Ca Covid-19 tăng cao nhất, Hàn Quốc bùng phát ổ dịch giáo phái
Hàn Quốc ghi nhận kỷ lục gần 4.200 ca mắc Covid-19 trong một ngày, trong đó có ổ dịch liên quan tới giáo phái.
Người dân xét nghiệm Covid-19 tại nơi phát hiện các ca nhiễm liên quan giáo phái ở Cheonan, Hàn Quốc ngày 23/11 (Ảnh: Reuters).
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, nước này đã ghi nhận kỷ lục về số ca nhiễm mới trong ngày, với 4.116 ca mắc Covid-19 hôm 23/11.
Số ca nhiễm mới nâng tổng số người mắc Covid-19 tại Hàn Quốc lên hơn 425.000 trường hợp, trong đó có hơn 3.300 ca tử vong.
Một quan chức ở thành phố Cheonan, phía nam thủ đô Seoul cho biết, ít nhất 241 ca nhiễm mới có liên quan tới một giáo phái tại nhà thờ ở thành phố Cheonan.
“Chúng tôi tin rằng ổ dịch này có quy mô lớn”, thông báo của KDCA cho biết.
Video đang HOT
Khoảng 90% thành viên của giáo phái chưa tiêm vaccine Covid-19 và phần lớn tiếp xúc chặt chẽ với nhau thông qua sinh hoạt chung.
Quan chức thành phố Cheonan cho biết, nhiều thành viên trong giáo phái là người già trên 60 tuổi và chưa được tiêm chủng. Chỉ 17 trong số 241 ca nhiễm liên quan tới giáo phái được xác nhận đã tiêm vaccine.
“Tôi cho rằng chính tư tưởng chống chính phủ của nhà thờ đã khiến các tín đồ từ chối tiêm vaccine”, quan chức Cheonan nói, đồng thời cho biết thị trấn nơi có ổ dịch đã bị phong tỏa.
Tuy nhiên, KDCA cho biết không thể xác định chính xác vì sao có nhiều người chưa được tiêm chủng như vậy, vì người già và những người có bệnh nền không nằm trong diện bị cấm tiêm. Nhà thờ bắt đầu hoạt động từ đầu những năm 1990 và mở rộng quy mô từ đó đến nay.
Mặc dù số ca mắc Covid-19 tại giáo phái ở Cheonan chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số ca nhiễm trên cả nước, nhưng đây được xem là ổ dịch có mật độ ca nhiễm cao.
Năm ngoái, ổ dịch tại giáo phái Tân Thiên Địa cũng làm “chao đảo” Hàn Quốc với 5.227 ca nhiễm được ghi nhận liên quan tới 310.000 tín đồ sau một một buổi lễ ở thành phố Daegu.
Hàn Quốc tháng này bắt đầu chuyển sang chiến lược “sống chung với Covid-19″ nhằm dỡ bỏ các quy định cứng nhắc về giãn cách xã hội và mở cửa đất nước trở lại, sau khi đạt được các mục tiêu tiêm chủng vào tháng trước. Tuy nhiên, số ca nhiễm tại nước này cũng bắt đầu tăng mạnh.
KDCA cho biết Hàn Quốc có thể triển khai kế hoạch khẩn cấp nếu tỷ lệ bệnh nhân sử dụng giường điều trị tích cực trên cả nước vượt quá 75%, hoặc tùy thuộc vào đánh giá rủi ro liên quan tới tình trạng quá tải của hệ thống y tế, số lượng bệnh nhân cao tuổi và tỷ lệ tiêm mũi vaccine tăng cường.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ghi nhận các ca mắc Covid-19 sau khi dịch xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2019. Cho đến nay, Hàn Quốc đã tiêm chủng đầy đủ 79,1% trong số 52 triệu dân, trong đó có 4,1% đã được tiêm mũi tăng cường.
