Ca Covid-19 nhập cảnh lậu ở TP HCM: Không lây cho cộng đồng, nhưng có mối lo khác lớn hơn
Chuyên gia đánh giá ca Covid-19 nhập cảnh lậu ở TP HCM không có nguy cơ lây cho cộng đồng. Nhưng nếu có những trường hợp tương tự không được phát hiện sớm, đó có thể là nguồn tạo ra các chuỗi lây nhiễm “mất dấu F0″.
Tối qua, Bộ Y tế công bố 18 bệnh nhân Covid-19 mới, trong đó bệnh nhân số 912 là người Trung Quốc nhập cảnh lậu vào Việt Nam, có lịch trình di chuyển phức tạp trước đó khiến nhiều người dân lo lắng nguy cơ ca bệnh này làm lây bệnh trong cộng đồng trước khi bị bắt và cách ly.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), dựa vào lịch trình của bệnh nhân với 3 lần âm tính với SARS-CoV-2 trước khi “chuyển dương”, có thể yên tâm anh ta chưa kịp lây cho ai trên chuyến xe vào TP HCM cũng như ở các nơi lẩn trốn trước khi bị bắt và cách ly.
Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, nơi bệnh nhân Covid-19 số 912 đang được cách ly và điều trị (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)
Theo lịch trình Bộ Y tế công bố trước đó, bệnh nhân 912 (27 tuổi) nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc qua biên giới phía Bắc Việt Nam. Từ 27 đến 29-7, bệnh nhân đi ôtô vào TP HCM. Ngày 30-7, bệnh nhân được phát hiện, đưa cách ly, kết quả xét nghiệm trên các mẫu ngày 30-7, 3-8 và 6-8 đều âm tính. Nhưng đến khi xét nghiệm lần 4 trên mẫu ngày 12-8, kết quả dương tính.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh khẳng định suốt quãng thời gian từ ngày 6-8 (ngày lấy mẫu cho kết quả âm tính cuối cùng) trở ngược về trước, bệnh nhân này chưa thể phát tán virus cho dù đã nhiễm bệnh. Bởi virus khi đi vào cơ thể chưa thể phát tán ngay, lây ngay cho người khác, mà cần thời gian để nhân lên.
Dạng xét nghiệm RT-PCR mà TP HCM áp dụng là để tìm con virus trong dịch phết mũi họng của bệnh nhân. PCR âm tính, tức trong họng chưa có virus, chưa phát tán. Khi PCR dương tính, bệnh nhân mới bắt đầu có khả năng lây cho người khác, không phụ thuộc vào việc họ đã bắt đầu ho, sốt… hay chưa.
Về mối lo “thời gian ủ bệnh dài bất thường”, bác sĩ Khanh cho biết không có căn cứ. Nên nhớ, bệnh nhân này không được lấy mẫu trong các ngày từ 7 đến 11-8, vì vậy có thể anh ta đã dương tính từ ngày 7-8, nhưng không lấy mẫu nên chưa phát hiện.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh ca này không lây cho ai thì không hẳn là yên tâm, chủ quan. Ca bệnh này nhắc nhở chúng ta rằng nguồn lây xung quanh còn nhiều, nguy hiểm nếu không kiểm soát nhập cảnh lậu.
“Các ca nhập cảnh lậu không được phát hiện sớm có thể trở thành nguồn gốc của các chuỗi lây nhiễm “mất dấu F0″ mà chúng ta lo sợ: đến khi có các F1, F2 bệnh nặng, vào bệnh viện thì có khi F0 đã hết bệnh từ lâu, không thể xác định nữa”, bác sĩ Khanh cảnh báo.
Quyền Bộ trưởng Y tế: Hạn chế thăm nuôi, đừng để vì 1 ca mà phong tỏa cả viện
Quyền Bộ trưởng Y tế khuyến cáo người dân hạn chế thăm nuôi, hạn chế khám chữa bệnh định kỳ, đừng để vì 1 ca nhiễm virus corona mà phong tỏa cả bệnh viện.
Ngày 5/8, tại cuộc họp giao ban định kỳ với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Nguyễn Thanh Long cảnh báo, dịch lần này khó khăn hơn nhiều so với những lần trước, do tốc độ lây lan nhanh hơn và xuất hiện nhiều ca bệnh tại cộng đồng, gia đình.
Đây chính là thử thách lớn đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải khẩn trương, quyết liệt và nhanh chóng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm lúc này đó là kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long. (Ảnh: Bộ Y tế).
Từ tình hình trên, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trên toàn quốc khuyến cáo người dân hạn chế thăm nuôi, hạn chế khám chữa bệnh định kỳ mà có thể chuyển về y tế cơ sở. Để làm được điều này, các cơ sở y tế cũng phải thực hiện được phân luồng phân tuyến trong cơ sở khám chữa bệnh.
"Đừng để chỉ một bệnh nhân mà phải phong toả cả bệnh viện. Phải phân luồng phân tuyến thì lúc đó, chỉ có khu vực đó mới áp dụng triệt để biện pháp phòng lây nhiễm", ông Long nhấn mạnh.
Ngoài ra, các đơn vị y tế cũng cần bảo vệ những điểm yếu nhất trong cơ sở y tế như: khoa Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Thận nhân tạo, các khoa can thiệp hay các trường hợp ung thư giai đoạn cuối... Các cơ sở y tế phải coi đây là điểm bảo vệ cốt tử. Bởi nếu dịch lây lan vào những điểm này, trường hợp người bệnh bị tử vong sẽ cao.
Người đứng đầu ngành Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế thiết lập nhiều vòng bảo vệ. Trong đó, quan trọng nhất là phải bảo vệ được các khoa, phòng như trên. Tại các khu vực đó, không cho thăm nuôi, phải chăm sóc bệnh nhân toàn diện.
Tại buổi giao ban, GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ cần rà soát xem có bao nhiêu cơ sở y tế có năng lực xét nghiệm, đặc biệt là phương pháp PCR.
"Tôi yêu cầu Viện Pastuer TP.HCM hỗ trợ các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong công tác xét nghiệm, tăng cường tập huấn cho đội ngũ làm công tác xét nghiệm, lấy mẫu.
Ngoài ra lưu ý các địa phương không chờ thẩm định về năng lực xét nghiệm. Các đơn vị có con người, có trang thiết bị và đủ tiêu chuẩn phòng an toàn sinh học cấp 2, chỉ cần thẩm định trong trường hợp đơn vị đó muốn công bố ca dương tính", ông Long nhấn mạnh.
Video: Kịch bản nào cho cuộc chiến chống COVID-19 mới?
Phòng chống COVID 19, Cần Thơ 'đi từng ngõ, gõ từng nhà' Sở Y tế Cần Thơ cho biết, hiện thành phố thực hiện giám sát dịch tễ trên địa bàn với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà", rà soát, kiểm tra người trong cộng đồng, dân cư... những người từng đến Đà Nẵng từ ngày 5/7 và hiện đang có mặt tại Cần Thơ. Ngày 2/8, UBND TP Cần Thơ tổ chức...