễn biến dịch Covid-19 thay đổi "chóng mặt" do sự xuất hiện của biến chủng Delta nguy hiểm đã khiến chính quyền Mỹ liên tục đưa ra các cảnh báo và chúng khiến nhiều người Mỹ cảm thấy bị "rối loạn".
Biến chủng Delta đang đe dọa thành quả chống dịch của Mỹ (Ảnh: AFP).
Sau khi lên nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ với những thành tựu chống dịch ấn tượng. Vài tháng trước, ông từng tự tin rằng cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ đã sắp được kiểm soát. Tuy nhiên, Mỹ hiện đang phải đối mặt với những diễn biến và thay đổi đầy phức tạp gần đây.
Biến chủng nguy hiểm Delta xuất hiện, những nghiên cứu khoa học mới về Delta được công bố đang gây ra những nhiễu loạn về mặt thông tin khi chính quyền liên tục đưa ra các cảnh báo bám sát diễn biến của dịch nhưng lại có xu hướng mâu thuẫn.
"Trong khi chúng ta rất muốn khép lại đại dịch, Covid-19 vẫn chưa buông tha chúng ta, vì vậy cuộc chiến của chúng ta phải kéo dài hơn nữa. Điều này rất khó nhưng chúng ta sẽ đồng hành cùng nhau", Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cảnh báo.
Những diễn biến thời gian qua một lần nữa chứng kiến nỗ lực của các chính quyền trên khắp nước Mỹ bị ảnh hưởng bởi bản chất hỗn loạn của đại dịch. Theo New York Times , thay vì một thông điệp nhất quán, giới chức Mỹ đang đưa ra những thông tin đôi khi khác biệt do sự thay đổi quá nhanh chóng của Covid-19.
Những thông điệp gây bối rối
Tại Louisiana, một trong những bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất, Thống đốc John Bel Edwards ban hành quy định đeo khẩu trang trong nhà, tương tự với San Francisco và 6 hạt ở khu vực Vịnh tại California. Tuy nhiên, tại thành phố New York, Thị trưởng Bill de Blasio không đưa ra quy định này, dù nó phù hợp với chỉ dẫn của CDC.
Vào tháng 5, CDC Mỹ cho biết, những người đã tiêm chủng Covid-19 không cần mang khẩu trang ở trong nhà cũng như ngoài trời. Tuy nhiên, tuần trước, CDC bất ngờ thay đổi lại thông báo, một lần nữa khuyến nghị tất cả mọi người - dù đã tiêm chủng hay chưa tiêm chủng - nên đeo khẩu trang trong nhà ở những khu vực mà mầm bệnh đang lây lan nhanh.
Vài ngày sau đó, một tài liệu của CDC được hé lộ cho thấy nguyên nhân của việc thay đổi này: Chủng Delta dễ lây lan như thủy đậu và lây cho cả người đã tiêm chủng. Điều này đặt những người chưa tiêm vắc xin vào nguy hiểm và gây ra mối đe dọa rằng có sự lây lan rộng của mầm bệnh hiện tại có thể khiến xuất hiện biến chủng mới có khả năng "né" vắc xin.
"Chủng Delta khác với các biến thể khác. Tôi biết đây là thông tin gây thất vọng và tôi chia sẻ sự thất vọng này", bà Walensky cho biết.
Một quan chức cấp cao giấu tên ngày 2/8 thừa nhận rằng, nhiều người Mỹ cảm thấy lúng túng vì phải tiếp nhận luồng thông tin đôi khi mâu thuẫn và khó hiểu từ chính quyền.
Một nguồn tin khác nói rằng, ông Biden sẽ có bài phát biểu toàn quốc vào cuối tuần này, nhằm nhấn mạnh lại các điểm mấu chốt: "Vắc xin an toàn và hiệu quả. Lý do mà người đã tiêm chủng phải đeo khẩu trang trở lại là vì còn quá nhiều người chưa tiêm chủng. Vì vậy, người Mỹ cần phải tiêm chủng và kêu gọi những người xung quanh mình có hành động tương tự".
