Ca COVID-19 nặng nhất ở Hải Dương cai máy thở, tập đi lại
Nam bệnh nhân 60 tuổi từng lâm tình trạng nguy kịch hiện cai máy thở và tập đi lại dưới sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Thông tin từ Bệnh viện dã chiến số 2 (Hải Dương), tình trạng sức khoẻ của nam bệnh nhân 60 tuổi mắc COVID-19 nặng đang điều trị tại đây dần hồi phục. Bệnh nhân qua cơn nguy hiểm, cai máy thở và có thể tập đi dưới sự giúp đỡ của các nhân viên y tế.
Bệnh nhân đang tập đi dưới sự giúp đỡ của các nhân viên y tế. (Ảnh: Bộ Y tế)
Bệnh nhân này là trường hợp F2 của ca COVID-19, tự cách ly tại nhà. Báo cáo cho thấy, từ mùng 1 Tết bệnh nhân sốt. Mùng 3 bệnh nhân đi khám tại TTYT thị xã Kinh Môn và về uống thuốc tại nhà. Ngày 17/2, bệnh nhân sốt cao kèm khó thở, bệnh nhân đã vào TTYT Kinh Môn làm xét nghiệm COVID-19 và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trưa 18/2, bệnh nhân được sang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 – ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Quá trình điều trị, diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân rất nhanh, đến trưa 19/2, bệnh nhân chuyển vào ICU (chăm sóc đặc biệt), phải thở máy xâm nhập, tiên lượng tình trạng rất nặng. Các chuyên gia hàng đầu của Tiểu ban Điều trị hội chẩn Quốc gia về tình trạng sức khỏe của nam bệnh nhân ngày 19/2. Sau 3 ngày hội chẩn và các bác sĩ điều trị tích cực.
Ngoài ca bệnh này, các bệnh nhân mắc COVID-19 khác đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 cũng có sức khoẻ tiến triển rất tốt. Trước đó, khu vực hồi sức của bệnh viện điều trị 8 bệnh nhân nặng, nhưng đến nay một số có sức khỏe tiến triển tốt, kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV nên được chuyển về khu điều trị bệnh nhân âm tính.
Video đang HOT
Tính đến ngày 24/2, Bệnh viện dã chiến số 2 đang điều trị cho 298 bệnh nhân COVID-19, trong đó 61 người khỏi bệnh.
8 lần xét nghiệm vẫn dương tính COVID-19: Có bất thường?
Không có triệu chứng bệnh, nhưng sau 16 ngày điều trị, bệnh nhân 1.440 (nam, 32 tuổi, nhập cảnh lậu cùng nhóm 8 người, ở Vĩnh Long) sau 8 lần xét nghiệm vẫn dương tính với COVID-19, điều này có bất thường?
Bệnh nhân 1.440 - Ảnh: FBNV
Dương tính kéo dài gần... 4 tháng
Bác sĩ Vũ Minh Điền (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết trước đây cũng có nhiều bệnh nhân gặp tình trạng dương tính kéo dài. Thậm chí có trường hợp phải xét nghiệm tới 15 lần trong suốt quá trình điều trị.
Hay như bệnh nhân N.T.D. ở Vĩnh Phúc (một trong số ca bệnh COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam), tổng thời gian có xét nghiệm cho kết quả dương tính kéo dài tới gần... 4 tháng.
Những trường hợp này bệnh nhân đã âm tính, về nhà rồi lại dương tính phải trở lại bệnh viện. Gần đây có một ca bệnh đã âm tính và về nhà hơn 2 tháng nhưng khi bệnh nhân sốt, vào viện xét nghiệm lại, có kết quả dương tính.
Điểm khác biệt của các bệnh nhân này với ca bệnh 1.440 là bệnh nhân được điều trị ổn định, có xét nghiệm âm tính và được về nhà rồi lại dương tính.
Lý do tái dương tính được giải thích là do một gen của virus đã "trốn" vào tế bào bạch cầu nào đó và đến một thời điểm đoạn gen ấy lại lộ ra, khi xét nghiệm (kỹ thuật Realtime PCR) lại nhận mặt được đoạn gen.
Nhưng khi nuôi cấy virus ở những bệnh nhân này thì thấy virus không mọc lại, chứng tỏ virus đã chết, không gây tình trạng lây lan.
Riêng trường hợp bệnh nhân 1.440, trong 16 ngày thực hiện 8 xét nghiệm, bệnh nhân vẫn ở bệnh viện, đang thực hiện điều trị bình thường và kết quả điều trị đều dương tính.
"Các thuốc thải loại virus hiện nay đều chưa đặc hiệu, kết quả điều trị còn phụ thuộc vào miễn dịch của bệnh nhân, nếu miễn dịch tốt, thời gian thải loại virus nhanh hơn và ngược lại" - bác sĩ Điền lý giải.
Mặt khác, theo thống kê của Bộ Y tế, có đến khoảng 60% bệnh nhân COVID-19 không có biểu hiện lâm sàng, những trường hợp này rất dễ làm lây lan nếu không được phát hiện bệnh sớm.
Thêm bệnh nhân biến chứng "cơn bão cytokine"
Bệnh nhân nặng nhất hiện nay đã có tiến triển tốt. Cách đây 5 ngày, tổ chuyên gia hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng của Bộ Y tế đã hội chẩn để điều trị tích cực cho bệnh nhân 1.465 (61 tuổi) từ Mỹ về và đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.
Bệnh nhân 1.465 gặp biến chứng "cơn bão cytokine" - tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh, dẫn đến phổi đông đặc, suy tim, rét run..., tình trạng tương tự như bệnh nhân phi công người Anh điều trị ở TP.HCM trước đây.
Thời điểm đó phổi bệnh nhân suy giảm mạnh chức năng, có thời điểm suy giảm đến 75%, các bác sĩ phải cho thở máy, suy nghĩ nếu tiến triển xấu hơn có thể phải sử dụng ECMO (thiết bị tim phổi ngoài cơ thể).
Rất may mắn là sau 5 ngày điều trị kể từ phiên hội chẩn, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 11-1, phó trưởng khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Đồng Phú Khiêm cho biết hiện bệnh nhân đã ổn hơn, tiến triển tốt hơn nhiều, không phải chuyển sang ECMO.
WHO điều tra nguồn gốc virus gây COVID-19
Ngày 11-1, Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc thông báo từ ngày 14-1, một nhóm 10 nhà khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ có chuyến công tác đến Trung Quốc đại lục để điều tra nguồn gốc của virus corona gây bệnh COVID-19.
Trong một tuyên bố, ủy ban trên cho biết nhóm nhà khoa học của WHO sẽ tiến hành cuộc nghiên cứu chung với các nhà khoa học Trung Quốc về nguồn gốc virus corona.
Các chuyên gia WHO sẽ phải cách ly trong 2 tuần sau khi nhập cảnh Trung Quốc, sau đó sẽ đến thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc - nơi virus nguy hiểm trên lần đầu tiên được phát hiện hồi cuối năm 2019.
Thêm một ca mắc mới COVID-19 điều trị tại TPHCM Tối 11/1 Bộ Y tế cho biết có thêm 1 ca mắc mới COVID-19 nhập cảnh được cách ly ngay tại TPHCM. Cụ thể: Bệnh nhân 1515 (BN1515): nam, 57 tuổi, là chuyên gia quốc tịch Ba Lan. Bệnh nhân từ Qatar nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay QR970 ngày 9/1, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh...