Ca Covid-19 tăng kỷ lục ở Thái Lan, Indonesia
Thái Lan và Indonesia tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày cao kỷ lục, khi biến chủng Delta gây ra đợt bùng phát lớn ở Đông Nam Á.
Giới chức y tế Thái Lan báo cáo hơn 6.200 ca nhiễm mới trong ngày 3/7, mức cao kỷ lục ngày thứ ba liên tiếp. Quốc gia này cũng ghi nhận 41 trường hợp tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên 2.181.
Khoảng 90% trong hơn 271.000 ca nhiễm và 95% trong số gần 2.200 ca tử vong được báo cáo kể từ đầu tháng 4. Riêng tháng 6, quốc gia Đông Nam Á này xác nhận 992 người chết vì Covid-19, gấp 15 lần tổng số ca tử vong trong cả năm 2020.
Số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt và thở máy cũng tăng mạnh trên khắp cả nước trong hai tuần qua. Trung tâm Quản lý Tình hình Covid-19 của Thái Lan cho biết 39% ca nhiễm mới ở Bangkok, 25% ở các tỉnh lân cận thủ đô và 36% ở 71 tỉnh khác. Phó phát ngôn của trung tâm Apisamai Srirangsan nói giới chức Bangkok phải khẩn trương thiết lập các khu cách ly ca nhiễm và thêm giường điều trị cho ca bệnh nặng.
Nhà dịch tễ học Kamnuan Ungchoosak cảnh báo sự xuất hiện của biến chủng Delta có thể khiến số ca tử vong vì Covid-19 ở Thái Lan trong tháng 7 tăng tới 1.400 và thậm chí nhiều hơn trong những tháng tới.
Video đang HOT
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại thủ đô Jakarta, Indonesia hôm 2/7. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, Indonesia hôm nay cũng ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục 27.913, nâng tổng ca nhiễm lên 2.256.851. Vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo 60.027 ca tử vong, sau khi thêm 493 người chết trong ngày 3/7.
Đối mặt với đợt bùng phát tồi tệ nhất châu Á, chính quyền Indonesia đã áp thêm các biện pháp hạn chế mới ở Java và Bali, nhưng giới chức nước này thêm rằng Indonesia dự kiến tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới tăng trong hai tuần tới trước khi các biện pháp phát huy tác dụng.
Các biện pháp kiểm soát mới gồm tăng cường các điểm kiểm soát đi lại, cấm ăn uống tại nhà hàng và các hoạt động thể thao ngoài trời, đồng thời đóng cửa nơi làm việc không thiết yếu. Biện pháp hạn chế sẽ có hiệu lực tới 20/7 và có thể được gia hạn để đưa số ca nhiễm mới hàng ngày xuống dưới 10.000.
Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Moderna
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 2/7, Cơ quan Giám sát thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) đối với vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna có trụ sở tại Mỹ sản xuất.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Indonesia đã cấp EUA cho loại vaccine này sau khi xem xét kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Ủy ban quốc gia giám định vaccine COVID-19 và Nhóm tư vấn kỹ thuật tiêm chủng Indonesia (ITAGI).
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 2/7, người đứng đầu BPOM, bà Penny K Lukito, cho biết đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 5 được cấp giấy phép này tại Indonesia. Theo bà Penny, Moderna là loại vaccine dựa trên công nghệ mRNA đầu tiên nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp tại Indonesia. Loại vaccine này sẽ được Mỹ viện trợ cho Indonesia qua Cơ chế COVAX.
BPOM cho biết vaccine Moderna được đánh giá là an toàn và có hiệu quả tương tự ngừa COVID-19 đối với những người mắc các bệnh lý nền, trong đó có phổi mãn tính, tim, béo phì, tiểu đường, gan, và HIV.
* Trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu số bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, giới chức Thái Lan ngày 2/7 thông báo sẽ đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người già và những người dễ bị tổn thương về mặt y tế. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á ghi nhận số ca tử vong ở mức cao nhất trong 3 ngày liên tiếp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Ban đầu nhà chức trách Thái Lan dự định tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các nhóm này đầu tiên, song sau đó vaccine được chuyển sang tiêm cho công nhân, các cộng đồng có số ca nhiễm lớn và người dân trên đảo Phuket trước khi mở cửa trở lại điểm du lịch này cho khách quốc tế trong tuần này.
Phát biểu với báo giới, quan chức y tế cấp cao Thái Lan Sopon Mekton cho biết từ nay đến cuối tháng 7 sẽ có ít nhất 50% số người già và những người có bệnh lý nền ở nước này được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ước tính hiện có khoảng 17 triệu người thuộc 2 nhóm này, song chỉ có 0,7%, tương đương 83.000 người trên 60 tuổi và 3,1% số người có bệnh lý nền đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, giới chức Thái Lan cũng cảnh báo tình hình dịch bệnh có thể tồi tệ hơn trong bối cảnh biến thể Delta hiện đang lây lan nhanh ở nước này.
Theo ông Kumnuan Ungchusak, cố vấn Bộ Y tế Thái Lan, số người tử vong do COVID-19 có thể lên tới 2.800 người trong tháng 9, tăng 900 người so với tháng trước. Riêng trong ngày 2/7, đã có 61 người không qua khỏi.
Tính đến nay, khoảng 2,8 triệu người trong tổng số trên 66 triệu người dân Thái Lan đã được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Thái Lan dự kiến sẽ nhận được 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca trong tháng này, song cho đến tháng 9 tới, chỉ có khoảng 5 triệu liều được đưa tới Thái Lan mỗi tháng.
Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine Covid-19 Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam sớm tiếp nhận nguồn vaccine để đẩy lùi đại dịch Covid-19. Cam kết được đưa ra trong cuộc điện đàm hôm nay giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan để trao đổi về quan...