"Những điều không thay đổi chính là việc cần phải tiêm chủng và khẩu trang có hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người", chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Carlos del Rio từ đại học Emory (Mỹ) nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông del Rio cho rằng, CDC hồi tháng 5 có thể đã có hành động chưa hoàn toàn chuẩn xác khi khuyến cáo người đã tiêm chủng không cần đeo khẩu trang. Động thái này không sai về mặt khoa học, nhưng nó đã khiến nhiều người bỏ khẩu trang, cũng khiến các bang, địa phương, doanh nghiệp bán lẻ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang. Đây có thể là một trong những nguyên nhân góp phần vào sự lây lan của chủng Delta.
Sau đó, khi CDC đưa ra khuyến cáo người đã tiêm chủng vẫn phải đeo khẩu trang ở những khu vực mầm bệnh đang lây lan nhanh, điều này khiến cho các lãnh đạo bang và địa phương phải đảo ngược quyết định trước đó, và khiến người dân bối rối.
Thêm vào đó, sau khi CDC đưa ra khuyến cáo về khẩu trang, Nhà Trắng lại có động thái mâu thuẫn, khi yêu cầu các nhân viên liên bang chưa tiêm chủng phải đeo khẩu trang ở nơi làm việc, nhưng lại không bắt buộc những người đã tiêm chủng làm như vậy.
Hàng loạt câu hỏi chưa có lời đáp
Diễn biến nhanh chóng của dịch bệnh đe dọa tới thành tựu chống dịch của Mỹ thời gian qua (Ảnh: Reuters).
Vấn đề khẩu trang chỉ là một trong hàng loạt câu hỏi được người dân đặt ra: Liệu họ có thể ăn trong nhà hàng hay quán bar? Các sự kiện thể thao sẽ ra sao? Trẻ em có nên đeo khẩu trang khi tới trường vào tháng 9 hay không? Đã có vắc xin cho trẻ em đã có hay chưa và chúng có bắt buộc phải tiêm chủng hay không? Chính xác là mọi người đang sợ hãi điều gì? Mọi người nên làm gì?
Những câu hỏi trên vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Mối đe dọa với những người khác nhau là khác biệt, phụ thuộc vào việc họ tiêm chủng hay chưa, tình trạng dịch bệnh trong cộng đồng họ sống ra sao. Trong khi đó, đại dịch vẫn đang diễn tiến nhanh chóng và thay đổi không ngừng và trở thành thách thức với CDC.
Jen Kates, phó chủ tịch Quỹ Kaiser Family, cho biết CDC phải đối mặt với khó khăn vì các thông điệp của họ là thời gian thực và dữ liệu thay đổi không ngừng. Vì vậy, nó có thể gây ra sự rối loạn và khó hiểu với người dân.
Trong khi đó, chuyên gia del Rio cho rằng, CDC hiện cần phải tập trung vào thông điệp quan trọng nhất là người Mỹ nên đi tiêm chủng, thay vì nói về ca nhiễm "đột phá" - những người đã tiêm chủng đầy đủ mà vẫn mắc Covid-19. Những trường hợp này hiện rất hiếm xảy ra và cách truyền tải về nó có thể gây bối rối cho công chúng thay vì hướng họ về mục tiêu tiêm chủng chủ chốt.
Mỹ: Chủng Delta "lan như cháy rừng", ca Covid-19 vượt mốc 35 triệu Số ca mắc Covid-19 tại Mỹ đã vượt mốc 35 triệu, khi biến chủng Delta vẫn đang bùng phát mạnh tại nước này. Số ca mắc Covid-19 tại Mỹ đang có xu hướng tăng trở lại do biến chủng Delta (Ảnh: Getty). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nước này hiện ghi nhận trung bình khoảng 70.000...