Nguy cơ lây nhiễm ngày càng gia tăng kể từ khi Hàn Quốc nới lỏng giãn cách xã hội trong bối cảnh đạt tỉ lệ tiêm chủng cao. Tuy vậy, Hàn Quốc vẫn cho phép học sinh trở lại trường học và tham gia các lớp học trực tiếp từ ngày 22/11. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang vẫn tiếp tục được thực hiện.
Hàn Quốc yêu cầu lắp đặt máy quay giám sát trong phòng mổ
Các nhà lập pháp Hàn Quốc vào ngày 31/8 đã bỏ phiếu về dự luật yêu cầu bệnh viện lắp máy quay giám sát trong phòng phẫu thuật.
Động thái này diễn ra sau nhiều vụ việc nhân viên không đủ trình độ tiến hành phẫu thuật gây hậu quả chết người.
Một phòng mổ tại viện thẩm mỹ ở Cheonan (Hàn Quốc). Ảnh; Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết đây là lần đầu tiên một quốc gia phát triển yêu cầu lắp đặt máy quay giám sát (CCTV) ghi lại quá trình phẫu thuật.
Một trong những vụ việc được biết đến nhiều nhất tại Hàn Quốc là trường hợp của sinh viên Kwon Dae-hee, tử vong vì xuất huyết tại Seoul tháng 10/2016 sau 49 ngày hôn mê. Kwon Dae-hee rơi vào tình trạng này sau lần phẫu thuật xương quai hàm.
Mẹ của Kwon Dae-hee là bà Lee Na-geum đã xem lại đoạn video thời lượng hơn 7 tiếng đồng hồ từ máy quay giám sát về quá trình phẫu thuật của con trai. Đoạn video đã chứng minh được cuộc phẫu thuật do một điều dưỡng không đủ trình độ chuyên môn và một bác sĩ thực tập tiến hành, không phải do bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ chính như cam kết.
Bà Lee Na-geum chia sẻ: "Tôi hy vọng rằng sự thật có thể được tiết lộ với những gia đình có người thân qua đời trên bàn mổ nhờ video từ máy quay giám sát và sẽ có không còn những cái chết oan nữa".
Với đoạn video làm bằng chứng, bà Lee Na-geum đã kiện bệnh viện cùng bác sĩ phẫu thuật chính. Ông này bị kết án ngộ sát và 3 năm tù.
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để sửa đổi bổ sung Đạo luật Dịch vụ Y tế yêu cầu lắp đặt máy quay giám sát trong phòng mổ, chủ yếu nhằm ngăn ngừa nguy cơ bác sĩ chuyển công việc cho nhân viên không đủ chuyên môn thực hiện phẫu thuật.
Tuy nhiên, đội ngũ bác sĩ tại Hàn Quốc đã ngăn chặn điều này. Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) có 140.000 thành viên và họ cho rằng việc lắp đặt máy quay giám sát là suy giảm lòng tin đối với đội ngũ bác sĩ đồng thời vi phạm quyền riêng tư của bệnh nhân.
Tuy nhiên, một bộ phận bác sĩ lại ủng hộ chính phủ thực hiện yêu cầu này nhằm giảm nguy cơ xảy ra những sự cố trong quá trình phẫu thuật.
Ủy ban Nhân quyền và Chống tham nhũng ở Hàn Quốc trong tháng 6 đã thực hiện khảo sát với 13.959 người dân và thu được kết quả 97,7% ủng hộ lắp đặt máy quay giám sát trong phòng mổ.
Gia tăng ca mắc COVID-19, Hàn Quốc áp đặt quy định phòng dịch mới Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới theo ngày có xu hướng gia tăng, Hàn Quốc sẽ cấm ăn uống tại các cơ sở tập trung đông người. Quy định sẽ được áp dụng tại các cơ sở tụ tập đông người như sân vận động, thư viện, bảo tàng, quán karaoke, phòng tắm hơi công...